Liên Minh SVN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Liên Minh SVN

Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam
 
CổngCổng  Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  Sách HiếmSách Hiếm  TiViTiVi  Diễn Đàn Liên KếtDiễn Đàn Liên Kết  
--------------------------------------- Lực Lượng Dân Tộc Cực Đoan Việt Nam -------------------------- Cộng sản hay không cộng sản ? Chúng tôi là những người yêu nước luôn muốn chống lại những thế lực phá họai một đất nước tự do ! Trả thù lại những gì bọn ngọai bang đã gây ra cho đất nước chúng ta ! Thù hận những kẻ thù đã gây ra tang thương cho dân tộc giống nòi việt nam ! Luôn mong muốn trả thù cho dân tộc !
Cộng sản hay không, một lực lượng đã thành công đánh đuổi được thực dân, mang lại độc lập và thống nhất cho đất nước mà là “Việt Gian”, vậy thì tổ chức tôn giáo của những người Việt hoàn toàn lệ thuộc ngoại bang, đi làm tay sai cho thực dân Pháp để đưa nước nhà vào vòng nô lệ thì gọi là gì ? Là những người “yêu nước” hay sao?
Có bao giờ chúng ta đặt một câu hỏi cho chính chúng ta, những người quốc gia, là nếu những điều chúng ta viết ở hải ngoại trong những chiến dịch “tố Cộng” là đúng, thì làm sao CS có thể thắng trong cả hai cuộc chiến?

 

 Trái Tim Bất Tử

Go down 
Tác giảThông điệp
ThanhKhoa
Đại TướngĐại Tướng
ThanhKhoa


Giáo Sĩ
Chức Vụ Tổng Tư Lệnh
Trái Tim Bất Tử Admin
Hạng Nhất
Tiền Đồng : 2147483647
Tổng số bài gửi : 227
Gia nhập : 29/05/2010
Phương châm : Tiền và Tiền

Trái Tim Bất Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Trái Tim Bất Tử   Trái Tim Bất Tử Empty1/6/2010, 16:33

http://sachhiem.net/TONGIAO/TQDUC/TuoiTre01.php
Trái Tim Bất Tử

Kỳ 1: Đêm trước tự thiêu

Quốc Việt/Tuổi Trẻ

31 tháng 5, 2010

TT - Thứ Bảy, 29/05/2010, 23:21 (GMT+7)

TT - Gần nửa thế kỷ trước, ngày 11-6-1963, ngọn lửa vị pháp thiêu thân của Bồ tát Thích Quảng Đức đã bùng lên. Ngọn lửa thiêng đó còn soi đường chính nghĩa cho những ai yêu chuộng công lý và hòa bình.

Tuổi Trẻ đã tìm gặp chính nhân vật quan trọng đã tổ chức cuộc tự thiêu và cả nhân chứng phía bên kia là mật vụ đã theo dõi Bồ tát Thích Quảng Đức, để tường minh thêm cuộc “vị pháp thiêu thân” đặc biệt này.



Nhắc lại sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu, hòa thượng Thích Đức Nghiệp vẫn xúc động như là câu chuyện ngày hôm qua.

Từng đảm nhiệm chức vụ trưởng ban đối ngoại và điều hành của Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo Việt Nam, hòa thượng Thích Đức Nghiệp hiện là một trong ít nhân chứng tường tận giai đoạn lịch sử này. Đặc biệt, hòa thượng cũng chính là người trực tiếp giúp tổ chức vụ vị pháp thiêu thân thể theo tâm nguyện của Bồ tát Thích Quảng Đức.

Que diêm và biển lửa

Những năm đầu thập niên 1960, quan hệ giữa Phật giáo và chính quyền Ngô Đình Diệm đã âm ỉ căng thẳng. Đại lễ Phật đản năm 1963 trùng thời điểm khánh thành một nhà thờ lớn ở Quảng Trị. Tổng thống Diệm trên đường đi dự lễ khánh thành nhà thờ này thấy rất nhiều phật kỳ được treo trang trọng khắp Huế.

Ngô Đình Diệm cau mày hỏi Quách Tòng Đức, đổng lý văn phòng phủ tổng thống, đi theo tháp tùng và được trả lời là cờ Phật giáo treo mừng Phật đản. Không cần đợi phải họp bàn, tổng thống Diệm hạ lệnh khẩn cấp cho Quách Tòng Đức với nội dung: gửi gấp công điện lệnh cho khắp nơi trên toàn quốc phải hạ cờ Phật giáo xuống, chỉ được treo trong phạm vi nhà chùa.

Mệnh lệnh này như một que diêm thảy vào lò than vốn đã âm ỉ nóng bỏng trong giới Phật giáo trước các chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền anh em nhà Ngô. Hòa thượng Thích Đức Nghiệp xúc động kể: “Các cuộc đấu tranh của Phật giáo nhanh chóng liên tiếp bùng nổ. Nó khởi đầu ở Huế rồi lan rộng vào Sài Gòn và các tỉnh...”.

Đỉnh điểm căng thẳng nhất là vụ nhiều phật tử bị giết chết và bị thương trước Đài phát thanh Huế trong đêm 8-5-1963. Trong đó ngoài các phật tử còn có người dân và trẻ em tụ tập trước đài phát thanh nghe ngóng tình hình thời sự từ Sài Gòn. Theo hòa thượng Thích Đức Nghiệp, thiếu tá Đặng Sỹ của chính quyền Ngô Đình Diệm là một trong những kẻ đã thực hiện vụ sát hại đẫm máu này!

Trước tình thế dầu sôi lửa bỏng, hòa thượng Tăng thống Thích Tịnh Khiết, hội chủ Tổng hội Phật giáo VN, đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để ra bản tuyên ngôn năm điểm gửi đến phủ tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong đó có các nội dung yêu cầu chính phủ phải thu hồi công điện triệt hạ phật kỳ, cho Phật giáo được hưởng chế độ đặc biệt như các hội truyền giáo khác được ghi trong đạo dụ số 10, cho tăng ni và phật tử được tự do truyền đạo, hành đạo.

Đặc biệt, tuyên ngôn này cũng yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố Phật giáo và nghiêm trị những kẻ chủ mưu sát hại phật tử ở Huế... Một Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo Việt Nam cũng được khẩn cấp thành lập.

Sau đó, các hòa thượng Thiện Hoa, Tâm Châu, cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền đại diện ủy ban Phật giáo này được vào phủ tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng vẫn không có kết quả. Phật giáo vẫn tiếp tục bị chính quyền đàn áp nặng nề.



Tăng ni phật tử biểu tình chống kỳ thị tôn giáo - Ảnh tư liệu

Không thể ngồi im

Một buổi sáng, hòa thượng Thích Đức Nghiệp (lúc đó là đại đức dạy học ở Trường Vạn Hạnh) được mời đến chùa Ấn Quang dùng cơm trưa với các hòa thượng Thích Tâm Châu, Thích Thiện Minh và Thích Thiện Hoa. Hòa thượng Thích Thiện Minh nói thẳng: “Tình hình Phật giáo căng thẳng lắm rồi. Chúng ta cần phải đấu tranh tích cực. Xin mời đại đức Thích Đức Nghiệp nhận lãnh trách nhiệm trưởng ban đối ngoại và tổ chức trong nội bộ để đấu tranh bảo vệ Phật giáo”. Hòa thượng Thích Đức Nghiệp cúi đầu, chắp tay xá mô phật.

Lúc này phong trào biểu tình của Phật giáo ngày càng nổ ra nhiều hơn. Ngày 21-5-1963, hòa thượng Thích Tịnh Khiết ra giáo lệnh phật tử toàn quốc tổ chức lễ cầu siêu cho nạn nhân bị sát hại ở Huế. Ở Sài Gòn, các cuộc rước linh, cầu siêu đã biến thành những cuộc biểu tình quy mô lớn. Hành trình biểu tình bắt đầu từ chùa Ấn Quang và kết thúc ở chùa Xá Lợi. Đoàn người biểu tình kéo dài cả cây số với những biểu ngữ nêu rõ các yêu cầu chính đáng của Phật giáo và đặc biệt là bản tuyên ngôn năm điểm.

Buổi tối trước ngày rước linh biểu tình, đô trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn Nguyễn Phú Hải, đổng lý văn phòng phủ tổng thống Quách Tòng Đức và một vị quận trưởng tìm đến chùa Ấn Quang để ra lệnh ngưng biểu tình. Hòa thượng trị sự Thích Thiện Hòa cáo mệt, không tiếp khách.

Đại đức Thích Đức Nghiệp cương quyết nói với đại diện chính quyền: “Hòa thượng bệnh không ra tiếp được. Nhưng một mình hòa thượng cũng không thể quyết định. Việc quan trọng này phải triệu tập đủ ban trị sự Phật giáo. Vậy chúng tôi xin gửi bản tuyên ngôn năm điểm của Phật giáo Việt Nam để trình ngài tổng thống”.

Ba vị đại diện chính quyền ngồi lì suốt từ 21g-0g vẫn không lay chuyển được các nhà sư nên hậm hực bỏ về. 6g sáng hôm sau, cuộc rước linh từ chùa Ấn Quang đã trở thành cuộc biểu tình rầm rộ đến 10g sáng mới kết thúc ở chùa Xá Lợi.

Ông Nguyễn Văn Thông, cảnh sát đặc biệt đặc trách theo dõi hoạt động biểu tình lúc đó nhưng lại có thiện cảm với Phật giáo, kể chi tiết: “Sau cuộc rước linh đầu tiên, Phật giáo Sài Gòn tiếp tục tổ chức nhiều hình thức biểu tình khác và thu hút được sự tham gia của dân chúng. Trong đó có cuộc tuyệt thực của phật tử biến thành biểu tình rầm rộ ở trung tâm Sài Gòn”.

Sáng đó, các tăng ni xuất phát từ chùa Từ Nghiêm và Ấn Quang trên tám chiếc xe đò lớn đi qua các đường phố rồi tiến thẳng đến trung tâm Sài Gòn. Hòa thượng Đức Nghiệp tổ chức mỗi xe có hai nhà sư trong ban tổ chức ngồi cạnh tài xế để dẫn đường biểu tình và ngồi sau để trấn an tăng ni. Rất nhiều dân chúng và phật tử thành phố nhanh chóng hòa vào cuộc biểu tình...

Lực lượng cảnh sát được báo động toàn đô thành nhưng vẫn không dập được cuộc biểu tình. Cuối cùng, các tăng ni kết thúc biểu tình để về chùa Xá Lợi tiếp tục tuyệt thực. Trong số những người biểu tình bất bạo động này có Bồ tát Thích Quảng Đức. Trước thế cuộc ngả nghiêng, Phật giáo có nguy cơ tiêu vong, ngài đã âm thầm viết tâm thư nguyện được vị pháp thiêu thân...



QUỐC VIỆT

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/381202/Trai-tim-bat-tu---Ky-1-Dem-truoc-tu-thieu.html



--------------------------------------------------------------------------------


Kỳ 1: Đêm trước tự thiêu

Kỳ 2: Một huyền thoại lặng lẽ

Đó là một nhà sư gầy gò với đôi mắt nhân hậu, bao dung. Đời tu hành của ngài là một huyền thoại lặng lẽ...

Kỳ 3: Vị pháp thiêu thân

Bài cùng đề tài đã đăng trước đây

- Lời Dặn ngày 10/6/1963 của Hòa Thượng Thích Quảng Đức (DĐLS)



Trang Tôn Giáo
Về Đầu Trang Go down
ThanhKhoa
Đại TướngĐại Tướng
ThanhKhoa


Giáo Sĩ
Chức Vụ Tổng Tư Lệnh
Trái Tim Bất Tử Admin
Hạng Nhất
Tiền Đồng : 2147483647
Tổng số bài gửi : 227
Gia nhập : 29/05/2010
Phương châm : Tiền và Tiền

Trái Tim Bất Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trái Tim Bất Tử   Trái Tim Bất Tử Empty1/6/2010, 16:38

Trái tim bất tử - Kỳ 2: Một huyền thoại lặng lẽ

TT - Các đệ tử và những người từng được gặp Bồ tát Thích Quảng Đức đều kể rằng bồ tát có ánh mắt hiền từ, đôi khi phảng phất nét buồn trầm lặng.


Không biết bồ tát lúc còn tại thế có nhìn thấy trước vận hạn Phật giáo thăng trầm và số kiếp tu hành của mình, nhưng hành động vị pháp thiêu thân của ngài đã làm rúng động trái tim con người và góp phần làm sụp đổ chính quyền độc tài nhà Ngô.


Chân dung Bồ tát Thích Quảng Đức lúc sinh thời - Ảnh tư liệu


>> Kỳ 1: Đêm trước tự thiêu

Bậc chân tu

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng không phải ai cũng biết về cuộc đời tu hành lặng lẽ mà đầy huyền thoại của vị bồ tát đặc biệt này. Ngược thời gian năm Đinh Dậu, 1897, cậu bé Lâm Văn Tức chào đời ở thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Năm lên 7 tuổi, ngài được người cậu ruột là thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm nhận làm con nuôi và đặt tên mới là Nguyễn Văn Khiết. Sau đó, ngài được cho xuất gia tu hành với pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hạnh Pháp và pháp hiệu là Quảng Đức. Ngoài thiền sư Hoằng Thâm, Thích Quảng Đức còn tham học với thiền sư Thiện Tường và Phước Tường.

Năm 20 tuổi, Bồ tát Thích Quảng Đức thọ giới tỳ kheo và phát nguyện tịnh tu ở một ngọn núi Ninh Hòa. Sau đó, ngài hạ sơn để đi giảng pháp và xây dựng, trùng tu 31 ngôi chùa ở miền Trung, miền Nam VN. Lúc tu hành ở Khánh Hòa, ngài còn trẻ tuổi nhưng đã cống hiến rất nhiều cho Phật giáo địa phương.

Các văn kiện còn lưu giữ ở những ngôi chùa vùng này đã kể lại câu chuyện chính Bồ tát Thích Quảng Đức là người đã xin phép và tổ chức thực hiện xây dựng, trùng tu nhiều ngôi chùa ở khu vực. Trong đó có ngôi chùa Thiên Lộc được xây dựng trên một ngọn núi ở Ninh Hòa mà ngài từng nhập thất tịnh tu trước đó. Và cũng tại ngôi chùa này, vào khoảng năm 1935-1936, ngài đã đúc hai chiếc chuông lớn vẫn còn đến ngày nay.

Các tài liệu cũ cho thấy tính cách Bồ tát Thích Quảng Đức rất ngăn nắp. Những việc quan trọng như xin phép xây dựng, trùng tu chùa, hoạt động quyên góp của phật tử đều được bồ tát ghi chép lại rất cẩn thận. Chính những tài liệu này về sau đã giải mã hoạt động phật sự nhiều công đức trong giai đoạn đầu tu hành của ngài ở quê nhà. Đặc biệt, sau khi rời Khánh Hòa, Bồ tát Thích Quảng Đức còn đi hành đạo và học thêm mấy năm bên Campuchia.

Ngôi chùa cuối cùng mà ngài dừng chân tu hành trước khi tự thiêu là chùa Quán Thế Âm trên đường Nguyễn Huệ, Q.Phú Nhuận, Gia Định (nay là đường Thích Quảng Đức). Đây là một ngôi chùa được người dân địa phương lập từ năm 1920 để thờ Quan Thế Âm Bồ tát. Ngoài tên Quán Thế Âm tự, chùa còn được quen gọi là chùa Bạch Lô và chịu cảnh tiêu điều, lạnh lẽo hương khói trong những năm tháng nửa đầu thế kỷ 20 đầy biến động của đất nước.

Năm 1959, bước chân hoằng hóa của Bồ tát Thích Quảng Đức đã có duyên dừng chân lại ngôi chùa Quán Thế Âm. Và ngài đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết, công sức sửa chữa lại chùa cho đến khi xảy ra sự đàn áp Phật giáo ngày càng nặng nề của chính quyền Ngô Đình Diệm. Ông Tống Hồ Cầm, lúc đó phụ trách hoạt động cư sĩ ở chùa Xá Lợi, đã nhiều lần gặp gỡ Bồ tát Thích Quảng Đức.

“Ngài sống trầm lặng, giản dị, nhưng cũng rất tinh tế, sâu sắc. Chỉ nhìn ánh mắt, ngài có thể biết tâm trạng người đó thế nào. Những lần gặp tôi, ngài hay vỗ vai, nhẹ nhàng hỏi thăm chuyện sức khỏe và chia sẻ nỗi niềm buồn vui...”- ông Tống Hồ Cầm vẫn xúc động nhớ chuyện xưa.

Chuẩn bị “đi xa”

“Những ngày gần giữa năm 1963, tình hình mâu thuẫn giữa Phật giáo và anh em nhà Ngô Đình Diệm ngày càng gay gắt. Chính quyền dùng lực lượng cảnh sát đặc biệt, quân đội và nhiều thủ đoạn dã man nhằm dập tắt phong trào đấu tranh của Phật giáo. Trong khi giới tăng ni, phật tử lại chủ trương đấu tranh bất bạo động...” - hòa thượng Thích Đức Nghiệp, trưởng Ban đối ngoại kiêm tổ chức của Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo lúc đó, xúc động nhớ lại.

Hòa thượng Đức Nghiệp kể sau cuộc tuyệt thực ở chùa Xá Lợi, Bồ tát Thích Quảng Đức (lúc đó là hòa thượng trụ trì chùa Quán Thế Âm) đã viết thư gửi đến Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo xin được vị pháp thiêu thân. Thư viết tay trên một tờ giấy nhỏ để dễ cất giấu mang đi trong tình hình chính quyền Ngô Đình Diệm đang ra sức theo dõi và đàn áp Phật giáo. Nội dung thư ghi rằng đạo pháp đang nguy khốn mà mình tuổi già sức mọn không làm gì được, nên nguyện thiêu thân mình để cầu đạo pháp trường tồn và hòa bình cho dân chúng...

Hòa thượng Đức Nghiệp tìm cách bí mật trình lá thư đặc biệt này lên Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo VN. Ngay sau đó, các vị lãnh đạo Phật giáo cấp cao đã họp khẩn cấp để xem xét. Cuối cùng, họ kết luận rất trân trọng nguyện vọng của Bồ tát Thích Quảng Đức, nhưng xét thấy tình hình chưa thật sự cần thiết nên tạm dừng lại. Sau này kể lại cuộc họp đặc biệt đó, hòa thượng Đức Nghiệp cho rằng: “Thật ra Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo VN lúc đó cũng lúng túng. Mọi người chưa từng thực hiện điều này”.

Trong lúc đó, các cuộc biểu tình của Phật giáo vẫn tiếp diễn. Đồng thời các cuộc đàn áp của chính quyền cũng ngày càng khốc liệt hơn. Trước ngày chùa Phật Bửu tự trên đường Cao Thắng, Sài Gòn làm lễ rước linh, cầu siêu cho các phật tử bị giết ở Huế, hòa thượng Đức Nghiệp đang ở chùa Ấn Quang thì được mời sang gấp chùa Xá Lợi để họp khẩn cấp. Hòa thượng phải đi trên ôtô kín đáo để tránh tai mắt cảnh sát.

Khi ông đến nơi đã thấy các thầy Tâm Châu, Thiện Hoa ngồi trầm tư ở phòng khách. Họ nói ngay: “Tình thế Phật giáo lâm nguy lắm rồi. Nhiều thầy ở Huế đã bị bắt. Lương thực, điện, nước ở một số chùa cũng bị cắt. Tin chính chính quyền bắn ra là các thầy phải đầu hàng hoặc sẽ bị bắt trục xuất vĩnh viễn ra nước ngoài. Nếu mình cứ rước linh, tuyệt thực để biểu tình thì không hiệu quả. Mọi người tính sao?”. Thầy Tâm Châu chợt nói: “Nhớ hôm trước thầy Thích Quảng Đức có nguyện vọng tự thiêu. Thầy Đức Nghiệp hỏi lại nếu thầy Quảng Đức vẫn đồng ý thì ngày mai thực hiện cùng cuộc rước linh ở Phật Bửu tự luôn”.

Hòa thượng Đức Nghiệp trả lời: “Con xin nhận lãnh trách nhiệm quan trọng này. Nếu không có gì trở ngại, con sẽ không gọi điện thoại để bảo đảm bí mật”. Ngay tối đó, hòa thượng Đức Nghiệp về gấp chùa Ấn Quang gặp Bồ tát Thích Quảng Đức mới tụng kinh Pháp Hoa xong. Hòa thượng Đức Nghiệp hỏi: “Thưa, hòa thượng còn giữ ý định tự thiêu như tâm thư đã gửi không?”.

Bồ tát Quảng Đức liền chắp tay trả lời: “Mô Phật! Lúc nào con cũng xin sẵn sàng tự thiêu để cúng dường tam bảo và sự trường tồn của Phật giáo”. Hòa thượng Đức Nghiệp ứa nước mắt xúc động, gọi sư tăng bảo vệ cho Bồ tát Thích Quảng Đức và hỏi: “Thưa, hòa thượng có muốn nhắn nhủ gì nữa không?”. Bồ tát Quảng Đức trả lời: “Xin được gặp thầy Thiện Hoa để tạ ơn!”.

Hòa thượng Đức Nghiệp dặn dò: “Xin thầy đừng nói thêm gì về việc tự thiêu nhé!”. “Vâng, tôi sẽ chỉ nói lời tạm biệt để ngày mai đi xa” - Bồ tát Thích Quảng Đức chắp tay xá Phật, trả lời thanh thản. Ngoài chùa, bóng đêm vẫn dày đặc trong một thời cuộc đang hồi ngả nghiêng, loạn lạc...

QUỐC VIỆT

_________________

Khi ngọn lửa tự thiêu rừng rực bùng lên, Bồ tát Thích Quảng Đức vẫn tự tại ngồi kiết già, gương mặt không lộ chút đau đớn. Nhiều cảnh sát chống biểu tình cũng phải buông dùi cui, súng ống...

Kỳ tới: Vị pháp thiêu thân
Về Đầu Trang Go down
ThanhKhoa
Đại TướngĐại Tướng
ThanhKhoa


Giáo Sĩ
Chức Vụ Tổng Tư Lệnh
Trái Tim Bất Tử Admin
Hạng Nhất
Tiền Đồng : 2147483647
Tổng số bài gửi : 227
Gia nhập : 29/05/2010
Phương châm : Tiền và Tiền

Trái Tim Bất Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trái Tim Bất Tử   Trái Tim Bất Tử Empty1/6/2010, 16:39

Trái Tim Bất Tử

Kỳ 3: Vị Pháp Thiêu Thân

Quốc Việt/Tuổi Trẻ

01 tháng 6, 2010



TT - Thứ Ba, 01/06/2010, 00:18 (GMT+7)

TT - Tâm sự lời cuối với Bồ tát Thích Quảng Đức và dặn dò sư tăng bảo vệ ngài ở chùa Ấn Quang, hòa thượng Thích Đức Nghiệp khẩn cấp chuẩn bị cuộc tự thiêu sáng mai.

Là trưởng ban đối ngoại kiêm tổ chức của ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo VN, ông hiểu chính quyền Ngô Đình Diệm đang ra sức dập tắt hoạt động đấu tranh của Phật giáo. Bất cứ rò rỉ thông tin nào cũng để lại hậu quả khó lường...



Bồ tát Thích Quảng Đức ngồi kiết già niệm Phật, chuẩn bị tự thiêu - Ảnh: Nguyễn Văn Thông.



Bức tâm thư cuối cùng

Ngay đêm đó, hòa thượng Đức Nghiệp đi khảo sát các tuyến đường rước linh từ chùa Phật Bửu tự. Kế hoạch tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ lồng vào cuộc rước linh này để đánh lừa cảnh sát và tập hợp được nhiều tăng ni, quần chúng.

Cuối cùng, ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám hiện nay) được chọn làm vị trí tự thiêu.

Ngã tư này không chỉ đông người mà còn ngay trước tòa đại sứ Campuchia. Nước này tỏ rõ thái độ ủng hộ Phật giáo VN và phản kháng hành động đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Về chùa Ấn Quang, hòa thượng Đức Nghiệp sắp đặt chi tiết cho cuộc tự thiêu. Xe rước Bồ tát Thích Quảng Đức đã có chiếc Austin của phật tử Trần Quang Thuận gửi ở chùa Ấn Quang. Hòa thượng Đức Nghiệp gọi người lái xe đi mua thêm một can xăng để sẵn và phân công sáng mai đại đức Trí Minh sẽ ngồi bên cạnh người lái xe, đến ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt giả vờ hư máy phải dừng lại để đánh lừa cảnh sát. Còn đại đức Chân Ngữ ngồi bên cạnh Bồ tát Thích Quảng Đức ở băng ghế sau để bảo vệ ngài.

Khi xe gần đến vị trí tự thiêu, đại đức Chân Ngữ sẽ giúp rưới xăng lên người bồ tát ngay trong xe để cảnh sát không nhìn thấy. Một chiếc bật lửa cũng được trao sẵn cho Bồ tát Thích Quảng Đức giữ để tự tay ngài châm ngọn lửa tự thiêu.

Trước đó, Bồ tát Thích Quảng Đức đã soạn sẵn tâm thư với lời lẽ đầy từ bi cùng những suy nghiệm về trách nhiệm trước vận mệnh đất nước:

"Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, hòa thượng trụ trì chùa Quán Thế Âm Phú Nhuận (Gia Định). Nhận thấy nước nhà đương lúc ngả nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo...”.

Tờ mờ sáng 11-6-1963, đoàn rước linh xuất phát từ Phật Bửu tự. Xe chở Bồ tát Thích Quảng Đức đi chầm chậm giữa hai dòng tăng ni. Hòa thượng Đức Nghiệp đi bộ gần xe, dặn dò thầy Hồng Huệ đang bước bên mình:

“Nếu cảnh sát có bắt hay bắn tôi thì xin thầy hãy thay tôi đảm trách nhiệm vụ thiêng liêng này”.

Ngọn lửa chính nghĩa

Khi chiếc Austin vừa trờ tới ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt, tài xế dừng lại và ra mở nắp máy xe để đánh lừa cảnh sát. Phía sau, Bồ tát Thích Quảng Đức khoan thai bước xuống xe, chắp tay xá bốn phương, rồi tĩnh tại ngồi kiết già trên đường, mặt quay về hướng tây, miệng lâm râm niệm Phật. Bồ tát lấy bật lửa trong người ra để châm lửa, nhưng có lẽ đá lửa bị ngộp xăng lúc rưới vào người nên không cháy. Hòa thượng Đức Nghiệp phải đưa cho ngài một bao diêm.

Lúc đó, một nhà sư đứng gần cũng giúp Bồ tát Thích Quảng Đức rưới xăng còn thừa trong chiếc can nhựa mang xuống từ trên xe lên người ngài.

Mọi việc diễn ra nhanh chóng để cảnh sát đặc biệt chống biểu tình không kịp phản ứng. Khi bàn tay Bồ tát Thích Quảng Đức vừa thả que diêm xuống, ngọn lửa bùng lên rừng rực như bó đuốc khổng lồ bao quanh bồ tát. Nhưng ngài vẫn tĩnh tại ngồi kiết già, tay chắp trước ngực, gương mặt không lộ chút nét đau đớn.

Tăng ni, phật tử bao quanh ngài. Người lâm râm tụng kinh, người hô to khẩu hiệu chống chính quyền. Nhiều người, kể cả một số cảnh sát chống biểu tình đã quỵ xuống khóc và lạy bồ tát đang vị pháp thiêu thân...

Kể lại cuộc tự thiêu này, nhân chứng phía bên kia là ông Nguyễn Văn Thông, mật vụ đặc trách theo dõi hoạt động Phật giáo thời đó, nhớ lại: “Tin tình báo gửi về cho biết sẽ có biểu tình lớn từ chùa Ấn Quang đến công trường Lam Sơn và sẽ có nhà sư mổ bụng. Sau này tôi mới biết đó là tin giả để đánh lạc hướng chuẩn bị trấn áp của cảnh sát”.

Ông Thông kể sáng đó nhóm cảnh sát mật của mình gồm bốn người mặc thường phục đi trên một chiếc ôtô. Ông Thông phụ trách hình ảnh, một người viết báo cáo, người khác trực điện đài. Họ chuẩn bị bám theo các tăng ni đến công trường Lam Sơn (Nhà hát lớn TP ngày nay) và không biết gì về cuộc tự thiêu sắp diễn ra.

Lúc đó, ông Thông còn là cộng tác viên của hãng Ảnh xã nên ngoài chiếc máy ảnh cảnh sát trang bị, ông luôn mang thêm chiếc máy ảnh riêng.

Khi chiếc xe Austin chở Bồ tát Thích Quảng Đức từ chùa Ấn Quang dừng lại ở ngã tư Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng, tài xế bước xuống giả vờ sửa xe và nhóm cảnh sát chìm vẫn tưởng thật. Thậm chí khi Bồ tát Thích Quảng Đức bước xuống xe, ngồi kiết già trên đường, ông Thông vẫn không nghĩ ngài tự thiêu. Chỉ đến lúc thân ngài bốc cháy như ngọn đuốc ông Thông mới sững sờ.

Theo phản xạ ông đưa máy ảnh lên chụp, nhưng tấm đầu tiên bị nhòe vì ông xúc động run tay. Đến tấm thứ hai ông lấy được nét. Đó cũng là tấm phim cuối cùng của chiếc máy ảnh riêng của ông. Ông liền sử dụng chiếc máy ảnh thứ hai được cảnh sát trang bị để chụp tiếp đến cảnh lửa tắt, bồ tát ngã xuống.

Theo ông Thông, có ít nhất ba người chụp được hình tự thiêu xúc động này là nhà báo Malcome Browne của Hãng thông tấn AP, một nhà sư và ông. Tuy nhiên, sau đó chỉ có hình của Malcome Browne lan truyền ra thế giới. Còn ông Thông phải nộp ảnh cho nha cảnh sát và lặng lẽ giấu đi mấy tấm khác vì lúc đó ông vẫn còn là nhân viên chính quyền nhà Ngô.

Năm nay đã 86 tuổi, ông Thông hồi tưởng chi tiết cuộc tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức: “Lửa bao trùm thân ngài nóng đến mức chiếc can để gần đó phải chảy ra, nhưng bồ tát vẫn tĩnh tại ngồi thiền, thản nhiên đón nhận cái chết. Đặc biệt, khi lửa gần tàn, thân đã cháy đen nhưng ngài vẫn gật đầu về hướng tây mấy lần như lạy Phật rồi mới bật ngửa ra chứ không ngã sấp xuống.

Xe cứu hỏa, cảnh sát đổ đến. Các nhà sư nằm chặn trước bánh xe, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ cuộc vị pháp thiêu thân. Nhiều nhân vật chủ chốt của ngành cảnh sát chế độ Sài Gòn bấy giờ cũng có mặt nhưng chỉ đứng nhìn, không thể phản ứng được gì trước ngọn lửa chính nghĩa...”.



QUỐC VIỆT

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/381564/Trai-tim-bat-tu---Ky-3-Vi-phap-thieu-than.html




--------------------------------------------------------------------------------

Kỳ 1: Đêm trước tự thiêu

Kỳ 2: Một huyền thoại lặng lẽ

Kỳ 3: Vị pháp thiêu thân

Kỳ tới: Sự thật sau một lời xuyên tạc

Sự thật về cái gọi là “một nhà sư đã bị nướng sau khi chích thuốc mê” của bà Trần Lệ Xuân? Những người trong cuộc đã nói gì?

Bài cùng đề tài đã đăng trước đây

- Lời Dặn ngày 10/6/1963 của Hòa Thượng Thích Quảng Đức (DĐLS)



Trang Tôn Giáo
Về Đầu Trang Go down
ThanhKhoa
Đại TướngĐại Tướng
ThanhKhoa


Giáo Sĩ
Chức Vụ Tổng Tư Lệnh
Trái Tim Bất Tử Admin
Hạng Nhất
Tiền Đồng : 2147483647
Tổng số bài gửi : 227
Gia nhập : 29/05/2010
Phương châm : Tiền và Tiền

Trái Tim Bất Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trái Tim Bất Tử   Trái Tim Bất Tử Empty1/6/2010, 16:47

Lời Dặn Dò ngày 10 tháng 6 1963

của Hòa Thượng Thích Quảng Đức


Diễn Đàn Lịch Sử

12 tháng 6, 2008
















Hình ảnh Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu năm xưa







Ai sống trong thời 1963 và được chứng kiến cảnh tượng bi tráng độc nhất vô nhị này, đều biết khi Bồ Tát Thích Quang Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ( nay là ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám) toàn thân ngài không tỏ vẻ đau đớn gì mà ngài vẫn điềm nhiên trong tư thế ngồi Thiền, sau khi thân xác ngài đã cháy rụi hết, duy chỉ còn quả tim là không cháy, người ta lấy quả tim đó đem vô lò thiêu lại, dưới sức nóng ..4000 độ (!), cái lò thiêu muốn nứt nẻ ra, vậy mà trái tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức vẫn còn ..trơ trơ ra đó(!).

Giới báo chí trong nước và nước ngoài có mặt lúc đó thi nhau chụp hình. Sự kiện này làm chấn động đất Sài Gòn một thời nói riêng và toàn Thế Gíơi nói chung, điều này làm cho mọi người càng thêm tin tưởng vào sự nhiệm màu của Phật Pháp không phải là hư danh

Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức đi tu từ thuở nhỏ ở miền Trung. Ngài sống cuộc đời giản dị và hoằng pháp độ sanh bằng phương cách xây dựng nhiều chùa. Trong cuộc đời Ngài đã xây cất tất cả 31 ngôi chùa, gồm 14 chùa ở miền Trung và 17 chùa ở miền Nam.

Trong cuộc tranh đấu Phật Giáo chống chánh sách Kỳ thị Tôn Giáo và gia đình trị của chế độ Ngô-Ðình-Diệm vào mùa Phật Ðản 1963, là thời kỳ sôi nổi nhứt, Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức về ngụ tại chùa Ấn-Quang để tiện bề tham gia cuộc tranh đấu.

Ngày 30-5-63, Hòa-Thượng tham gia cuộc biểu tình tại công trường Lam Sơn trước Quốc Hội, tới 5 giờ chiều về chùa Xá-Lợi dự cuộc tuyệt thực. Dịp nầy Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức trình lên Ủy-Ban Liên-Phái Bảo Vệ Phật-Giáo một bức Tâm thư xin tình nguyện tự thiêu. Thư đề ngày 27-5-63. Ủy-Ban Liên-Phái không chấp nhận sự tự thiêu.

Nhưng đến ngày 10-6-63, tình hình không được sáng sủa, chẳng những vậy mà Phật giáo tại Huế đang bị lâm nguy. Lúc nầy Hòa-Thượng đang tụng Kinh Pháp-Hoa tại chùa Ấn-Quang. Vào 8 giờ tối 10-6-63, Thương-tọa Thích-Tâm-Châu và Thiện-Hoa đang họp ở chùa Xá-Lợi. Quí vị cho mời Ðại Ðức Thích-Ðức-Nghiệp tới chùa để nhờ Ðại Ðức chuyển lời hỏi Hòa-Thượng Quảng-Ðức về tâm nguyện tự thiêu nếu Hòa-Thượng không thay đổi thì tổ-chức ngay cuộc tự thiêu vào ngày hôm sau.

Hòa-Thượng Quảng-Ðức trả lời Ðại Ðức Ðức-Nghiệp rằng Ngài vẫn quyết tâm hy-sinh cho đạo pháp, tự thiêu để cúng dường Tam Bảo. Trả lời Ðại Ðức Ðức-Nghiệp xong, Hòa-Thượng bình thản như không có chuyện gì, lúc ấy là 7 giờ 30 đêm 10-6-1963, Ngài lên chánh điện Chùa Ấn-Quang chủ lễ khóa Tịnh-Ðộ thường ngày. Buổi lễ cuối cùng ấy có Ðại Ðức Huệ-Thới đi chuông, Ðại Ðức Ðức-Niệm đi mỏ.

Ðại chúng hiện diện đều không ai biết một biến-cố quan trọng sắp xảy ra. Sau khi Phật tử về hết, tại giữa chánh điện, Hòa-Thượng Quảng-Ðức mới tâm sự với hai Ðại Ðức rằng:

- Vì đạo pháp tôi xin hiến thân giả huyễn nầy để cho Pháp Nạn được giải thoát. Ngày mai nầy tôi sẽ từ giã cõi đời, hẹn gặp hai Thầy ở cảnh giới Cực Lạc của Ðức Phật A-Di-Ðà. Sau khi tôi tự thiêu để hiến dâng cho Phật Pháp, xin các Thầy lưu ý, vì tôi không thể trực tiếp nói điều này với các Ngài lãnh đạo:
Một là, sau khi thân tôi thiêu thành tro bụi sẽ còn lưu lại một vật gì đó cho đời, thì đó là kết quả tốt đẹp về lời Phát nguyện của tôi hiến dâng thân này cho Ðạo Pháp và đó cũng là thành quả đời tu hành của tôi.

Hai là, khi tôi thiêu, nếu tôi chết trong tư thế nằm ngửa thì nguyện vọng Phật-Giáo sẽ thành công, các Thầy cứ tiếp tục tranh-đấu. Ngược lại nếu tôi chết nằm sấp thì quý Thầy nên tìm cách đi ra các nước Miên, Lào, Thái, v.v… để mà tu, nguyện vọng tranh đấu của Phật-Giáo sẽ không thành.

Ba là, ngày di quan tài của tôi, nếu các Thầy có cảm thấy triệu-chứng gì lạ lạ, có thể là ngủ mộng thấy, có thể là cảm giác hay triệu chứng gì thì nên đình chỉ ngay, dời việc di quan qua ngày khác.

Nghĩ lại ba điều Hòa-Thượng Quảng-Ðức nói đêm trước ngày tự thiêu đều hiển ứng:

1. Thân thể Ngài thiêu thành tro, mà quả tim của Ngài vẫn còn đỏ hồng như trái xoài chín dưới sức nóng 4.000 độ; nóng đến nỗi lò thiêu An-Dưỡng-Ðịa đã phải nứt nẻ.

2. Khi ngọn lửa thiêu thân vừa lặn tắt, ba lần cuối đầu xá về hướng Tây, liền ngay khi đó, Ngài bật ngửa nằm im trên mặt đất giữa ngã tư đường Phan-Ðình-Phùng và Lê-Văn-Duyệt trong tiếng niệm Phật vang dội của hàng trăm chư Tăng Ni đang ngồi vây quanh chấp tay thành kính. Tư thế viên-tịch đúng như Ngài huyền ký lại, làm cho Tăng tín đồ tin tưởng vào sự thành công nguyện vọng bình đẳng tôn giáo mà quyết tâm dấn thân hơn. Chung cuộc chánh nghĩa đã thắng.

3. Ai sống trong thời 1963, nếu có lưu tâm đến thời cuộc đều nhớ ngày di quan của Hòa-Thượng Quảng-Ðức ra An-Dưỡng-Ðịa để thiêu. Theo chương trình là 10 giờ sáng. Dân chúng ở hai bên đường Phan-Thanh-Giản và đường Minh-Mạng lập hương án để tiễn đưa Ngài; nhưng mọi người đợi mãi đến hơn 12 giờ trưa mà vẫn chẳng thấy đâu. Sau đó mới nhận được thông báo của Ủy-Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật-Giáo cho biết dời ngày di-quan. Dân chúng lúc bấy giờ vô cùng bàng-hoàng kinh ngạc. Khoảng 2 giờ chiều hôm ấy, người ta thấy năm bảy người mặc sắc phục đen lặng lẽ từ dưới bờ ruộng bước lên gở những quả mìn đã được chôn từ lúc nào trên quãng đường đất dẫn đến lò thiêu của An-Dưỡng-Ðịa.

Sau 3 lần cúi sấp, nhục thân của Bồ-Tát Thích-Quảng-Ðức đã bật ngửa ra sau đem đến niềm tin thắng lợi cho cuộc tranh đấu vì đạo pháp của toàn thể Tăng tín đồ Phật-Giáo.




--------------------------------------------------------------------------------

Nói về Hòa-Thượng Quảng-Ðức, người sống rất giản-dị thật bình dân. Lúc nào tay cũng lần chuỗi, niệm Phật với gương mặt thản nhiên và miệng luôn luôn như mỉm cười. Những ngày Ngài ở chùa Ấn-Quang để chờ cấp lãnh-đạo Phật-Giáo chấp thuận tâm nguyện tự thiêu, Ngài ăn cơm với Tăng chúng, chứ không ngồi ăn cùng bàn với Ban Giám-đốc Phật-Học Ðường Nam-Việt Chùa Ấn-Quang, hay các vị lãnh đạo Phật-Giáo.

Nói như thế để chúng ta thấy rằng, người mang tâm nguyện Bồ-Tát vào đời hành đạo bao giờ cũng thể hiện đời sống bình dị, pháp tu đơn giản của Phật dạy. Pháp tu đơn giản mà chúng tôi muốn nói ở đây chính là Pháp môn niệm Phật. Có lẽ vì quá đơn giản mà người đời xem thường, từ tâm lý xem thường đưa đến khó tin vào năng lực của Pháp môn niệm Phật, như Kinh A-Di-Ðà Phật nói: “Nan tín chi pháp” . Có nghĩa là Pháp môn niệm Phật vãng sanh Cực Lạc thật là đơn giản mà hiệu năng thì vô cùng. Vì vậy mà người đời khó tin!

Tưởng cũng nên nhắc lại, đến đêm 20-8-63, Ngô-Ðình-Diệm lại phản bội những gì đã ký kết với Phật-Giáo, rồi cho lịnh tấn-công vào các chùa, bắt giam tất cả Tăng Ni toàn quốc, kể cả các vị lãnh đạo Ủy Ban Liên Phái Bảo vệ Phật Giáo Việt-Nam tại Chùa Xá-Lợi.

Trong đêm đó cảnh-sát của Diệm Nhu dự định đoạt lấy Trái Tim Xá-Lợi, nhưng một Thiếu Tá cảnh-sát đã nhanh tay cất giấu Trái Tim Xá-Lợi ấy, toán Cảnh Sát quýnh quáng tìm kiếm mà không ra. Sau khi tình hình yên ổn vị Thiếu Tá ấy - là một Phật tử – đem hoàn lại vật thiêng cho quý vị lãnh đạo Phật-Giáo tại chùa Xá-Lợi. Sau nầy khi Cộng Sản chiếm Sàigòn, họ đã cưỡng đoạt chiếm lấy Trái Tim Xá-Lợi Bất Diệt của Bồ-Tát Thích-Quảng-Ðức để làm quốc bảo.



Kiến thức bổ sung:

(Trích báo Nguồn Đạo số 70 Tết Đinh Hợi 02/2007)

Lời Tòa Sọan : Câu chuyện về trái tim của Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã đuợc nói nhiều trên các báo, và đã đi vào lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Tòa Sọan Nguồn Đạo vừa hân hạnh nhận được bài viết của Cư Sĩ Minh Lạc Vũ Văn Phường (Seattle, USA) đã ưu ái gửi cho, để chứng minh sự việc lịch sử này. Đạo Hữu Minh Lạc đã là nhân chứng thực sự đã tham gia vào việc bảo tòan trái tim của Ngài Quảng Đức trong thời kỳ đấu tranh Phật Giáo năm 1963. Nay xin đăng tải bài viết ày để đóng góp thêm vào phần tài liệu về Ngài Thích Quảng Đức đồng thời để quý độc giả thưởng lãm. Nguồn Đạo

Trong thời kỳ tranh đấu bảo vệ Phật-Giáo tại Việt-Nam vào năm 1963, Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức phát nguyện hy sinh nhục thân, tự thiêu để cúng dường Tam Bảo, thức tỉnh nhà cầm quyền. Ủy Ban Tranh Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo lúc đó đặt trụ sở tại chùa Xá-Lợi Saigon, sau khi xem xét và nghiên cứu cẩn thận, đã chấp thuận và tổ chức cuộc thiêu thân cúng dường của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức.

Ngày 11-06-1963, cuộc tự thiêu đã diễn ra hoàn hảo, nghiêm túc và hùng tráng làm rung động thế-giới. Nhục thân của Hòa-Thượng được đưa về quàn taị chùa Xá-Lợi, ngay chính Giảng Đường để các Tăng, Ni, Phật tử và mọi người tới viếng, tụng kinh cầu siêu, trang nghiêm và xúc động. Mấy ngày sau, nhục thân của Ngài được liệm trong quan tài bằng gỗ thật tốt và đưa đi hỏa thiêu ở An-Dưỡng-Địa, Phú-Lâm, Chợ Lớn. Lửa cháy mạnh, khói bốc cao, mọi người niệm Phật rất chân thành. Hôm sau, các Tăng, Ni mở lò thiêu để hốt xương thì thấy một vật to bằng nắm tay lẫn lộn giữa những xương tro. Tôi là đại diện Hội Phật-Học Nam-Việt được cử đi chứng kiến việc hốt tro, đã thấy tận mắt những xương nhỏ cháy thành tro vụn, mầu trắng, những xương lớn như xương đầu gối, xương ống chân cũng tan vụn thành những mảnh nhỏ, nhưng trái tim của Hòa-Thượng thì còn nguyên, tuy có bị cháy chung quanh chút ít. Mọi người đều bàng hoàng và đưa tro cốt cùng trái tim của Hòa-Thượng về trình lên Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo.

Thượng-Tọa Thích Trí-Quang nói: “Do công phu tu hành có định lực kiên cố của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức đã kết tinh thành Xá-Lợi, trái tim này sẽ cứu Phật-Giáo Việt-Nam, cần phải bảo tồn và gìn giữ “. Cụ Chánh-Trí Mai-Thọ-Truyền, Hội-Trưởng Hội Phật-Học Nam-Việt và là một thành-viên của Ủy Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo bảo tôi: “Đạo-Hữu là Dược-Sĩ có thuốc gì và phương cách gì để bảo tồn trái tim này không?” Tôi nhận lời, lau rửa trái tim sạch sẽ, ngâm vào formol và tôn trí trong một bình thủy tinh. Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo gọi thợ đến chụp hình trái tim, in ra và phân phát. Mọi người chấn động cho là phép lạ.

Cuộc tranh đấu bảo vệ Phật-Giáo bùng nổ rầm rộ hơn trước: Học sinh bãi khóa, sinh viên biểu tình, nhà buôn đóng cửa, bãi thị, quân đội hoang mang, lại thêm nhiều cuộc tự thiêu của các Tăng, Ni ở Huế, Saigon và các tỉnh… làm Ngô triều phản ứng mạnh. Đêm 20-8-1963, công an, cảnh sát phá chùa, bắt bớ Tăng, Ni và Phật-Tử, trên từ Hoa-Thượng Tăng Thống Thích-Tịnh-Khiết, các vị Thượng-Tọa, Đại-Đức Tăng Ni, dưới đến các Phật-Tử, sinh viên, học sinh… đều bị bắt giữ.

Dĩ nhiên chùa Xá-Lợi được chiếu cố tận tình, vừa là trụ sở của Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo, vừa là chỗ cư trú của Hoà-Thượng Tăng-Thống cùng các Hòa-Thượng, Thượng-Tọa, Đại-Đức nòng cốt của phong-trào tranh đấu, các cấp chỉ huy các Tăng, Ni và Phật-Tử, vừa là chỗ trưng bày “trái tim bật diệt” của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức. Cửa kính bị đập nát, các chậu cây kiểng đổ vỡ ngổn ngang, mọi người trong chùa đều bị bắt đi.



Hòa Thượng Thích Huyền Quang với trái tim bất diệt của Bồ Tát Thích Quảng Đức



Trái Tim của Hòa-Thượng Thich Quảng-Đức ra sao?

Tối ngày 20-8-1963, được tin mật báo nhà Ngô sẽ phá chùa,Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo ra lệnh cất “trái tim bất diệt” vào tủ sắt của Hội Phật-Học. Tủ sắt này có 2 lớp, lớp bên ngoài đựng các giấy tờ quan rọng, lớp bí mật bên rong cất giấu những bảo vật như Kinh bằng Lá Bối, tiền bạc …

Sau khi bắt giữ các Hòa-Thượng, Thượng-Tọa, Đại-Đức Tăng, Ni và Phật-Tử, và cho ra mắt các vị Tăng mới thân chánh quyền, và muốn trấn an Phật-Tử cùng hòa hoãn với sự đòi hỏi và điều tra của Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Tôn-Giáo và Nhân Quyền của Liên-Hiệp-Quốc, nhà Ngô cho phép (cũng như bắt buộc) mở cửa chùa Xá-Lợi để cho mọi người tới lễ bái, vì sắp đến ngày Đại Lễ Vu-Lan (Rằm Tháng Bảy âm-lịch).

Ngoài Cụ Chánh-Trí Mai-Thọ-Truyền và đạo hữu Tổng Thư Ký Huệ-Đức Lê Ngọc Diệp đã bị bắt cùng với chư Hòa Thượng, Thượng-Tọa, Đại-Đức… những nhân viên ban quản trị Hội Phật-Học Nam-Việt, trong đó có tôi, được gọi tới sở Công-An, đường Nguyễn-Trãi, Chợ-Lớn, yêu cầu mở cửa chùa Xá-Lợi, Tránh không được, dù muốn, dù không, chúng tôi đưọc xe của Công-An đưa về chùa Xá-Lợi, mở cửa cho mọi người tự do ra vào lễ bái, dĩ nhiên có công-an, cảnh sát theo rõi, canh chừng

Sau khi quét dọn sạch sẽ Chánh-Điện, Giảng-Đường và phòng ốc, dâng hoa cúng Phật, làm lễ tẩy tịnh, chúng tôi xuống mở két sắt, thấy cửa két bị đập thủng, xập một nửa xuống nên ngăn bí mật bên trong được che kín, như có bàn tay Hộ-Pháp bảo vệ. Chúng tôi hồi hộp, gọi thợ sắt đến gỡ từng mảnh sắt ra, thì thật là nhiệm mầu: Chiếc hộp đựng “trái tim bất diệt” vẫn còn y nguyên, trái tim vẫn ngự trị bên trong, kiên cố và hùng tráng như thách đố với cơn bão tố Pháp nạn. Chúng tôi bảo nhau mang cất “trái tim bất diệt” vào một chỗ bí mật, thề không tiết lộ.

Sau ngày Cách Mạng thành công lật đổ Ngô triều vào ngày 1-11-1963, cửa chùa Xá-Lợi rộng mở, mọi người tấp nập đến chùa lễ Phật và cung kính lễ “trái tim bất diệt” còn nguyên vẹn trải qua cơn giông tố phũ phàng.

Sau cùng “trái tim bất diệt” được đưa về tôn thời tại Việt-Nam Quốc-Tự, đường Trần-Quốc-Toản, Chợ Lớn, trụ sở Viện Hóa-Đạo, thuộc Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất.

Sau biến cố 30-4-1975, chúng tôi được Hoà-Thượng Thích-Tâm-Châu, Viện-Trưởng Viện Hóa-Đạo tại Việt –Nam Quốc-Tự cho biết: Cộng-Sản cất “trái tim bất diệt” của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức vào tủ sắt một ngân hàng ở Saigon.



nguồn: http://lichsuvn.info/Home/index.php/Lich-su-Viet-Nam/Danh-nhan/Thich-Quang-Duc.html



Bài cùng đề tài:

- Lời Dặn ngày 10/6/1963 của Hòa Thượng Thích Quảng Đức (DĐLS)

- Trái Tim Bất Tử - kỳ 1 Đêm trước tự thiêu

- Trái Tim Bất Tử - kỳ 2: Một huyền thoại lặng lẽ

- Trái Tim Bất Tử - kỳ 3: Vị pháp thiêu thân





Trang Tôn Giáo
Về Đầu Trang Go down
ThanhKhoa
Đại TướngĐại Tướng
ThanhKhoa


Giáo Sĩ
Chức Vụ Tổng Tư Lệnh
Trái Tim Bất Tử Admin
Hạng Nhất
Tiền Đồng : 2147483647
Tổng số bài gửi : 227
Gia nhập : 29/05/2010
Phương châm : Tiền và Tiền

Trái Tim Bất Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trái Tim Bất Tử   Trái Tim Bất Tử Empty1/6/2010, 16:51

Lời Dặn Dò ngày 10 tháng 6 1963

của Hòa Thượng Thích Quảng Đức


Diễn Đàn Lịch Sử

12 tháng 6, 2008
















Hình ảnh Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu năm xưa







Ai sống trong thời 1963 và được chứng kiến cảnh tượng bi tráng độc nhất vô nhị này, đều biết khi Bồ Tát Thích Quang Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ( nay là ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám) toàn thân ngài không tỏ vẻ đau đớn gì mà ngài vẫn điềm nhiên trong tư thế ngồi Thiền, sau khi thân xác ngài đã cháy rụi hết, duy chỉ còn quả tim là không cháy, người ta lấy quả tim đó đem vô lò thiêu lại, dưới sức nóng ..4000 độ (!), cái lò thiêu muốn nứt nẻ ra, vậy mà trái tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức vẫn còn ..trơ trơ ra đó(!).

Giới báo chí trong nước và nước ngoài có mặt lúc đó thi nhau chụp hình. Sự kiện này làm chấn động đất Sài Gòn một thời nói riêng và toàn Thế Gíơi nói chung, điều này làm cho mọi người càng thêm tin tưởng vào sự nhiệm màu của Phật Pháp không phải là hư danh

Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức đi tu từ thuở nhỏ ở miền Trung. Ngài sống cuộc đời giản dị và hoằng pháp độ sanh bằng phương cách xây dựng nhiều chùa. Trong cuộc đời Ngài đã xây cất tất cả 31 ngôi chùa, gồm 14 chùa ở miền Trung và 17 chùa ở miền Nam.

Trong cuộc tranh đấu Phật Giáo chống chánh sách Kỳ thị Tôn Giáo và gia đình trị của chế độ Ngô-Ðình-Diệm vào mùa Phật Ðản 1963, là thời kỳ sôi nổi nhứt, Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức về ngụ tại chùa Ấn-Quang để tiện bề tham gia cuộc tranh đấu.

Ngày 30-5-63, Hòa-Thượng tham gia cuộc biểu tình tại công trường Lam Sơn trước Quốc Hội, tới 5 giờ chiều về chùa Xá-Lợi dự cuộc tuyệt thực. Dịp nầy Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức trình lên Ủy-Ban Liên-Phái Bảo Vệ Phật-Giáo một bức Tâm thư xin tình nguyện tự thiêu. Thư đề ngày 27-5-63. Ủy-Ban Liên-Phái không chấp nhận sự tự thiêu.

Nhưng đến ngày 10-6-63, tình hình không được sáng sủa, chẳng những vậy mà Phật giáo tại Huế đang bị lâm nguy. Lúc nầy Hòa-Thượng đang tụng Kinh Pháp-Hoa tại chùa Ấn-Quang. Vào 8 giờ tối 10-6-63, Thương-tọa Thích-Tâm-Châu và Thiện-Hoa đang họp ở chùa Xá-Lợi. Quí vị cho mời Ðại Ðức Thích-Ðức-Nghiệp tới chùa để nhờ Ðại Ðức chuyển lời hỏi Hòa-Thượng Quảng-Ðức về tâm nguyện tự thiêu nếu Hòa-Thượng không thay đổi thì tổ-chức ngay cuộc tự thiêu vào ngày hôm sau.

Hòa-Thượng Quảng-Ðức trả lời Ðại Ðức Ðức-Nghiệp rằng Ngài vẫn quyết tâm hy-sinh cho đạo pháp, tự thiêu để cúng dường Tam Bảo. Trả lời Ðại Ðức Ðức-Nghiệp xong, Hòa-Thượng bình thản như không có chuyện gì, lúc ấy là 7 giờ 30 đêm 10-6-1963, Ngài lên chánh điện Chùa Ấn-Quang chủ lễ khóa Tịnh-Ðộ thường ngày. Buổi lễ cuối cùng ấy có Ðại Ðức Huệ-Thới đi chuông, Ðại Ðức Ðức-Niệm đi mỏ.

Ðại chúng hiện diện đều không ai biết một biến-cố quan trọng sắp xảy ra. Sau khi Phật tử về hết, tại giữa chánh điện, Hòa-Thượng Quảng-Ðức mới tâm sự với hai Ðại Ðức rằng:

- Vì đạo pháp tôi xin hiến thân giả huyễn nầy để cho Pháp Nạn được giải thoát. Ngày mai nầy tôi sẽ từ giã cõi đời, hẹn gặp hai Thầy ở cảnh giới Cực Lạc của Ðức Phật A-Di-Ðà. Sau khi tôi tự thiêu để hiến dâng cho Phật Pháp, xin các Thầy lưu ý, vì tôi không thể trực tiếp nói điều này với các Ngài lãnh đạo:
Một là, sau khi thân tôi thiêu thành tro bụi sẽ còn lưu lại một vật gì đó cho đời, thì đó là kết quả tốt đẹp về lời Phát nguyện của tôi hiến dâng thân này cho Ðạo Pháp và đó cũng là thành quả đời tu hành của tôi.

Hai là, khi tôi thiêu, nếu tôi chết trong tư thế nằm ngửa thì nguyện vọng Phật-Giáo sẽ thành công, các Thầy cứ tiếp tục tranh-đấu. Ngược lại nếu tôi chết nằm sấp thì quý Thầy nên tìm cách đi ra các nước Miên, Lào, Thái, v.v… để mà tu, nguyện vọng tranh đấu của Phật-Giáo sẽ không thành.

Ba là, ngày di quan tài của tôi, nếu các Thầy có cảm thấy triệu-chứng gì lạ lạ, có thể là ngủ mộng thấy, có thể là cảm giác hay triệu chứng gì thì nên đình chỉ ngay, dời việc di quan qua ngày khác.

Nghĩ lại ba điều Hòa-Thượng Quảng-Ðức nói đêm trước ngày tự thiêu đều hiển ứng:

1. Thân thể Ngài thiêu thành tro, mà quả tim của Ngài vẫn còn đỏ hồng như trái xoài chín dưới sức nóng 4.000 độ; nóng đến nỗi lò thiêu An-Dưỡng-Ðịa đã phải nứt nẻ.

2. Khi ngọn lửa thiêu thân vừa lặn tắt, ba lần cuối đầu xá về hướng Tây, liền ngay khi đó, Ngài bật ngửa nằm im trên mặt đất giữa ngã tư đường Phan-Ðình-Phùng và Lê-Văn-Duyệt trong tiếng niệm Phật vang dội của hàng trăm chư Tăng Ni đang ngồi vây quanh chấp tay thành kính. Tư thế viên-tịch đúng như Ngài huyền ký lại, làm cho Tăng tín đồ tin tưởng vào sự thành công nguyện vọng bình đẳng tôn giáo mà quyết tâm dấn thân hơn. Chung cuộc chánh nghĩa đã thắng.

3. Ai sống trong thời 1963, nếu có lưu tâm đến thời cuộc đều nhớ ngày di quan của Hòa-Thượng Quảng-Ðức ra An-Dưỡng-Ðịa để thiêu. Theo chương trình là 10 giờ sáng. Dân chúng ở hai bên đường Phan-Thanh-Giản và đường Minh-Mạng lập hương án để tiễn đưa Ngài; nhưng mọi người đợi mãi đến hơn 12 giờ trưa mà vẫn chẳng thấy đâu. Sau đó mới nhận được thông báo của Ủy-Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật-Giáo cho biết dời ngày di-quan. Dân chúng lúc bấy giờ vô cùng bàng-hoàng kinh ngạc. Khoảng 2 giờ chiều hôm ấy, người ta thấy năm bảy người mặc sắc phục đen lặng lẽ từ dưới bờ ruộng bước lên gở những quả mìn đã được chôn từ lúc nào trên quãng đường đất dẫn đến lò thiêu của An-Dưỡng-Ðịa.

Sau 3 lần cúi sấp, nhục thân của Bồ-Tát Thích-Quảng-Ðức đã bật ngửa ra sau đem đến niềm tin thắng lợi cho cuộc tranh đấu vì đạo pháp của toàn thể Tăng tín đồ Phật-Giáo.




--------------------------------------------------------------------------------

Nói về Hòa-Thượng Quảng-Ðức, người sống rất giản-dị thật bình dân. Lúc nào tay cũng lần chuỗi, niệm Phật với gương mặt thản nhiên và miệng luôn luôn như mỉm cười. Những ngày Ngài ở chùa Ấn-Quang để chờ cấp lãnh-đạo Phật-Giáo chấp thuận tâm nguyện tự thiêu, Ngài ăn cơm với Tăng chúng, chứ không ngồi ăn cùng bàn với Ban Giám-đốc Phật-Học Ðường Nam-Việt Chùa Ấn-Quang, hay các vị lãnh đạo Phật-Giáo.

Nói như thế để chúng ta thấy rằng, người mang tâm nguyện Bồ-Tát vào đời hành đạo bao giờ cũng thể hiện đời sống bình dị, pháp tu đơn giản của Phật dạy. Pháp tu đơn giản mà chúng tôi muốn nói ở đây chính là Pháp môn niệm Phật. Có lẽ vì quá đơn giản mà người đời xem thường, từ tâm lý xem thường đưa đến khó tin vào năng lực của Pháp môn niệm Phật, như Kinh A-Di-Ðà Phật nói: “Nan tín chi pháp” . Có nghĩa là Pháp môn niệm Phật vãng sanh Cực Lạc thật là đơn giản mà hiệu năng thì vô cùng. Vì vậy mà người đời khó tin!

Tưởng cũng nên nhắc lại, đến đêm 20-8-63, Ngô-Ðình-Diệm lại phản bội những gì đã ký kết với Phật-Giáo, rồi cho lịnh tấn-công vào các chùa, bắt giam tất cả Tăng Ni toàn quốc, kể cả các vị lãnh đạo Ủy Ban Liên Phái Bảo vệ Phật Giáo Việt-Nam tại Chùa Xá-Lợi.

Trong đêm đó cảnh-sát của Diệm Nhu dự định đoạt lấy Trái Tim Xá-Lợi, nhưng một Thiếu Tá cảnh-sát đã nhanh tay cất giấu Trái Tim Xá-Lợi ấy, toán Cảnh Sát quýnh quáng tìm kiếm mà không ra. Sau khi tình hình yên ổn vị Thiếu Tá ấy - là một Phật tử – đem hoàn lại vật thiêng cho quý vị lãnh đạo Phật-Giáo tại chùa Xá-Lợi. Sau nầy khi Cộng Sản chiếm Sàigòn, họ đã cưỡng đoạt chiếm lấy Trái Tim Xá-Lợi Bất Diệt của Bồ-Tát Thích-Quảng-Ðức để làm quốc bảo.



Kiến thức bổ sung:

(Trích báo Nguồn Đạo số 70 Tết Đinh Hợi 02/2007)

Lời Tòa Sọan : Câu chuyện về trái tim của Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã đuợc nói nhiều trên các báo, và đã đi vào lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Tòa Sọan Nguồn Đạo vừa hân hạnh nhận được bài viết của Cư Sĩ Minh Lạc Vũ Văn Phường (Seattle, USA) đã ưu ái gửi cho, để chứng minh sự việc lịch sử này. Đạo Hữu Minh Lạc đã là nhân chứng thực sự đã tham gia vào việc bảo tòan trái tim của Ngài Quảng Đức trong thời kỳ đấu tranh Phật Giáo năm 1963. Nay xin đăng tải bài viết ày để đóng góp thêm vào phần tài liệu về Ngài Thích Quảng Đức đồng thời để quý độc giả thưởng lãm. Nguồn Đạo

Trong thời kỳ tranh đấu bảo vệ Phật-Giáo tại Việt-Nam vào năm 1963, Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức phát nguyện hy sinh nhục thân, tự thiêu để cúng dường Tam Bảo, thức tỉnh nhà cầm quyền. Ủy Ban Tranh Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo lúc đó đặt trụ sở tại chùa Xá-Lợi Saigon, sau khi xem xét và nghiên cứu cẩn thận, đã chấp thuận và tổ chức cuộc thiêu thân cúng dường của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức.

Ngày 11-06-1963, cuộc tự thiêu đã diễn ra hoàn hảo, nghiêm túc và hùng tráng làm rung động thế-giới. Nhục thân của Hòa-Thượng được đưa về quàn taị chùa Xá-Lợi, ngay chính Giảng Đường để các Tăng, Ni, Phật tử và mọi người tới viếng, tụng kinh cầu siêu, trang nghiêm và xúc động. Mấy ngày sau, nhục thân của Ngài được liệm trong quan tài bằng gỗ thật tốt và đưa đi hỏa thiêu ở An-Dưỡng-Địa, Phú-Lâm, Chợ Lớn. Lửa cháy mạnh, khói bốc cao, mọi người niệm Phật rất chân thành. Hôm sau, các Tăng, Ni mở lò thiêu để hốt xương thì thấy một vật to bằng nắm tay lẫn lộn giữa những xương tro. Tôi là đại diện Hội Phật-Học Nam-Việt được cử đi chứng kiến việc hốt tro, đã thấy tận mắt những xương nhỏ cháy thành tro vụn, mầu trắng, những xương lớn như xương đầu gối, xương ống chân cũng tan vụn thành những mảnh nhỏ, nhưng trái tim của Hòa-Thượng thì còn nguyên, tuy có bị cháy chung quanh chút ít. Mọi người đều bàng hoàng và đưa tro cốt cùng trái tim của Hòa-Thượng về trình lên Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo.

Thượng-Tọa Thích Trí-Quang nói: “Do công phu tu hành có định lực kiên cố của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức đã kết tinh thành Xá-Lợi, trái tim này sẽ cứu Phật-Giáo Việt-Nam, cần phải bảo tồn và gìn giữ “. Cụ Chánh-Trí Mai-Thọ-Truyền, Hội-Trưởng Hội Phật-Học Nam-Việt và là một thành-viên của Ủy Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo bảo tôi: “Đạo-Hữu là Dược-Sĩ có thuốc gì và phương cách gì để bảo tồn trái tim này không?” Tôi nhận lời, lau rửa trái tim sạch sẽ, ngâm vào formol và tôn trí trong một bình thủy tinh. Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo gọi thợ đến chụp hình trái tim, in ra và phân phát. Mọi người chấn động cho là phép lạ.

Cuộc tranh đấu bảo vệ Phật-Giáo bùng nổ rầm rộ hơn trước: Học sinh bãi khóa, sinh viên biểu tình, nhà buôn đóng cửa, bãi thị, quân đội hoang mang, lại thêm nhiều cuộc tự thiêu của các Tăng, Ni ở Huế, Saigon và các tỉnh… làm Ngô triều phản ứng mạnh. Đêm 20-8-1963, công an, cảnh sát phá chùa, bắt bớ Tăng, Ni và Phật-Tử, trên từ Hoa-Thượng Tăng Thống Thích-Tịnh-Khiết, các vị Thượng-Tọa, Đại-Đức Tăng Ni, dưới đến các Phật-Tử, sinh viên, học sinh… đều bị bắt giữ.

Dĩ nhiên chùa Xá-Lợi được chiếu cố tận tình, vừa là trụ sở của Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo, vừa là chỗ cư trú của Hoà-Thượng Tăng-Thống cùng các Hòa-Thượng, Thượng-Tọa, Đại-Đức nòng cốt của phong-trào tranh đấu, các cấp chỉ huy các Tăng, Ni và Phật-Tử, vừa là chỗ trưng bày “trái tim bật diệt” của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức. Cửa kính bị đập nát, các chậu cây kiểng đổ vỡ ngổn ngang, mọi người trong chùa đều bị bắt đi.



Hòa Thượng Thích Huyền Quang với trái tim bất diệt của Bồ Tát Thích Quảng Đức



Trái Tim của Hòa-Thượng Thich Quảng-Đức ra sao?

Tối ngày 20-8-1963, được tin mật báo nhà Ngô sẽ phá chùa,Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo ra lệnh cất “trái tim bất diệt” vào tủ sắt của Hội Phật-Học. Tủ sắt này có 2 lớp, lớp bên ngoài đựng các giấy tờ quan rọng, lớp bí mật bên rong cất giấu những bảo vật như Kinh bằng Lá Bối, tiền bạc …

Sau khi bắt giữ các Hòa-Thượng, Thượng-Tọa, Đại-Đức Tăng, Ni và Phật-Tử, và cho ra mắt các vị Tăng mới thân chánh quyền, và muốn trấn an Phật-Tử cùng hòa hoãn với sự đòi hỏi và điều tra của Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Tôn-Giáo và Nhân Quyền của Liên-Hiệp-Quốc, nhà Ngô cho phép (cũng như bắt buộc) mở cửa chùa Xá-Lợi để cho mọi người tới lễ bái, vì sắp đến ngày Đại Lễ Vu-Lan (Rằm Tháng Bảy âm-lịch).

Ngoài Cụ Chánh-Trí Mai-Thọ-Truyền và đạo hữu Tổng Thư Ký Huệ-Đức Lê Ngọc Diệp đã bị bắt cùng với chư Hòa Thượng, Thượng-Tọa, Đại-Đức… những nhân viên ban quản trị Hội Phật-Học Nam-Việt, trong đó có tôi, được gọi tới sở Công-An, đường Nguyễn-Trãi, Chợ-Lớn, yêu cầu mở cửa chùa Xá-Lợi, Tránh không được, dù muốn, dù không, chúng tôi đưọc xe của Công-An đưa về chùa Xá-Lợi, mở cửa cho mọi người tự do ra vào lễ bái, dĩ nhiên có công-an, cảnh sát theo rõi, canh chừng

Sau khi quét dọn sạch sẽ Chánh-Điện, Giảng-Đường và phòng ốc, dâng hoa cúng Phật, làm lễ tẩy tịnh, chúng tôi xuống mở két sắt, thấy cửa két bị đập thủng, xập một nửa xuống nên ngăn bí mật bên trong được che kín, như có bàn tay Hộ-Pháp bảo vệ. Chúng tôi hồi hộp, gọi thợ sắt đến gỡ từng mảnh sắt ra, thì thật là nhiệm mầu: Chiếc hộp đựng “trái tim bất diệt” vẫn còn y nguyên, trái tim vẫn ngự trị bên trong, kiên cố và hùng tráng như thách đố với cơn bão tố Pháp nạn. Chúng tôi bảo nhau mang cất “trái tim bất diệt” vào một chỗ bí mật, thề không tiết lộ.

Sau ngày Cách Mạng thành công lật đổ Ngô triều vào ngày 1-11-1963, cửa chùa Xá-Lợi rộng mở, mọi người tấp nập đến chùa lễ Phật và cung kính lễ “trái tim bất diệt” còn nguyên vẹn trải qua cơn giông tố phũ phàng.

Sau cùng “trái tim bất diệt” được đưa về tôn thời tại Việt-Nam Quốc-Tự, đường Trần-Quốc-Toản, Chợ Lớn, trụ sở Viện Hóa-Đạo, thuộc Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất.

Sau biến cố 30-4-1975, chúng tôi được Hoà-Thượng Thích-Tâm-Châu, Viện-Trưởng Viện Hóa-Đạo tại Việt –Nam Quốc-Tự cho biết: Cộng-Sản cất “trái tim bất diệt” của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức vào tủ sắt một ngân hàng ở Saigon.



nguồn: http://lichsuvn.info/Home/index.php/Lich-su-Viet-Nam/Danh-nhan/Thich-Quang-Duc.html



Bài cùng đề tài:

- Lời Dặn ngày 10/6/1963 của Hòa Thượng Thích Quảng Đức (DĐLS)

- Trái Tim Bất Tử - kỳ 1 Đêm trước tự thiêu

- Trái Tim Bất Tử - kỳ 2: Một huyền thoại lặng lẽ

- Trái Tim Bất Tử - kỳ 3: Vị pháp thiêu thân





Trang Tôn Giáo
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Trái Tim Bất Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trái Tim Bất Tử   Trái Tim Bất Tử Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Trái Tim Bất Tử
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Không thể tái diễn hành vi sai trái

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Liên Minh SVN :: Tôn Giáo-
Chuyển đến 
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search