Liên Minh SVN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Liên Minh SVN

Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam
 
CổngCổng  Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  Sách HiếmSách Hiếm  TiViTiVi  Diễn Đàn Liên KếtDiễn Đàn Liên Kết  
--------------------------------------- Lực Lượng Dân Tộc Cực Đoan Việt Nam -------------------------- Cộng sản hay không cộng sản ? Chúng tôi là những người yêu nước luôn muốn chống lại những thế lực phá họai một đất nước tự do ! Trả thù lại những gì bọn ngọai bang đã gây ra cho đất nước chúng ta ! Thù hận những kẻ thù đã gây ra tang thương cho dân tộc giống nòi việt nam ! Luôn mong muốn trả thù cho dân tộc !
Cộng sản hay không, một lực lượng đã thành công đánh đuổi được thực dân, mang lại độc lập và thống nhất cho đất nước mà là “Việt Gian”, vậy thì tổ chức tôn giáo của những người Việt hoàn toàn lệ thuộc ngoại bang, đi làm tay sai cho thực dân Pháp để đưa nước nhà vào vòng nô lệ thì gọi là gì ? Là những người “yêu nước” hay sao?
Có bao giờ chúng ta đặt một câu hỏi cho chính chúng ta, những người quốc gia, là nếu những điều chúng ta viết ở hải ngoại trong những chiến dịch “tố Cộng” là đúng, thì làm sao CS có thể thắng trong cả hai cuộc chiến?

 

 Tại Hà Nội, Hoa Kỳ thách thức Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông

Go down 
Tác giảThông điệp
ThanhKhoa
Đại TướngĐại Tướng
ThanhKhoa


Giáo Sĩ
Chức Vụ Tổng Tư Lệnh
Tại Hà Nội, Hoa Kỳ thách thức Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông  Admin
Hạng Nhất
Tiền Đồng : 2147483647
Tổng số bài gửi : 227
Gia nhập : 29/05/2010
Phương châm : Tiền và Tiền

Tại Hà Nội, Hoa Kỳ thách thức Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tại Hà Nội, Hoa Kỳ thách thức Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông    Tại Hà Nội, Hoa Kỳ thách thức Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông  Empty1/8/2010, 20:17

Nghiên cứu và đối thoại |

Tại Hà Nội, Hoa Kỳ thách thức Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông
Trọng Nghĩa
đăng ngày 27/07/2010


Tại Hà Nội, Hoa Kỳ thách thức Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông  Hk01
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
(Reuters)

Phát biểu vào hôm nay (23/07/2010) trước Diễn Đàn An Ninh Khu vực ASEAN (ARF), Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhấn mạnh đến quyền tự do lưu thông trên Biển Đông. Trong tình hình Trung Quốc vừa xác định khu vực này là "vùng quyền lợi quốc gia thiết thân" của họ, tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ được cho là một thách thức của Washington đối với Bắc Kinh.

Theo hãng tin AFP, tại Diễn Đàn An Ninh Khu vực, bà Clinton đã xác định một số yếu tố được Hoa Kỳ xem là "lợi ích quốc gia" của mình, bao gồm : "Quyền tự do hàng hải, quyền tiến vào các vùng biển chung của châu Á, và sự tôn trọng luật lệ quốc tế tại khu vực Biển Đông". Trong bối cảnh đó, Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi “tôn trọng quyền lợi của cộng đồng quốc tế’’ trong hồ sơ Biển Đông.

Về các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, cụ thể là các hòn đảo hay mỏm đá lớn nhỏ trong vùng, bà Hillary Clinton nhắc lại lập trường cố hữu của Mỹ là không bênh phía nào. Thế nhưng theo bà, Hoa Kỳ chống lại việc đe dọa dùng võ lực và hy vọng là các bên tìm ra được một giải pháp ngoại giao cho vấn đề.

Trong lãnh vực này, Ngoại trưởng Mỹ khẳng định là việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển phía Nam Trung Quốc là một "ưu tiên ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ", và Washington sẵn sàng hậu thuẫn cho các sáng kiến hay biện pháp tạo niềm tin giữa các bên tranh chấp.

Theo các nhà phân tích, dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng tuyên bố của bà Hillary Clinton chắc chắn sẽ không làm Bắc Kinh hài lòng vì đánh thẳng vào chiến lược Biển Đông mà Trung Quốc nêu lên trong thời gian gần đây. Khái niệm "lợi ích quốc gia" mà Ngoại trưởng Mỹ nêu lên vào hôm nay tại Hà Nội là một cú phản công chống lại với quyết định của Trung Quốc nâng vị trí Biền Đông thành "vùng quyền lợi quốc gia thiết thân" của họ.

Trong nhiều thập niên qua, Trung Quốc đã không ngần ngại dùng võ lực chiếm đóng một số hòn đảo của các nước khác tại vùng Biền Đông, mà cụ thể là quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 tranh chấp với Việt Nam, một vài hòn đảo khác cũng của Việt Nam tại vùng Trường Sa vào năm 1988, sau đó là đảo Vành Khăn (Mischief Reef) vào năm 1995, trước đó do Philippines kiểm soát.

Trong những năm gần đây, lợi dụng sức mạnh kinh tế của mình, Bắc Kinh không ngừng gia tăng tiềm năng quân sự, đặc biệt là hải quân, và sẵn sàng dùng sức mạnh để buộc các nước khác chấp nhận đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. Các ngư dân Việt Nam đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa liên tiếp là nạn nhân của đường lối mới này của Bắc Kinh.

Trung Quốc không muốn quốc tế hoá vấn đề Biển Đông

Cho dù không ngần ngại chèn ép các nước có tranh chấp chủ quyền với họ, nhưng cho đến nay, Bắc Kinh luôn luôn tìm cách tránh không cho vấn đề này trở thành đa phương, mà chủ trương giải quyết tranh chấp với từng nước riêng lẻ. Để tránh không cho vấn đề Biển Đông bị ‘’quốc tế hóa’’ nhân hội nghị ASEAN lần này, theo các nguồn tin báo chí, trong những ngày qua, Trung Quốc đã cố gắng gây sức ép để hồ sơ không được nêu lên công khai trước diễn đàn.

Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ vào hôm nay ở Hà Nội trên vấn đề Biển Đông là một dấu hiệu cho thấy là Trung Quốc đã thất bại trong cố gắng nhận chìm hồ sơ này. Hãng AFP ghi nhận là trong cuộc họp vào hôm nay, tranh cãi về vấn đề Biển Đông đã diễn ra hết sức sôi nổi.

Theo một số nhà quan sát, đó cũng có thể được xem là một thắng lợi ngoại giao của nước chủ nhà Việt Nam, muốn vấn đề được nêu bật. Nhật báo Mỹ New York Times nhận xét : "Chiến lược của Việt Nam là “quốc tế hóa” cuộc tranh chấp ở Biển Đông bằng cách lôi kéo nhiều nước khác vào cuộc và buộc Bắc Kinh phải đàm phán trong các diễn đàn đa phương. Tuyên bố của bà Clinton theo đó Hoa Kỳ sẵn sàng đóng một vai trò là một thắng lợi đáng kể của Việt Nam”.

Dẫu sao thì khi Trung Quốc bắt đầu công khai cho thấy tham vọng của họ, công bố bản đồ đòi hỏi chủ quyền trên 80% vùng Biển Đông, lao vào thách thức hải quân Mỹ trong khu vực, và nhất là coi Biển Đông là vùng quyền lợi quốc gia thiết thân, thì hồ sơ Biển Đông đã mặc nhiên không còn giới hạn trong khu vực.

Như chuyên gia Úc Carl Thayer được hãng tin Đức DPA trích dẫn đã nhận đinh, Trung Quốc đã dùng ảnh hưởng của họ vói một vài nước Asean để ngăn không cho nêu vấn đề này (ở Diễn Đàn ARF), nhưng không ngăn được Mỹ.



Tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc tăng tốc

Mai Vân / RFI



Tại Hà Nội, Hoa Kỳ thách thức Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông  Hk02






Tàu ngầm và chiến hạm Trung Quốc tham gia cuộc thao diễn hải quân quốc tế ngày 24/04/2009 ngoài khơi Thanh Đảo, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc. - REUTERS/Guang Niu

Quyết định của Bắc Kinh đặt Biển Đông vào diện "quyền lợi quốc gia thiết yếu", thể hiện một tham vọng độc chiếm khu vực được mệnh danh là « Vịnh Ba Tư của Châu Á ». Hành động này trực tiếp xâm phạm lợi ích quốc gia của nhiều nước Đông Nam Á, và thách thức Hoa Kỳ nhưng Trung Quốc vẫn tiến hành vì Biển Đông đã trở thành cần thiết và Bắc Kinh tự cho rằng đã đủ khả năng khống chế.

Trong bài phân tich ngày 13/07/2010 mang tựa đề ‘’Full steam ahead for China’s territorial ambitions’’, Peter Hartcher, biên tập viên quốc tế của nhật báo Úc Sydney Morning Herald phân tích các yếu tố thúc đẩy tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Quyết định về Biển Đông là yếu tố mới nhất trong một loạt những hành động gần đây nhằm thực hiện chủ thuyết mới về Hải quân của Bắc Kinh. Điều được tác giả nêu bật là thái độ của Trung Quốc coi thường phản ứng quá yếu ớt của các nước Đông Nam Á, và trong tình hình quyền lợi của Mỹ cũng bị đụng chạm, Hoa Kỳ sẽ phải gánh vác trách nhiệm tìm ra giải pháp. RFI xin hân hạnh được chuyển dịch bài viết này để quý vị độc giả tham khảo.

Trong một câu châm ngôn nổi tiếng, cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình kêu gọi đồng hương của mình "che giấu vẻ hào nhoáng để chờ thời". Đó là cách đây hơn 20 năm. Giờ đây, dường như giới lãnh đạo Trung Quốc đã hoàn tất việc chờ thời.

Với chủ trương định nghĩa lại một cách quyết đoán vị trí của mình trên thế giới, Trung Quốc đã đặt biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) vào diện "quyền lợi quốc gia thiết yếu", tức là nơi mà không ai khác có thể đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ - tương tự như Đài Loan và Tây Tạng. Trung Quốc đã vạch một đường màu đỏ trên bản đồ châu Á và thách thức bất cứ ai vượt qua.

Điều này đã đẩy Trung Quốc vào thế xung đột trực tiếp với các đòi hỏi của năm nước láng giềng, và thách thức vai trò thống trị của Hải quân Mỹ trên vùng biển. Một phần ba của tất cả hàng hóa chuyển vận bằng đường thủy đều đi qua vùng biển mà giờ đây Trung Quốc tuyên bố độc quyền, giáp Đài Loan ở phía bắc, Việt Nam ở phía tây, Philippines ở phía đông, Malaysia và Brunei ở phía nam.

Vùng này chứa các mỏ dầu khí; một số nhà phân tích Trung Quốc đã gọi nơi này là "vịnh Ba Tư ở châu Á" do tiềm năng dầu hỏa dồi dào và trải rộng của khu vực. Chủ trương của Trung Quốc đặc biệt khiêu khích, vì như vậy họ đã bác bỏ thỏa thuận không ràng buộc năm 2002 với các nước láng giềng Đông Nam Á để giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua thương lượng hòa bình.

Đây là một cuộc khủng hoảng, nhưng là một cuộc khủng hoảng thầm lặng. Lý do chủ yếu là vì các nước bị đụng chạm đang phản ứng một cách dè dặt đầy lo âu trước người láng giềng đang vươn lên của họ. Việt Nam đã minh thị yêu cầu Trung Quốc thực hiện thỏa thuận, nhưng những nước khác đã gần như im hơi lặng tiếng.

Còn Hoa Kỳ thì sao ? Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, Kurt Campbell, đã nói với nhật báo Úc Herald: "Tôi nghĩ rằng Mỹ và Trung Quốc có một cuộc đối thoại phong phú ở cấp nhà nước trên một loạt vấn đề. Trong bối cảnh bao quát đó, luôn luôn có các vấn đề mà Mỹ và Trung Quốc bất đồng với nhau, và chúng tôi hiểu rằng những khác biệt đó liên quan không chỉ đến vấn đề quyền của Đài Loan hoặc các vấn đề như Tây Tạng, nhưng cũng liên quan đến các vấn đề như biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

"Chúng tôi đã tìm cách hợp tác chặt chẽ để thiết lập một cuộc đối thoại, không chỉ với Trung Quốc mà với cả những bạn bè của chúng tôi ở Đông Nam Á, sao cho chúng tôi có thể hoàn toàn hỗ trợ tiến trình năm 2002 giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á nhằm giải quyết mọi vấn đề nổi cộm thông qua ngoại giao.''

Nói cách khác, Mỹ cũng muốn Trung Quốc trở lại nguyên trạng trước đây, đàm phán thay vì đơn phương đòi hỏi. Như thường lệ, Hiệp hội các nước Đông Nam Á lại vô dụng khi phải đối mặt với rắc rối. Vai trò tìm kiếm một giải pháp một lần nữa lại phải do Mỹ gánh vác.

Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), có thêm Trung Quốc, Mỹ, Úc và một loạt các nước khác, họp lại tại Hà Nội ngày 23 tháng bảy. Biển Đông là một chủ đề nóng.

Tại sao Trung Quốc nhòm ngó Biển Đông ? Bởi vì đó là điều cần phải làm, theo như lời một quan chức hàng đầu của hải quân Trung Quốc. Chuẩn Đô đốc Trương Hoa Trần, Phó Tư lệnh Đông Hải Hạm đội, đã nói với nhật báo Singapore The Straits Times: "Với việc mở rộng quyền lợi kinh tế của Trung Quốc, lực lượng hải quân muốn bảo vệ tốt hơn các tuyến giao thông vận tải, và đảm bảo an toàn cho các tuyến hàng hải chủ chốt của mình."

Walter Russell Mead, chuyên gia thuộc Hội đồng Đối ngoại (Council on Foreign Relations) không tán đồng : "Giải thích này rất nghèo nàn nếu xét đến những tham vọng thương mại của Trung Quốc; họ bảo vệ loại thương mại nào? Trung Quốc đang cần đến nguồn năng lượng và nguyên liệu từ khắp nơi trên thế giới."

Trung Quốc đẩy mạnh tham vọng ở Biển Đông vì đã có khả năng làm việc này, theo Tô Quang Vũ, một viên tướng Trung Quốc đã về hưu. Ông nói với nhật báo Hồng Kông South China Morning Post: "Sự vắng mặt lâu dài của Trung Quốc tại vùng biển đặc quyền kinh tế trong các thập kỷ qua là một điều bất thường trong lịch sử, và bây giờ mới bắt đầu trở lại hoạt động bình thường. Sở dĩ chúng tôi lặng yên trong việc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng trong quá khứ , đó là vì hải quân của chúng tôi chưa đủ sức bảo vệ các khu kinh tế của mình, nhưng bây giờ thì hải quân đã có khả năng thực hiện nhiệm vụ."

Vào lúc này, Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể điềm nhiên thúc đẩy tham vọng lãnh thổ mà vẫn vô sự. Theo Vương Hàn Linh, một chuyên gia về các vấn đề hàng hải tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc : "Trên thực tế, tranh chấp đã nẩy sinh từ khi dầu mỏ và các nguồn tài nguyên đại dương khác được phát hiện dưới quần đảo Điếu Ngư [mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền dưới tên gọi Senkaku] ở vùng biển Hoa Đông , và quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở khu vực biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) trong thập niên 1970.''

Vào thời đó, đã từng có suy nghĩ là các quốc gia Đông Nam Á có thể hình thành một mặt trận chung chống lại Trung Quốc, một khả năng “từng làm Bắc Kinh lo ngại", theo lời ông Vương, nhưng mối quan ngại này ngày nay đã tan biến sau ba thập kỷ bất động từ phía các nước Đông Nam Á. "Chúng tôi thấy rằng bản thân các nước láng giềng còn tranh chấp lãnh thổ với nhau, và có lợi ích quốc gia để bảo vệ, cho nên khó mà xây dựng một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc. Ngay cả khi họ thành công trong việc liên kết với nhau, thì họ vẫn không đủ mạnh để đánh bại Trung Quốc ".

Xác định Biển Đông là vùng quyền lợi quốc gia thiết thân là một trong nhiều động thái Bắc Kinh tiến hành trong năm nay để mở rộng phạm vi thống trị của Hải quân Trung Quốc. Đầu tiên hết, họ đã loan báo một chủ thuyết hải quân mới mang tính bành trướng. Cho đến nay, khu vực hoạt động của Hải quân Trung Quốc được giới hạn ở cái gọi là Chuỗi đảo thứ nhất, trải dài từ Nhật Bản đến Philippines. Nhưng bây giờ Bắc Kinh tuyên bố chính sách “phòng ngự viễn dương”, vươn tới Chuỗi đảo thứ hai, một khu vực trải dài và vươn ra mọi hưóng xuống đến tận đảo Guam, Indonesia và Úc.

Kế đến, Trung Quốc đã tung ra những chiến dịch tuần tra hung hãn hơn và những cuộc tập trận hải quân để bổ sung hiệu năng tác chiến cho học thuyết mới. Trong tháng tư 2010 chằng hạn, một hạm đội gồm 10 chiếc tàu đã vượt qua Chuỗi đảo thứ nhất, một cuộc diễn tập có quy mô chưa từng thấy đối với Trung Quốc.

Động thái thứ ba là Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh việc tăng cường năng lực cho hải quân, trong đó việc xây dựng một căn cứ tàu ngầm dưới mặt đất trên đảo Hải Nam, và một hàng không mẫu hạm chiến đấu, dự trù triển khai trong vài năm tới.

Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Robert Willard, cho biết trong tháng tư : "Đặc biệt đáng quan ngại là các yếu tố hiện đại hóa quân sự đó của Trung Quốc lại có dấu hiệu là nhằm thách thức quyền tự do hành động của chúng ta trong khu vực."

Với nền kinh tế thịnh vượng và năng lực ngày càng gia tăng, Bắc Kinh không còn chờ thời nữa mà đang hành động để khẳng định bản thân.



Link: http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=5012





Về Đầu Trang Go down
 
Tại Hà Nội, Hoa Kỳ thách thức Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Việt Nam Cần Thưc Hiện Những Biện Pháp Mạnh Để Đối Phó Với Quốc Nạn Công Giáo – Tin Lành
» Bạo lọan trung quốc 1989
» SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM & TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA
» Ngành game Trung Quốc lo sợ khi VN dừng nhập MMO
» Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Liên Minh SVN :: Trong & Ngòai Nước :: Ngòai Nước-
Chuyển đến 
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search