Liên Minh SVN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Liên Minh SVN

Liên Minh Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam
 
CổngCổng  Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  Sách HiếmSách Hiếm  TiViTiVi  Diễn Đàn Liên KếtDiễn Đàn Liên Kết  
--------------------------------------- Lực Lượng Dân Tộc Cực Đoan Việt Nam -------------------------- Cộng sản hay không cộng sản ? Chúng tôi là những người yêu nước luôn muốn chống lại những thế lực phá họai một đất nước tự do ! Trả thù lại những gì bọn ngọai bang đã gây ra cho đất nước chúng ta ! Thù hận những kẻ thù đã gây ra tang thương cho dân tộc giống nòi việt nam ! Luôn mong muốn trả thù cho dân tộc !
Cộng sản hay không, một lực lượng đã thành công đánh đuổi được thực dân, mang lại độc lập và thống nhất cho đất nước mà là “Việt Gian”, vậy thì tổ chức tôn giáo của những người Việt hoàn toàn lệ thuộc ngoại bang, đi làm tay sai cho thực dân Pháp để đưa nước nhà vào vòng nô lệ thì gọi là gì ? Là những người “yêu nước” hay sao?
Có bao giờ chúng ta đặt một câu hỏi cho chính chúng ta, những người quốc gia, là nếu những điều chúng ta viết ở hải ngoại trong những chiến dịch “tố Cộng” là đúng, thì làm sao CS có thể thắng trong cả hai cuộc chiến?

 

 Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh

Go down 
Tác giảThông điệp
ThanhKhoa
Đại TướngĐại Tướng
ThanhKhoa


Giáo Sĩ
Chức Vụ Tổng Tư Lệnh
Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Admin
Hạng Nhất
Tiền Đồng : 2147483647
Tổng số bài gửi : 227
Gia nhập : 29/05/2010
Phương châm : Tiền và Tiền

Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Empty
Bài gửiTiêu đề: Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh    Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Empty20/8/2010, 15:33

Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh

Trường Kiểu Mẫu Thủ Đức

Hiền tài hay Việt gian ?

Nguyễn Mạnh Quang

08 tháng 5, điều chỉnh 22 tháng 5, 2009

1 2 3 4 5 6



Dẫn thư của QBH


Trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký



Trước khi trả lời câu hỏi của em Quách Bửu Hiệp, thiết tưởng cũng nên trình bày những vấn đề liên hệ để đưa đến thắc mắc trên. Yếu tố quan trọng nhất là bối cảnh sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại trong đó có thời Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đô hộ (1885-1945), thời Kháng Chiến (1945-1954) giành độc lập và thời Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican thống trị miền Nam Việt Nam (1954-1975). Xin giới hạn, chỉ đề cập đến các chính quyền đã có chính sách giáo dục đưa đến các thắc mắc của em QBH nêu lên trong điện thư trên đây mà thôi.



I.- TỪ BỐI CẢNH LỊCH SỬ…



Nước ta bị Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican thống trị trên toàn lãnh thổ trong thời gian 1885-1954 và riêng miền Nam Việt Nam lại bị Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican thống trị thêm một thời gian từ năm 1954 đến năm 1975. Trong những khoảng thời gian trên đây, chính sách giáo duc ở Việt Nam, đặc biệt là môn Sử và Công Dân đều bị chính quyền Bảo Hộ (Pháp hay Mỹ), trong đó Nhà Thờ Vatican là chủ lực, khống chế và kiểm soát chặt chẽ. Họ bưng bít những gì có thể bưng bít được và xuyên tạc hay bóp méo những gì không thể hay không cần phải bưng bít hay che giấu.

A.- Những sự kiện lịch sử bị bưng bít:

Bằng chứng cho hành động bưng bít hay che giấu này của họ là:

Thứ nhất, việc một ông linh mục trong thời chính quyền Ngô Đình Diệm yêu cầu Nhà Nước phải “tịch thu và cấm bán” bộ sách “Lịch Sử Thế Giới” do hai ông Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang biên soạn, xuất bản vào năm 1956. Sự kiên này được tác giả Nguyễn Hiến Lê kể lại rằng:

“Một chuyện đáng ghi là vì bộ đó mà năm 1956 (chúng tôi) bị một độc giả ở Cần Thơ mạt sát là “đầu óc đầy rác rưởi” chỉ vì chúng tôi nhắc qua đến thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người. Chẳng cần nói ai cũng biết độc giả đó là một tín đồ tín đồ Công Giáo.

Sau, một linh mục ở Trung yêu cầu bộ giáo dục cấm bán và tịch thu hết bộ vì trong cuốn II viết về thời Trung Cổ, có nói đến sự bê bối của một vài giáo hoàng. Bộ phái một viên bí thư có bằng cấp cử nhân tiếp xúc với tôi. Ông này nhã nhặn, khen tôi viết sử có nhiệt tâm, cho nên đọc hấp dẫn như đọc bộ sử Pháp của Michelet; rồi nhận rằng sách của tôi được Bộ Thông Tin cho phép in, lại nạp bản rồi, thì không có lý gì tịch thu, chỉ có thể ra thông cáo cho các trường đừng dùng thôi, cho nên ông ta chỉ yêu cầu tôi bôi đen vài hàng trên hai bản để ông ta đem về nộp bộ, bộ sẽ trả lời linh mục nào đó, còn bán thì cứ bán, không ngại gì cả. Tôi chiều lòng ông ta….

Hồi đó, bộ lịch sử của tôi chỉ còn một số ít. Tôi hỏi các nhà phát hành, được biết có lệnh cấm các trường ngoài Trung dùng nó, trong Nam thì không. Chỉ ít tháng sau bộ đó bán hết. Tôi không tái bản.

Một hôm bà láng giềng cho tôi hay: ”Ít lâu nay tôi thấy ngày nào cũng có một hai người ngồi ở quán cà phê bên kia đường nhìn về phía nhà thầy và nhà tôi, như rình cái gì. Hôm qua, một người vào nhà tôi hỏi: “Ông Lê ở nhà bên lúc này đi đâu mà không thấy?” Tôi đáp: “Ông ấy đau, nằm ở trong phòng, chứ đi đâu? Thầy cứ vô hỏi. Rồi họ đi.” Vậy là mật vụ rình tôi mà tôi không biết.” [1]

Thứ hai, chính quyền miền Nam (lẽ dĩ nhiên có Giáo Hội LM đứng sau) đòi mua hết cuốn "Đảng Cần Lao" của tác giả "Chu Bằng Lĩnh" (Mặc Thu) được nhà xuất bản Đồng Nai in và phát hành vào năm 1971. Nếu không chấp nhận thì họ đe dọa sẽ thủ tiêu tác giả.

"Theo thân hữu của nhà văn Mặc Thu cho biết, khi tác phẩm in xong, có một người đến gặp tác giả ra điều kiện mua hết số sách đã in với giá 1 triệu đồng bạc Việt Nam và không được in tiếp. Nếu không chấp nhận, họ đe dọa sẽ thủ tiêu tác giả. Sau đó, tác giả tìm hiểu thì được biết số tiền 1 triệu đồng là của ông Trương Vĩnh Lễ, cựu chủ tịch quốc hội bỏ ra, và số người thi hành là của ông Cao Xuân Vỹ. Do đó, tác phẩm Đảng Cần Lao không đến tay quí vị đọc giả là do áp lực kể trên. Nhưng may mắn trước đó tác giả đã tiên đóan là sẽ có chuyện xảy ra, nên đã cất giấu được một số đem tặng thân hữu và đưa vào tòa đại sứ Mỹ được vài quyển." [Chu Bằng Lĩnh, Đảng Cần Lao (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1993), tr. I]

Còn nhiều sự kiện lịch sử khác cũng bị bưng bít như vậy. Xin kể thêm một số những sự kiện:

1.- Việc Giáo Hội La Mã chủ trương đánh chiếm Việt Nam. Chủ trương này nằm trong chính sách chung của Giáo Hội qua việc ban hành Sắc Chỉ Romanus Pontifex vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas (1447-1455). Nội dung của sắc chỉ này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại trong sách “Thập Giá và Lưỡi Gươm” như sau:

"...., quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn." [2]

Ngoài ra, cũng trong thế kỷ 15, Tòa Thánh Vatican còn ban hành nhiều thánh lệnh hay sắc chỉ khác với nội dung tương tự như Sắc Chỉ Sắc Chỉ Romanus Pontifex trên đây. Tất cả các sắc chỉ hay thánh lệnh này đã được sử gia Vũ Ngự Chiêu dưới bút hiệu là Nguyên Vũ ghi rõ nơi các trang 389-392 trong cuốn “Ngàn Năm Soi Mặt." [3]

2.- Việc Tòa Thánh Vatican đã ba lần gửi người đến kinh thành Paris uốn lưỡi Tô Tần vận động chính quyền Pháp liên kết với Giáo Hội xuất quân đánh chiếm Việt Nam để làm thuộc địa, cùng thống trị, cùng cướp đọat tài nguyên của đất nước ta, cùng nô lệ hóa dân ta và cùng chia nhau lợi nhuận. Xin xem Chương 5 trong tập sách “Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam” hiện nay. Chương sách này đã được đưa lên sachhiem.net từ ngày 29/3/2009.

3.- Việc Giáo Hội liên kết chặt chẽ với Pháp trong việc đánh chiếm và thống trị Việt Nam từ năm 1858 cho đến mùa thu năm 1954.

4.- Sự hiện diện của các nhà truyền giáo và tu sĩ Công Giáo (xin được gọi tắt là Ca-tô, do chữ Catholics đã trở nên phổ thông ở hải ngoại) trong đoàn quân viễn chinh Pháp với nhiệm vụ dẫn đường đưa lối cho đoàn quân xâm lăng này trong các chiến dịch tấn chiếm Việt Nam từ năm 1858 cho đến khi Hiệp Ước Giáp Thân 1884 ra đời.

5.- Vai trò các tín đồ Ca-tô được Giáo Hội đưa đến chủng viện Pénang ở Mã Lai để huấn luyện về kỹ thuật chống phá tổ quốc Việt Nam rồi được đưa về Việt Nam phục vụ cho Liên Minh Pháp – Vatican, làm các công việc thông ngôn, chỉ điểm, đưa đường dẫn lỗi, dịch thuật các tài liệu trong bộ máy tuyên truyền và bộ máy đàn áp cho Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican, hoặc là trong các chiến dịch tấn công các cứ điểm phòng thủ của quân dân ta cũng như trong các chiến dịch tấn công và tiêu diệt các lực lượng nghĩa quân kháng chiến Việt Nam trong suốt thời kỳ từ năm 1958 cho đến 1945. Trong số những tên Ca-tô Việt gian này có Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Trường Tộ, v.v…

6.- Việc đoàn ngũ hóa tín đồ Ca-tô trong các xóm đạo và tổ chức họ thành những đạo quân thứ 5 nằm tiềm phục tại địa phương chờ nhận lệnh của các đấng bề trên để nổi lên tiếp ứng vào khi Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican tiến đến tấn công một vị trí nào đó ở các vùng gần bên.

7.- Vai trò của Linh-mục Trần Lục dẫn 5 ngàn giáo dân Phát Diệm có võ trang đi tiếp viện cho đoàn quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Trung-tá Metzinger và Đại Úy Joffre trong chiến dịch tấn công và tiêu diệt lực lượng nghĩa quân kháng chiến tại Chiến Lũy Ba Đình (Thanh Hóa) dưới quyền chỉ huy của cụ Đinh Công Tráng vào những năm năm 1886 và 1887.

8.- Vai trò của tên Việt gian Ngô Đình Khả (phụ thân của Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện) cùng với Nguyễn Thân trong chiến dịch tấn công và tiêu diệt căn cứ nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta dưới quyền chỉ huy của nhà ái quốc Phan Đình Phùng. Ngô Đình Khả và Nguyễn Thân là hai người chủ động trong việc đào mả cụ Phan Đình Phùng lấy hài cốt đem đốt thành tro, lấy tro trộn với thuốc súng, rồi bắn xuống sông Lam Giang để trả thù cho những chiến dịch “Bình Tây Sát Tả” của nghĩa quân ta trước đó. Cái truyền thống đào mả kẻ thù những người đã chết để trả thù là của đạo Ca-tô đã có ở Âu Châu từ thời Trung Cổ [4]

9.- Việc tên Ca-tô Việt gian Ngô Đình Khả được Liên Minh Thánh Pháp - Vatican gài vào triều đình Huế để theo dõi thái độ và hành động của ông vua gỗ Thành Thái rồi báo cáo với chính quyền bảo hộ.

10.- Việc Vatican và Pháp đồng thuận với nhau trong việc bổ nhậm cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu (vừa là người của Giáo Hội La Mã, vừa là người của Pháp) nắm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương từ ngày 17/8/1945 cho đến ngày 15/3/1947.

11.- Vai trò của Giáo Hội La Mã và giáo dân Việt Nam đã liên tục chống lại tổ quốc Việt Nam qua những hành động chiến đấu bên cạnh đoàn quân xâm lăng Pháp suốt trong thời Kháng Chiến Chống Pháp 1945-1954.

12.- Sự chuyển hướng mục tiêu tranh đấu của các lực lượng nghĩa quân kháng chiến Việt Nam (từ 1858 đến 1945) trong việc đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp-Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Trong sự chuyển hướng này, có mục nói về chủ trương loại bỏ chế độ quân chủ dưới mọi hình thức kể cả hình thức trung ương tập quyền lẫn hình thức quân chủ lập hiến. (Nếu đưa mục này vào trong chương trình sử ở bậc trung học, thì làm sao nhà cầm quyền miền Nam có thể giải thích được việc Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican chủ trương đưa ra “Giải Pháp Bảo Đại” để chống lại chính quyền Kháng Chiến dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh?)

13.- Những bài học về Hội Nghị Genève và Hiệp Định Genève 1954

14.- Những hành động của chính quyền Ngô Đình Diệm vi phạm điều khoản quy định việc tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 7/1956.



B.- Những sự kiện lịch sử bị diễn dịch lươn lẹo hay bị bóp méo hoặc bị xuyên tạc:

Ngoài ra, lại còn có rất nhiều sự kiện lịch sử đã bị cắt xén hay bị diễn dịch sai lạc (lươn lẹo) rồi mới được đưa vào chương trình học ở bậc trung học. Trước khi nói đến vấn đề này, thiết tưởng cũng nên biết tài nghệ bóp méo sự thật lịch sử của Giáo Hội La Mã. Nói về tài nghệ này của Nhà Thờ Vatican, học giả Ca-tô Phan Đình Diệm cũng là hội trưởng Học Hội Đức Giêsu Kitô Phục Sinh ghi nhận như sau:

“Hàng ngàn năm, để bưng bít và che giấu 7 chương tội đối ngoại và một chương đối nội là tám, nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Roma phải nói là đã đạt đến chỗ cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyền truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tich, Giáo Hội là Hiền Thê của Đức Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của Thiên Chúa… Giáo Hội tự nhận cho mình hết tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngoài nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây “vạn lý trường thành đức tin” và buông bức “màn sắt thần học” lên đầu đàn chiên. Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật, (Giáo Hội) đã biến “núi tội thành con chuột”, “kẻ cướp (thành) thày tu” và “quỷ satan thành (người) có diện mạo ông thánh.” [5]

Như đã nói ở trên, mục đích của việc làm bất chính này là làm cho học sinh không nhận ra có sự liên hệ khắng khít giữa những sự kiện đó với Giáo Hội hay tu sĩ hoặc tín đồ Ca-tô. Một trong những sự kiện này là chuyện Tòa Thánh Vatican cấu kết với đế quốc thực dân Pháp để đưa ra Giải Pháp Bảo Đại với dã tâm bơi nguợc dòng lịch sử, phục hồi cái vương quyền lỗi thời của nhà Nguyễn để làm bức bình phong che đậy cho mưu đồ bất chính trong chính sách dùng người Việt đánh người Việt và dùng tín đồ Ca-tô để cai trị đại khối dân tộc thuộc tam giáo cổ truyền. Việc Vatican chủ trương đưa ra Giải Pháp Bảo Đại được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

"Ngày 28/12/1945: Huế:Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma, tuyên bố: Gia đình Bảo Đại là gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tous les annmites) và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; DOM [aix], CP 125). Drapier cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính] [6]

Tiếp theo đó, họ lại khua chiêng gióng trống tô vẽ cho ông vua gỗ này và bọn Việt gian bán nước cho Pháp và Vatican bằng những luận điệu bịp bợm với những cụm từ “chính quyền quốc gia”, “chính nghĩa quốc gia”, “người Việt quốc gia” chiến đấu dưới “lá cờ vàng ba sọc đỏ”, nhưng hết sức lúng túng, rồi từ đó gây ra những lúng túng tiếp theo như những chiếc vòng khoen móc nối với nhau trong một sợi giây chuyền:

1.- Lúng túng không thể giải thích được việc tái lập vương quyền cho nhà Nguyễn bằng cái gọi là “Giải Pháp Bảo Đại”. Đây là một hành động bơi ngược dòng lịch sử, nghĩa là đi ngược với trào lưu tiến hóa của phong trào đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican với bốn nhiệm vụ chính là:

a.- Giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc.

b.- Đập tan cái ách quân chủ phong kiến lỗi thời coi nhân dân như chó ngựa đã đè nặng lên đầu lên cổ dân tộc ta từ mấy ngàn năm qua bằng cách thiết lập chính quyền dân chủ tự do cho dân, vì dân và bởi dân.

c.- Thực hiện một cuộc cách mạng xã hội, xóa bỏ hết tất cả những bất công xã hội, xóa bỏ hết tất cả những tàn tích đế quốc, thực dân và phong kiến còn rớt lại.

d.- Thực hiện một cuộc cách mạng ruộng đất để đem lại công bằng về kinh tế cho người dân ở nông thôn và mang lại phúc lợi cho toàn dân theo đà tiến hóa của nhân loại.

2.- Lúng túng trong việc biện minh sao cho thuận lý về cái chính nghĩa khi họ khoác cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại cái danh xưng "chính quyền quốc gia" và "chính nghĩa quốc gia".

3.- Lúng túng khi phải gọi những tên Việt gian vốn đã có thành tích làm tay sai cho Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp Vatican từ trước năm 1945 và trong thời Kháng Chiến 1945-1954 là "những người Việt quốc gia chân chính". Ai cũng biết rằng gọi những tên Việt gian này là “ những người Việt quốc gia chân chính” quả thật là không ổn.

Làm sao những tên Việt gian như Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm, Phan Văn Giáo, Trần Văn Hữu, Lê Văn Viễn, v.v… lại có thể được gọi là những người quốc gia chân chính yêu nước tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tôc?

Làm sao những tên quan lại làm tay sai cho chính quyền bảo hộ Liên Minh Pháp Vatican trong thời kỳ từ trong thời 1885-1945 lại có thể được gọi là những người quốc gia chân chính yêu nước?

Làm sao có thể gọi những tên Việt gian này là những người đã quyết tâm liều thân tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc?

Chẳng lẽ những tên Việt gian khét tiếng làm tay sai đắc lực cho liên minh giặc Pháp – Vatican như Trần Bá Lộc, Nguyễn Hữu Độ, Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Lê Hoan, Linh-mục Trần Lục, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu, Ngô Đình Khôi, Hoàng Gia Mô, Giám-mục Nguyễn Bá Tòng, Giám-mục Ngô Đình Thục, Cung Đình Vận, Vi Văn Định, Nguyễn Duy Hàn, Ngô Đình Diệm, v.v…lại có thể được gọi là những người quốc gia yêu nước hay sao?

Nếu như vậy, thì những tên Việt gian ác ôn làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong thời Kháng Chiến 1945-1954 như Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm (cọp Cai Lậy, nhân sĩ Bắc Hà đã từng mắng thẳng vào mặt là “Chó Tâm bồi Tây” bằng cụm từ “đại điểm quần thần”), Trần Văn Hữu, Phan Văn Giáo, Lê Văn Viễn, Giám-mục Lê Hữu Từ, Giám-mục Phạm Ngọc Chi, Linh-mục Hoàng Quỳnh (Phát Diệm), Linh-mục Nguyễn Gia Đệ (Ninh Bình), Linh-mục Lương Huy Hân (Nam Định), Linh-mục Nguyễn Kim Điền (Phát Diệm), Linh-mục Mai Đức Tín (Thái Bình), Linh-mục Nguyễn Quang Ân (Thái Bình), Linh-mục Vũ Đức Luật (Thái Bình), Linh-mục Mai Ngọc Khuê (Bùi Chu), v.v… và những sĩ quan người Việt trong đạo quân đánh thuê cho Liên Quân Xân Lăng Pháp – Vatican trong thời Kháng Chiến 1945-1954 cũng được gọi là những người Việt Quốc Gia yêu nước hay sao?

Nếu như vậy, thì những tên Việt gian bán nước cho Liên Minh Xâm Lược Mỹ – Vatican trong những năm 1954-1975 cũng có thể được gọi là "những người Việt quốc gia chân chính" hay sao?

Nếu như vậy, thì những tên Việt gian làm mật vụ cho Liên Minh Pháp – Vatican trong những năm 1945-1954 và đã từng nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong ngành mật vụ công an ở miền Nam như Trần Kim Tuyến, Trần Khắc Kính, Trần Khắc Nghiêm, Lê Quang Tung, Lê Quang Triệu, Ngô Thế Linh, Nguyễn Văn Hai, Phan Quang Đông, Dương Văn Hiếu, Trần Thiện Dzai, Mai Thế Quyền, v.v… cũng được gọi là những người Quốc Gia yêu nước hay sao?

Ai cũng biết rằng tất cả những người được nêu lên trên đây đều là những người được chính quyền Liên Minh Pháp – Vatican đào tạo để phục vụ cho quyền lợi của hai thế lực (Pháp và Vatican) và đã có nhiều thánh tích chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam hoặc là từ trước năm 1945 và hoặc là từ thời Kháng Chiến 1945-1954. Nếu gọi những hạng người này là những “người Việt quốc gia yêu nước”, thì quả thật là tội nghiệp cho cụm từ “người Việt quốc gia yêu nước” và tội nghiệp cho ngôn ngữ Viêt Nam!

Thực ra, những lúng túng này là do ý đồ nhập nhằng đánh lận con đen bằng cách gom những tên Việt gian đã được nêu lên trên đây vào chung với những người yêu nước chân chính trong các đảng phái và phong trào cách mạng chống Liên Minh Pháp – Vatcian trong thời kỳ 1858-1945.






Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ Giáo Hội La Mã chính là thủ phạm đã làm cho tín đồ Ca-tô cũng như tất cả những người Việt khác sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 không được học đầy đủ lịch sử thế giới, và cũng không được học đầy đủ những bài học lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại.

Tình trạng này đã khiến cho họ khi nói hay viết về lịch sử đều có một điểm chung là thiếu một bức tranh toàn cảnh về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, tức là bỏ hết những nguồn lịch sử thế giới đã ảnh hưởng đến dòng sinh mệnh của dân tộc ta, trong đó có Giáo Hội La Mã là quan trọng hơn cả. Cũng vì cái “điểm chung” này mà các ông văn sĩ Ca-tô như người múa gậy giữa vườn hoang, thường biên sọan những ngụy thư để bào chữa và lấp liếm những khu rừng tội ác của Giáo Hội La Mã và những người đồng đạo, bất kể là họ đã chống lại tổ quốc và dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử từ giữa thế kỷ 16 cho đến ngày nay (trực tiếp hoặc gián tiếp thâu thập tin tức tình báo chiến lược, tiếp tay cho bọn gián điệp Ca-tô dưới danh nghĩa là các nhà truyền giáo, và nhiều tội ác khác.) Dưới đây là một số những ngụy thư tiêu biểu:

1.- Cuốn “Trần Lục” (Montréal, Canada, 1996) do các ông giáo sĩ và trí thức nửa mùa Ca-tô như Đức Ông Trần Ngọc Thụ, Đức Ông Trần Văn Khả, Linh-mục Trần Cao Tường, Lê Văn Lân, Phạm Đình Khiêm, Vũ Huy Ba, Phạm Xuân Thu, LM Võ Long Tê, Hồ Linh Vũ Ngọc Ánh, Nguyễn Gia Đệ, Lê Hữu Mục, Bằng Phong, Phạm Xuân Thu, Trần Trung Lương, LM Trần Văn Kiệm, LM Vũ Thành, Vũ Duy Hiền, Trần Xuân Tiên, Lê Đình Ngân hè nhau biên soạn. Nhận xét về cuốn ngụy sử này, ông Nguyễn Ngọc Quỳ viết:

“Trước hết, điểm mặt xem ai nâng Trần Lục lên: Hội Truyền thống Giáo phận Phát Diệm, Đức ông Trần Ngọc Thụ (Rome), các LM Nguyễn Thái Bình, Trần Phúc Vị, Trần Phúc Nhân (ba vị nầy từ Việt Nam qua), LM Nguyễn Gia Đệ (Canada), LM Trần Quý Thiện, hai Đức ông, 3 Linh Mục, cùng với ông Lê Hữu Mục và 5 trí thức giáo sư Công giáo (đồng tác giả trong một cuốn sách dày 640 trang để vinh danh và ca tụng LM Trần Lục) , ông Vũ Quang Ninh và ông Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh, hai nhân sĩ Công giáo tại Mỹ, …như thế cũng tạm đủ để kết luận tính đại diện cho quan điểm Sử học và Văn hóa của toàn bộ Giáo hội Công giáo Việt Nam về con người Trần Lục rồi. Vả lại, cho đến giờ nầy, không thấy một cuốn sách nào của người Công giáo viết "khác", lại càng chẳng thấy một người Công giáo Việt Nam nào lên tiếng "phản đối" các vị nầy, kể cả những chuyên viên viết lách Công giáo lúc nào cũng sẳn sàng đòi "dạy Sử" cho cả nước như các ông "tiến sĩ" Cao Thế Dung, ông Tú Gàn thẩm phán Nguyễn Cần và ông cựu Nghị sĩ đao to búa lớn Nguyễn văn Chức .

Bây giờ hãy xem họ nâng ông Cha Trần Lục nầy lên đến độ cao nào: "danh nhân anh tài không những của Giáo hội Công giáo mà còn của dân tộc Việt Nam chúng ta" (LM Trần Quí Thiện), "danh nhân không những trong nước Việt Nam mà còn cả ngoài nước" " (Đức Ông Trần văn Khả) ", "đức độ và tài ba", "LM Trần Lục là một vĩ nhân của lịch sử hiện đại" (ông Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh), "gương chung cổ cho người cả nước đời đời soi chung" (ông Vũ Huy Bá), …và nhiều lời tâng bốc mà chính những anh hùng liệt nữ nước ta như các bà Trưng bà Triệu, và các vị Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học cũng không sánh bằng.”…“Một người đã hướng dẫn và cung cấp cho quân xâm lược 150 tay súng Công giáo để đánh chiếm thành lũy Ninh Bình của nước ta, một người đã huy động 5.000 giáo dân Việt Nam giúp Tây tiêu diệt chiến khu Ba Đình của anh hùng Đinh Công Tráng, một người đã từng bị lãnh tụ chống xâm lăng Phan Đình Phùng đè ra hỏi tội và đánh đòn công khai, một người đã từng được quân xâm lăng Pháp tưởng thưởng công lao bằng hai Bắc Đẩu Bội Tinh, một người như thế mà lại được cộng đồng chức sắc và trí thức Công giáo hải ngoại, cho đến giờ nầy, vẫn còn ồn ào "nâng" lên thành anh tài của Việt Nam và vĩ nhân của thế giới, thì làm sao lý giải được hiện tượng chua xót và … quái đản nầy ?” [7]

2.- Cuốn “Những Bí Ẩn Đàng Sau Cuộc Thánh Chiến Tại Việt Nam” (Garden Grove, CA:, 1994) và cuốn “Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam” (Garden Grove, CA:, 1999) do ông Lữ Giang (tức cựu thẩm phán Nguyễn Cần) .

3.- Cuốn “Việt Nam Chính Sử” (Fall Church, VA:TXB 1992) do ông Nguyễn Văn Chức biên soạn.

4.- Bộ “Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan” (Fall Church, VA: TXB 1991) do Linh mục Vũ Đình Họat biên soạn.

5.- Cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn” (Paris TXB, 2001) do ông Nguyễn Gia Kiểng biên soạn.

6.- Cuốn “Việt Nam: Cuộc Chiến Tranh Quốc Gia - Cộng Sản, Tập I” (San Jose, CA: TXB 2002) do nhóm các ông Dương Diên Nghị, Nguyễn Châu, Lương Văn Toàn, Lê Hữu Phú và Hòang Đức Phương biên soạn.

7.- Cuốn “Việt Nam Huyết Lệ Sử” (New Orleans, Louisiana: Đồng Hương, 1996) do ông Cao Thế Dung biên soạn .

8.- Cuốn “Việt Nam 1945-1995” (Tập I, Bethesda, MD, 2004) do ông Lê Xuân Khoa biên soạn.

9.- Cuốn “Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê” (CA: Thông Vũ 1998) do ông Minh Võ biên sọan.

10.- Nhà giáo kiêm nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn tuyên bố khơi khơi trong cuốn video Paris By Night 81 rằng “Bắc Hàn không xâm lăng Nam Hàn” và viết cuốn “Xóm Đạo” (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003) với nhiều phán đoán lịch sử ngược với sự thật. Xin đọc “Khi Nhà Văn Lạm Bàn Lịch Sử của Nguyễn Mạnh Quang, có đăng trong sachhiem.net.

11.- Ông Vũ Hải Hồ bịa đặt ra chuyện Cựu Đại Sứ Pháp Jrean Marie Mérillion viết cuốn “Sàigon Et Moi” cũng không ngòai mục đích giống như các tác giả của 10 trường hợp ở trên. Xin xem bức thư trao đổi giữa Tiến-sĩ Hoàng Ngọc Thành và thư trả lời của Cựu Đại Sứ Pháp Jrean Marie Mérillion in nơi các trang 622-623 trong cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (San Jose, CA: Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, 1994).

Và các ông trí thức nửa mùa Ca-tô khác cư ngụ ở Montréal và ở nhiều nơi khác tha hồ phóng bút tâng bốc Nhà Thờ Vatican và chế độ đạo phiệt Ca-tô của tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm.



II.- ĐẾN NHỮNG THẮC MẮC TRÊN ĐÂY



Như đã nói ở trên, trong khoảng thời gian 1885-1945, toàn lãnh thổ nước ta đã bị Liên Minh Xâm Lược Pháp đô hộ và trong những năm 1954-1975 miền Nam Việt Nam bị Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican thống trị, cho nên, chính sách giáo duc, đặc biệt là môn Sử và Công Dân đều bị Nhà Thờ Vatican khống chế và kiểm soát chặt chẽ. Vì thế mà những thế hệ sinh ra và lớn lên trong thời gian trên đây không có cơ hội tìm hiểu và biết rõ những sự kiện lịch sử đã bị nhà cầm quyền bưng bít và bóp méo. Do đó mới có nhưng thắc mắc như trên.

Cũng nên biết, từ năm 1975, có rất nhiều trí thức người Việt hải ngọai hằng quan tâm đến lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. May mắn là họ có nhiều thì giờ và cơ hội tiếp cận với các văn khố và thư viện tại các nước như Pháp, Anh, Đức, Hòa Lan, Hoa Kỳ Canada, Úc Đại Lợi, v.v…. Nhiều người đã có cơ may nghiên cứu các tài liệu của các nhà viết sử chân chính và các tư liệu của những người có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến việc Nhà Thờ Vatican vận động chính quyền Pháp và Mỹ trực tiếp can thiệp vào nội tình Việt Nam. Những ai đã từng đọc các tài liệu này đều ngỡ ngàng khi thấy rằng những sự thật về lịch sử Việt Nam trong cận và hiện đại đã bị bưng bít và xuyên tạc như tôi đã trình bày ở trên. Có nhiều người đã biên soạn thành những tác phẩm để công bố những sự thật này cho mọi người cùng biết. Dưới đây là một số những tác phẩm này:

1.- “Les Missionaires Et La Politique Coloniale Francaise Au Vietnam” (1857-1914). Heaven, CT: Yale Southeast Asia Studies, 1990) hay Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân tại Việt Nam. Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988 của tiến sĩ Cao Huy Thuần,

2.- “Bước Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897” (Saint Raphael, Pháp, TXB, 1995) của học giả Nguyễn Xuân Thọ,

3.- “Thập Giá và Lưỡi Gươm” (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978) của Linh-mục Trần Tam Tỉnh.

4.- Các tác phẩm của Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu hoặc là dưới bút hiệu Chính Đạo và Nguyên Vũ. Cũng nên biết chính nhà viết sử Vũ Ngự Chiêu đã tìm ra được lá thư của Giám-mục Ngô Đình Thục đề ngày 21/8/1944 viết tại Tòa Tổng Giám Mục Vĩnh gửi Toàn Quyền Jean Decoux, trong đó ông kể ra công lao huyết hãn của thân phụ ông là Ngô Đình Khả đã hy sinh cho nước Pháp trong các chiến dịch truy lùng và tiêu diệt lực lượng nghĩa quân Cần Vương (dưới quyền lãnh đạo của cụ Phan Đình Phùng) để khẩn khỏan xin Pháp tha cho ông Ngô Đình Diệm cái tội phản Pháp đi theo Nhật khi Nhật tiến vào Việt Nam từ tháng 9 năm 1940.

5.- Tất cả các ấn phẩm của học giả Charlie Nguyễn,

6.- Tất cả các sách hay các bài viết của Giáo-sư Trần Chung Ngọc

7.- Tất cả các tác phẩm của ông Bùi Kha

8.- Tất cả các tác phẩm của ông Ngô Triệu Lịch

9.- Tất cả những tác phẩm do Giao Điểm phát hành và đăng trên giaodiemonline.com,

10.- Tất cả những tác phẩm đăng trên sachhiem.net,

11.- Tất cả những tác phầm của ông Chu Văn Trình,

12.- Cuốn “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993) của cụ Hoành Linh Đỗ Mậu,

13.- Tất cả các tác phẩm của Giáo-sư Lý Chánh Trung. Những tác phẩm này đã được in và phát hành vào giữa thập niên 1960, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ.

Và còn nhiều nữa ..v.v…, ..

Tất cả những tác phẩm trên đây đều là công trình biên soạn của những học giả hằng quan tâm đến lịch sử nước nhà. Họ đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu các tài liệu sử trong các thư viện ở Bắc Mỹ, ở Âu Châu, ở Úc Châu hay trong internets (mới có sau này từ đầu thập niên 1980). Điều đáng buồn là trong những tác giả này, không có người nào là do Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn, hay Đại Học Sư Phạm Huế hoặc Đại Học Văn Khoa Sàigòn đào tạo. Điều này chứng tỏ rằng các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 đã khinh thường môn sử trong chương trình học và coi nhẹ vấn đề đào tạo giáo viên phụ trách dạy môn sử. Xin xem Chương 8 trong sách Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam. Chương sách này sẽ được đưa lên sáchhiem.net trong tháng 5/2009 này.





III.- VỀ CÁC ÔNG PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ,
LINH MỤC TRẦN LỤC VÀ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ



Ở hải ngoại đã có những nghiên cứu khám phá lịch sử về những nhân vật này, và đã có những kết luận hoàn toàn khác với những điều mà học sinh đã được học dưới thời Pháp thuộc và thời Mỹ can thiệp ở miền Nam. Do đó, gần đây đã có những cuộc tranh cãi về các nhân vật này mà chi tiết có thể đọc từ các tài liệu tham khảo kê ra ở đoạn dưới của phần này. Sau đây, tôi xin đề cập đến hai tiểu đề.



A. Tóm lược những hành động của họ chống lại tổ quốc và dân tộc.

1.- Vê ông Petrus Trương Vĩnh Ký, sách “Các Vua Cuối Nhà Nguyễn - Tập 1” (Houston, TX: Văn Hóa, 1999), tr. 130, có ghi rõ hành động Việt gian của ông này với nguyên văn nhu sau:

"32.- SHM (Vincennes) GG2 99:2. Petrus Key, tức Trương Vĩnh Ky sau này, cũng cùng một nhận xét. Tháng 3/1859, Petrus Key viết cho Grand Chef et vous, très honorables officiers de la flotte française: "Ayez pitié de nous; Ayez pitié de nous. Vous êtes nos libérateurs et la main des ennemis nous a touché!” … "Et cependant nos souffrances nous poussent à invoquer votre puissance et à vous exposer du fond du coeur tout ce que je viens de soumettre à votre prudence et à votre sagesse." Thư tháng 2/1859. Petrus Key gửi Grand Chef; SHM (Vincennes) GG2 99:2. [8] [Thư của Pétrus Ký gửi cho vị Tổng Chỉ huy Hạm đội Pháp: “Hãy thương xót chúng tôi, Hãy thương xót chúng tôi. Các ngài là những vị giải phóng chúng tôi và bàn tay của kẻ thù đã chạm đến chúng tôi rồi” … “Và tuy nhiên, nỗi đau đớn của chúng tôi đã thúc đẩy chúng tôi cầu khẩn đến quyền lực của Ngài và bộc bạch từ tận đáy sâu tấm lòng của chúng tôi đến sự cẩn trọng và khôn ngoan của Ngài”

2.- Về ông Linh-mục Trần Lục, sách Thập Giá và Lưỡi Gươm ghi rõ như sau:

"Cho tới ngày chết, 25-4-1892, Giám-mục Puginier chẳng bỏ qua bữa nào để củng cố thêm vị trí nước Pháp tại xứ sở con nuôi này của ông. Người ta đang giữ được hàng chục điệp văn và bản tin tình báo mang chữ ký của ông trong văn khố của Bộ Thuộc Địa. Và một phần nhờ ở các bản tin đó mà quân Pháp đã có thể đập tan cuộc kháng chiến vũ trang của người Việt Nam. Cuộc kháng cự hùng mạnh nhất đã xẩy ra tại Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Bề ngoài, đó là một loại làng được biến thành căn cứ, được lũy tre bảo vệ, có thành, có đường hầm và hệ thống giao thông hào được bố trí rất thông minh. Tinh thần các chiến sĩ lúc đó rất cao. Nhằm "bình định" cứ điểm này, quân Pháp đã gửi tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Metzinger. Cuộc tấn công ngày 16-12-1886 bị đầy lui. Quân Pháp phải tổ chức bao vây để tìm hiểu chiến thuật mới. May cho chúng, vì có một sĩ quan trẻ, đại úy Joffre (sau này là thống chế Pháp trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất) nghĩ tới việc nhờ Linh-mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó Vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của Giám-mục Puginier, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5 ngàn giáo dân. Ba Đình đã thất thủ." [9] .

3.- Về nhân vật Nguyễn Trường Tộ, thiết tưởng cần nên biết một số những đặc tính của người tín hữu Ki-tô là:

a.- Phải tuyệt đối trung thành với Vatican hay Giáo Hội La Mã.

b.- Phải triệt để tuân hành những lệnh truyền của các đấng bề trên trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã.

c.- “Phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo được biết.” [10]

d.- Phải hết lòng và tùy theo hoàn cảnh để thi hành “nghĩa vụ tông đồ” hay “làm sáng danh Chúa” (lôi kéo những người thuộc các tôn giáo khác vào đạo) bằng tất cả khả năng, bằng bất cứ phương tiện và thủ đọan nào miễn là đạt được mục đích.

e.- Phải đặt quyền lợi của Nhà Thờ Vatican lên trên quyền của tổ quốc và dân tộc. Nghĩa vụ này được Nhà Thờ Vatican ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 đúc kết thành khầu hiệu “Nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô Tổng Thống” [Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr. 18.] và khẩu hiệu “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” . Khẩu hiệu vong bản phản quốc này được Linh-mục Hoàng Quỳnh công khai hô lớn trong cuộc biểu tình của giáo dân tại ngoài hàng rào bên cạnh cổng vào Bộ Tổng Tham Mưu tại đường Võ Tánh, Gia Định để làm áp lực cho yêu sách đòi chính quyền Nguyễn Khánh phải phục hồi quyền lực và quyền lợi cho Nhà Thờ Vatican và Đảng Cần Lao [11]

..v.v..

Về việc ông Nguyễn Trường Tộ được Nhà Thờ huấn luyện như thế nào, Wikipedia, the free encyclopedia (google) viết:

“Để thoát khỏi bị những luật lệ giới hạn chống Ca-tô, (Linh-mục Gauthier và Nguyễn Trường Tộ trốn đi Đà Nẵng vào năm 1859 và xin vào sống nhờ dưới sự che chở của quân đội người Âu Châu lúc đó chiếm đóng các cứ điểm dọc theo bờ biển miền Trung và các vùng phụ cận. Từ Đà Nẵng, Linh-mục Gauthier dẫn Nguyễn Trường Tộ đi Hồng Kông, rồi đến Penang ở Mã Lai và nhiều nơi khác ở Đông Nam Á Châu, nơi mà Hội Truyền Giáo Hải Ngọai của Pháp đã có những chủng viện (trường dòng).” Nguyên văn: “To escape Huế’s anti-Catholic restriction, Gauthier and Nguyễn Trường Tộ fled to Đà Nẵng in 1859, placing themselves under the military protection of the besieged European forces then occupying central coast enclaves in the vicinity. From Đà Nẵng, Gauthier took Nguyễn Trường Tộ to Hong Kong, Penang in Malaysia, and other places in Southeast Asia where the Foreign Missions Society had established seminaries.” [12]

Ông Nguyễn Trường Tộ là tín hữu Ki-tô ngoan đạo và là đệ tử ruột của Linh-mục Gauthier (Ngô Gia Hậu) và Linh-mục Gauthier là cánh tay mặt của Giám Mục Puginier. Giám-muc Puginier là khâm sứ đại diện Tòa Thánh Vatican tại Hà Nội từ đầu thập niên 1860 cho đến khi ông ta qua đời vào ngày 25/4/1892. Nhiệm vụ của ông giám mục này là phải hòan thành nhiệm vụ được Vatican giao phó cho tại Việt Nam trong việc theo đuổi tham vọng bá quyền thống trị toàn cầu để nô lệ hóa nhân loại và thi hành các sách lược để đạt được tham vọng trên đây. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Giám-mục Puginier biên soạn một kế họach mà các nhà viết sử gọi là Kế Hoạch Puginier với chủ trương “diệt tận gốc, trốc tận rễ” giới Nho sĩ, tiệu diệt luôn cả nếp sống và truyền thống của nền văn minh Khổng Mạnh. Kế hoạch này được Tiến-sĩ Cao Huy Thuần trình bày khá rõ ràng nơi các trang 287-303 trong cuốn Les Missionaires Et La Polique Coloniale Francaise Au Vietnam 1857-1914 (New Haven CT: Yale Southeast Asia Studies, 1990), và nơi các trang 387-414 trong bản tiếng Việt với tựa đề là “Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam” (Los Angelss, CA: Hương Quê, 1988.)



B.- Tranh luận về những việc làm phản quốc của các ông Trần Lục, Pétrus Ký và Nguyễn Trường Tộ.

Vai trò hai ông Nguyễn Trường Tộ và Pétrus Trương Vĩnh Ký tiếp tay với Vatican và người Pháp trong việc đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa đã gây tranh cãi sôi nổi giữa một bên là các con chiên người Việt tuyệt đối trung thành với Tòa Thánh vatican cùng với những người Việt Nam không có cơ hội tìm hiểu sâu rộng về lịch sử Việt Nam trong thởi cận và hiện đại, và một bên là các nhà trí thức người Việt ở hải ngọai có cơ may được tiếp cận với các văn khố và thư viện tại các nước như Pháp, Ý, Đức, Anh, Mỹ, Canada, Úc Đại Lợi, v.v… Tại các nơi này, các nhà trí thức người Việt hải ngọai đã tìm hiểu và nghiền ngẫm các tài liệu sử cùng các tư liệu của chính các giáo sĩ Ca-tô và của những nhân vật người Pháp có liên hệ với việc Liên Minh Pháp – Vatican đánh chiếm Việt Nam trong thế kỷ 19, cho nên họ mới có thể biên soạn thành tác phẩm (như đã nói ở trên) để cho dân ta nhìn thấy rõ những sự thật lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại một cách rõ ràng, để khỏi bị Giáo Hội La Mã và con chiên người Việt lạc dẫn.

Riêng về vấn đề ba nhân vật Trần Lục, Pétrus Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Tường Tộ, đã có một số tác phẩm của các nhà trí thức người Việt ở hải ngoại trình bày rõ ràng với những luận cứ có khả năng rất thuyết phục để chứng minh là cả ba người này đều hành động theo lệnh truyền của Nhà Thờ Vatican và phục vụ rất đắc cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican (nếu không về phương diện này thì cũng về phương diện khác) từ khi họ tiếp cận liên minh xâm lược này cho đến ngày họ qua đời. Dưới đây là một số những tác phẩm này:

1.- Sách đã xuất bản: LM Trần Lục (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999) của hai tác giả Bùi Kha và Trần Chung Ngọc.

2.- Sách đã xuất bản: Nguyễn Trường Tộ Con Người Và Sự Thật (Houston, TX: Anh Trần, 1998) của nhiều tác giả.

3.- Sách đã xuất bản: Nguyễn Trường Tộ Thực Chất Con Người & Di Thào (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999) của hai tác giả Bùi Kha và Trần Chung Ngọc.

4.- Sách đã xuất bản: Pétrus Trương Vĩnh Ký Tuyển Tập (San Diego, CA: Mr. Lê, 1998) của tác giả Cửu Long Lê Trọng Văn.

5.- Tài liệu điện tử: Xét lại Huyền Thoại “Nguyễn Trương Tộ” do sachhiem.net tóm lược. Xin xem đường nối: http://sachhiem.net/LICHSU/SH.php

6.- Tài liệu điện tử: Nguyễn Trường Tộ Là Danh Nhân Việt Nam? của Lý Đương Nhiên. Xin bấm link http://www.sachhiem.net/LICHSU/LyDuongNhien.php



IV.- VỀ CÂU NÓI: “VIỆT CỘNG CÒN CHƯA DÁM CHỬI NGUYỄN TRƯỜNG TỘ”



Từ “Việt Cộng” trong câu nói của em QBH thật ra phải nói là các nhà làm chính sách hay các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam hiện nay. Cũng nên biết rằng, có một điểm hoàn toàn khác biệt giữa một bên là những người cầm quyền Việt Nam trong thời chính quyền Bảo Đại (1948-1954) và các nhà cầm quyền ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 và một bên là những người cầm quyền chính quyền Việt Minh trong thời Kháng Chiên 1945-1954 cũng như chính quyền miền Bắc trong những năm 1954-1975 và chính quyền Việt Nam từ năm 1975 cho đến ngày nay.

Khác nhau như thế nào? Xin thưa: Khác nhau ở những vấn đề sau đây:

A.- Miền Nam:

Các nhà cầm quyền trong thời Bảo Đại (1948-1954) và các nhà cầm quyền ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 là những người được các thế lực ngọai bang đưa lên cầm quyền để thực thi những chính sách do họ làm ra, giống như một tên quản lý đồn điền cao su chỉ biết thi hành lệnh của ban giám đốc, không được làm trái ý họ. Nếu làm trái ý họ, thì hoặc là sẽ bị khiển trách hoặc là bị cho về vườn. Nếu có ý đồ chống lại hay phản lại họ, thì sẽ bị khử diệt. Đây là trường hợp ông Ngô Đình Diệm mưu đồ thi hành chính sách Ki-tô hóa miền Nam bằng bạo lực một cách trắng trợn làm mất mặt Hoa Kỳ đối với nhân dân thế giới (tức là chống lại Hoa Kỳ) trong những năm 1954-1963. Xin xem Chương 63, Phần VI trong bộ sách “Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã”. Chương sách này đã được lên sachhiem.net từ ngày 2/11/2007.

Tóm lại, họ không phải là các nhà lãnh đạo chính trị, mà chỉ là những tên đầy tớ thừa hành, làm tay sai cho ông chủ người ngọai bang. Ông chủ bảo sao, thì họ làm như vậy. Trong những năm 1948-1955, ông chủ của họ là người Pháp và Vatican, rồi tới trong những năm 1954-1975, ông chủ thực sự của miền Nam Việt Nam là Hoa Kỳ và Vatican. Khi nào các ông chủ này còn tồn tại ở Việt Nam, thì chính quyền và bọn đầy tớ mà họ thuê mướn để làm tay sai cho họ còn tồn tại. Khi nào các ông chủ này cuốn gói ra đi, thì chính quyền này rơi vào tình trạng rã đám và bọn đầy tớ cũng cuốn gói ra đi theo ông chủ. Đây là sự thật lịch sử và sự thật này đã xẩy ra đúng như vậy.

B.- Miền Bắc:

Trái lại, các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam hiện nay là những người xuất thân từ bàn tay trắng, từ giả gia đình ra đi với lòng nhiệt thành yêu nước, đi theo lý tưởng đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho tổ quốc và đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, đòi lại Miền Nam đem lại thống nhất đất nước cho dân tộc. Tất cả họ đã thành công và tất cả những thành công này đều là do tài xoay sở, lèo lái của họ mà tạo nên. Đây là sự thật lịch sử và sự thật này đã được gần như toàn thể nhân dân ta và nhân dân thế giới đều công nhận. Điều này chứng tỏ họ vừa là các chính khách có tinh thần ái quốc rất cao, có tinh thần cách mạng rất mạnh và có rất nhiều thủ đoạn chính trị để lãnh đạo toàn dân trong thời kháng chiến chống Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican cũng như trong cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican và trong thời hậu chiến phục hưng xứ sở.

C. Thái độ chính trị :

Vì là những nhà ái quốc có tinh thần cách mạng rất mạnh và có nhiều thủ đoạn chính trị, ta có thể nói chính quyền miền Bắc gồm các nhà chính trị rất lão luyện, khôn khéo và rất linh động trong việc ứng xử (hành động hay sử dụng ngôn từ) đối với các cá nhân hay thế lực bạn cũng như thù tùy theo thời thế hay hoàn cảnh của đất nước hay tình hình thế giới, để “thêm bạn bớt thù”. Nói cho rõ hơn, họ là những người biết rõ khi nào nên tiến và khi nào nên thoái, đúng như cụ Nguyễn Công Trứ đã nói:

Anh hùng khi gặp khúc lươn,

Khi cuộn thì ngắn, khi vươn thì dài.

Tổng Thống De Gaulle của nước Pháp đã từng tuyên bố “vì quyền lợi quốc gia, chúng ta không có đồng minh vĩnh viễn và cũng không có kẻ thù vĩnh viên.”

● Cùng một ý như trên, Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower cũng tuyên bố: “Kẻ thù của kẻ thù là bạn của chúng ta, và bạn của kẻ thù là kẻ thù của chúng ta.” Vì quan niệm như vậy, cho nên từ giữa thập niên 1950 cho đến đầu thập niên 1970, Hoa Kỳ coi miền Nam Việt Nam là tiền đồn chống lại làn sóng Cộng Sản đang dâng tràn từ phương Bắc và triệt để thi hành chính sách Chống Cộng. Vì theo đuổi chính sách này mà họ bỏ ra hàng trăm tỉ Mỹ Kim để nuôi dưỡng chính quyền và quân đội miền Nam làm công cụ phục vụ cho nhu cầu chiến lược chống Cộng này của họ. Nhưng đến đầu thập niên 1970, sau khi đã kết thân được với Trung Cộng (trở thành bạn của Hoa Kỳ), Hoa Kỳ không còn cần sử dụng miền Nam để làm tiền đồn cho nhu cầu chống Cộng nữa. Cũng vì vậy mà Hoa Kỳ mới quyết định bỏ rơi miền Nam, và không cần phải bỏ tiền ra nuôi nợ chính quyền và quân đội miền Nam nữa. Do đó mới có biến cố ngày 30/4/1975.

● Cùng một thủ đọan chính trị như Tổng Thống Pháp De Gaulle và Tổng Thống Mỹ Eisenhower, trong những năm đầu thời Kháng Chiến Chống Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nêu cao khẩu hiệu: “Liên hiệp với nhân dân Pháp đánh đuổi thực dân xâm lược Pháp.”

● Chúng ta cũng có nhìn thấy rõ thủ đọan chính trị này được các nhà chính trị lão luyện của Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh cúa Hoa Kỳ áp dụng với ông Ngô Đình Diệm. Khi cần sử dụng ông Diệm làm con cờ cho họ sử dụng, thì họ o bế ông Diệm, bốc thơm và tôn ông ta như là:

“Một người hùng Đông Nam Á”, là “Constantine Châu Á”, là “Klovít (Clovit mới trong lịch sử của Giáo Hội (La Mã).” [13]

Nhưng khi nói chuyện riêng với nhau về “các ông người Việt Quốc Gia” đến cầu cạnh xin xỏ họ để được đưa lên cầm quyền, thì Tổng Thống Eisenhower nói với hội đồng chính phủ Mỹ rằng:“Trong đám mù, thằng chột làm vua.” Dưới đây là mấy đọan văn nói về sự kiện lịch sử này:

“Với hai yếu tố vì tôn giáo và vì chống Cộng, ông Diêm được Đức Hồng Y Spellman tiếp tục giới thiệu với William O. Douglas, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện, Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Allen Dulles, Giám Đốc Trung Ương Tình Báo CIA, và anh của ông Dulles là Ngoại Trưởng John Foster Dulles [MAN, Tr. 58]. Từ đó, ông Diệm trở thành con đáp số gần như mỹ mãn trong bài toán chính trị của một phe phái có ý muốn can dự vào Việt Nam:

1.- Chính sách đối ngoại đang đòi hỏi Hoa Kỳ phải xây dựng một thành trì chống Cộng ở Việt Nam.

2.- Ngoại Trưởng John Foster Dulles đang muốn tìm một lãnh tụ chống Cộng theo khuôn mẫu đạo đức và xã hội Thiên Chúa Giáo.

3.- Đức Hồng Y Spellman đang cần Hoa Kỳ thay thế Pháp ở Việt Nam, và cũng cần một giáo dân trung kiên như ông Diệm để lãnh đạo công cuộc chống Cộng như lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Pius XII.

Điều còn lại sau cùng cho kế hoạch chính trị hỗn hợp này là làm thế nào để giải thích cho Hội Đồng Chính Phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ và kinh nghiệm chính trị và khả năng lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm? Tổng Thống Eisenhower cũng chỉ có thể trấn an Hội Đồng Chính Phủ bằng câu nói, “Trong đám mù, thằng chột làm vua,”.[HER]. Điều này cho thấy: một là ông Diệm không có một thành tích chính trị nào đáng kể, hai là ông Diệm không có khả năng lãnh đạo, hoặc ba là người Mỹ hoàn toàn không biết gì về ông Diệm.

Đầu năm 1954, Ngoại Trưởng John Foster Dulles khuyến dụ Pháp khuyên nhủ Bảo Đại bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng.” [14]

● Sau này, trong chuyến viếng thăm Sàigòn vào năm 1961, Phó Tổng Thống Lyndon Johnson đã cường điệu so sánh ông Ngô Đình Diệm với ông Churchill của nước Anh. Sau đó, lên phi cơ trở về Hoa Kỳ, ký giả Stanley Karnow hỏi ông rằng:

“Phải chăng ông thực sự so sánh Diệm với ông Churchill như vậy sao?” Phó Tổng Thống Lyndon Johnson đã trả lời liền rằng “Cái cục cứt! Diệm là thằng bé duy nhất chúng ta có ở đây!” Nguyên văn: “Carried away by oratorical hyperbole during a visit to Saigon in 1961, Lyndon Johnson, then vice-president, had compared Diem to Churchill. “Did you really mean it?” I asked him aboard his airplane later. “Shit,” he drwaled, “Diem’s the only boy we got there.” [15]

● Giống như Hoa Kỳ, chính quyền miền Bắc cũng dùng những thủ đoạn chính trị này đối với với Ngô Đình Diệm. Trong thời gian từ đầu niên 1963 về trước, chính quyền Kháng Chiến Việt Nam (1945-1954) và chính quyền miền Bắc (1954-1975) luôn luôn gọi ông Diệm là tên phản động đại Việt gian. Vào khỏang cuối năm 1954, khi ông Diệm được Mỹ và Vatican đưa về Việt Nam lập chính phủ, ông ta trở thành một tay sai đắc lực của Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican, chính quyền miền Bắc không ngớt sử dụng ngôn từ hay lời lẽ nặng nề để lên án ông ta. Những lời lẽ lên án này còn nặng nề gấp bội phần so với những lời lẽ lên án ông Bảo Đại trước đó. Tôi còn nhớ hồi cuối năm 1954, nhà thơ Tú Mỡ có sáng tác một bài thờ trào phúng nói về chuyện ông Diệm được đưa về Việt Nam cầm quyền, trong đó có câu “Giặc Pháp thay bù nhìn như thay tã”.

Ấy thế mà vào đầu năm 1963, vì nhu cầu chiến lược ly gián giữa Mỹ và anh em Nhà Ngô, chính quyền miền Bắc quay ra o bế ông Ngô Đình Diệm: Chủ Tịch Hồ Chí Minh không ngần ngại gọi ông Diệm là “một nhà ái quốc”, và thậm chí chính cụ còn gửi một cảnh đào đến Dinh Gia Long để tặng riêng ông Ngô Đình Diệm nữa để động viên ông Diệm chống Mỹ hầu làm yếu miền Nam.

● Tương tự như trên, các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam hiện nay không còn gọi các con chiên Việt Nam đã từng đi theo Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và đi theo Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam là “Việt gian” nữa, và cũng không còn lên án Nguyễn Trường Tộ là Pétrus Trương Vĩnh Ký là “Việt gian” nữa. Đây cũng chỉ là một thủ đoạn chính trị trong lúc Nhà Nước Việt Nam đang tiến hành chính sách đoàn kết dân tộc để lôi cuốn hết tất cả mọi người Việt thuộc mọi thành phần, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, cùng nắm tay nhau xây dựng và phát triến nước nhà cho được hùng mạnh để tiến lên sánh vai cùng với các con rồng Á Châu và các cường quốc trong cộng đồng thế giới.

Thế nhưng, lịch sử là lịch sử, ở vào bất kỳ thời đại nào, hoàn cảnh nào hay thời thế như thế nào thì những sự kiện lịch sử cũng vẫn không thay đổi. Còn những lời lẽ của các nhà chính khách thường thường là có tính cách xã giao và luôn luôn thay đổi, thay đổi với từng lọai người đối thoại và thay đổi với hoàn cảnh lịch sử hay hoàn cảnh chính trị khi họ tuyên bố hay nói chuyện. Sự thay đổi này cũng giống như Hoa Kỳ hay bất kỳ các cường quốc nào thay đồi chính sách của họ.

Những lời nói hay tuyên bố, hoặc thái độ không đả động gì đến tội ác của các ông Pétrus Trương Vĩnh Ký, Linh-Mục Trần Lục và Nguyễn Trường Tộ không có nghĩa là tình trạng tội ác phản quốc của mấy tên tội đồ Việt gian này đã được xóa bỏ hết và họ nghiễm nhiên trở thành các nhà ái quốc của dân tộc Việt Nam. Tội ác Việt gian của họ chỉ được xóa bỏ khi còn sống họ mà đã quay về chiến đấu chống quân lại cướp nước như trường hợp của người anh hùng của đất nước Trịnh Văn Cấn mà thôi!



V.- VỀ MỘT TRƯỜNG HỌC MANG TÊN TRẦN LỤC



Phần này để trà lời lên thắc mắc của em QBH trong bức điện thư về chuyện có một trường học mang tên Linh-mục Trần Lục (ở Sàigòn trong những năm 1954-1963)

Cũng nên biết là các ông Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu đều là tín đồ Ca-tô và đều do Giáo Hội La Mã với sự chấp thuận của Hoa Kỳ đưa lên cầm quyền để thi hành các chính sách của Nhà Thờ Vatican nhằm phục vụ cho quyền lợi của Giáo Hội La Mã.

Một trong những chính sách này là vinh danh các tu sĩ và tín đồ Ca-tô đã có công lớn giúp Liên Minh Pháp – Vatican và Liên Minh Mỹ - Vatican xâm lược và thống trị Việt Nam. Cũng vì thế mà ngay khi ông Diệm vừa mới được Hoa Kỳ và Vatican đưa về cầm quyền ở Việt Nam, những con chiên tay sai của Giáo Hội ở Sàigòn đã hồ hởi tiến hành việc vinh danh những tên Ca-tô tội đồ chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam từ thế kỷ 17. Nhờ vào hành động bất chính này mà tên của những tội đồ khốn nạn được chễm chệ treo trên các trường học, đường phố ở Sàigòn và nhiều thành phố lớn khác ở miền Nam Việt Nam. Ai đã từng sống ở Sàigòn trong những năm 1954-1975 đều thấy rõ:

A.- Về trường học, có các trường học như Trường Pétrus Ký, Trường Nguyễn Tường Tộ, Trường Trần Lục, Trường Hồ Ngọc Cẩn, Trường Nguyễn Bá Tòng, Trường Nguyễn Duy Khang (ở Thị Nghè), Trường Lê Bảo Tịnh, Trường Thánh Thomas (Nhà Thờ Ba Chuông), v.v…

B.- Về đường phố, có Đường Tổng Đốc Lộc (Ca-tô Trần Bá Lộc), Đường Tổng Đốc Phương (Ca-tô Đỗ Hữu Phương), Đường Alexandre de Rhode, Đường Pétrus Ký, Đại Lộ Ngô Đình Khôi (Từ Cầu Công Lý đến Phi Trương Tân Sơn Nhất – Sau ngày Cách Mạng 1/11/1963, khúc đường này được đổi thành Đường Cách Mạng 1/11), Đường Nguyễn Bá Tòng, Đường Huỳnh Tịnh Của, Đường Phát Diệm, Đường Bùi Chu, v.v… Đặc biệt ở Vĩnh Long, lại có Đại Lộ Ngô Đình Thục.

Do đó, tên của Linh-mục Trần Lục được dùng để đặt tên cho một trường trung học ở Sàigòn cũng không nằm ngoài chính sách này. Ông Nguyễn Ngọc Quỳ, trong bài viết về Trần Lục, đã có một nhận định rất hay: “Họ [những người Công giáo] chỉ có một tiêu chuẩn để đánh giá: Có lợi hay có hại cho Công giáo ? Cho nên, để có lợi cho Công giáo, họ đã lạy Trần Lục thì làm sao mà thờ Đinh Công Tráng và Phan Đình Phùng được, vì có điều nầy thì không thể có điều kia !”






Hy vọng phần trình bày trên đây có thể làm sáng tỏ những thắc mắc của em Quách Bửu Hiệp.

Thánh nhân còn có khi lầm, cho nên khi biên soạn lá thư này, chắc chắn là người viết cũng có một số thiếu sót hay sai lầm. Ước mong nhận được sự chỉ giáo của quý vị bất kể là giáo sư hay học sinh Kiểu Mẫu Thủ Đức hoặc là độc giả vốn không có liên hệ gì với trường Kiểu Mẫu Thủ Đức.



Thân chúc quý vị giáo sư, các em học sinh và quý vị độc giả vạn sự như ý.

Trân trọng,



Nguyễn Mạnh Qu
Về Đầu Trang Go down
ThanhKhoa
Đại TướngĐại Tướng
ThanhKhoa


Giáo Sĩ
Chức Vụ Tổng Tư Lệnh
Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Admin
Hạng Nhất
Tiền Đồng : 2147483647
Tổng số bài gửi : 227
Gia nhập : 29/05/2010
Phương châm : Tiền và Tiền

Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh    Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Empty20/8/2010, 15:34

Lá Thư (2) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh

Trường Kiểu Mẫu Thủ Đức

Kết Quả Của Thỏa Hiệp 27-1-1973

Nguyễn Mạnh Quang

09 tháng 6, 2009

LTS: Lá thư sau đây của GS Nguyễn Mạnh Quang trả lời một vài thắc mắc của một học sinh trường KMTD có liên quan trực tiếp đến lịch sử Việt Nam cận đại, một trong những lãnh vực nghiên cứu chuyên môn của tác giả. Do đó sachhiem.net xin được đăng lên chia xẻ với đọc giả những câu chuyện tuy đã là lịch sử nhưng vẫn còn nóng như mới hôm qua đối với nhiều người trong thế hệ chúng ta. BBT trân trọng kính mời quí vị theo dõi câu chuyện. (SH)


--------------------------------------------------------------------------------

1 2 3 4 5 6



Ngày 31/5/2009

Thưa quý vị giáo sư,

BH và các em học sinh KMTD thân mến,

Trước hết, tôi xin thành thật cám ơn em BH đã đặt ra một số thắc mắc. BH thấy tôi làm thinh cho rằng tôi giận, nhưng không phải thế. Thắc mắc là động thái của một người có lý trí. Tôi luôn luôn đón nhận những thắc mắc có tính cách suy lý như trường hợp này. Có như vậy, chúng ta mới có thể cùng nhau tìm ra những bí ẩn làm cho lịch sử bị chia ra hai dòng. Tôi chỉ e ngại rằng khi bài tôi gửi ra sẽ làm phật lòng một số anh chị dù tôi không hề nhắm đến cá nhân ai cả; lại bị lãnh thêm những lời chỉ trích cá nhân, và có thể BH bị đổ tội là người “gây sóng gió”. Vì thế tôi mới đình hoãn thư trả lời cho đến nay, vừa lúc không khí lắng dịu, và cũng là để giữ lời hứa với BH. Biết làm sao hơn, khi tôi quan niệm rằng những hận thù cá nhân hay xúc cảm của một thiểu số của dân tộc phải nhường chỗ cho tiếng nói cho sự thật của lịch sử.

Tôi xin đi ngay vào phần trả lời 3 vấn đề trong thư BH để khỏi mất thì giờ, đồng thời cũng xin những ai không thích thì nên bấm delete để khỏi phiền lòng.



⊙⊙⊙

Điểm thứ nhất - truyền thống đào mả kẻ thù.

BH viết: “Em đang đọc về tay Việt gian ác ôn khét tiếng Ngô Đình Khả, cám ơn thầy Quang thật nhiều:

“Vai trò của tên Việt gian Ngô Đình Khả (phụ thân của Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện) cùng với Nguyễn Thân trong chiến dịch tấn công và tiêu diệt căn cứ nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta dưới quyền chỉ huy của nhà ái quốc Phan Đình Phùng. Ngô Đình Khả và Nguyễn Thân là hai người chủ động trong việc đào mả cụ Phan Đình Phùng lấy hài cốt đem đốt thành tro, lấy tro trộn với thuốc súng, rồi bắn xuống sông Lam Giang để trả thù cho những chiến dịch “Bình Tây Sát Tả” của nghĩa quân ta trước đó. Cái truyền thống đào mả kẻ thù những người đã chết để trả thù là của đạo Ca-tô đã có ở Âu Châu từ thời Trung Cổ.”

“Em đang suy nghĩ lại về ông Ngô Đình Diệm ! Cám ơn thầy Quang đã dạy em điều MỚI LẠ này, lần đầu tiên em được biết :Cái truyền thống đào mả kẻ thù những người đã chết để trả thù là của đạo Ca-tô đã có ở Âu Châu từ thời Trung Cổ.”

“Em bàng hoàng: Gia Long ! Thì ra Gia Long đã học cái MAN RỢ này từ đạo Ca-tô thời Trung Cổ, đem ra áp dụng với người Anh Hùng Áo Vải Tây Sơn: QUANG TRUNG HOÀNG ĐẾ! Gia Long là thằng TIỂU NHÂN ĐỐN MẠT ! "Thiên tử" chó gì .”

Có thể việc Vua Gia Long đào mả Vua Quang Trung là trường hợp cá biệt, nhưng cũng rất có thể Gia Long đã học được cái ác tính hành hạ hài cốt của kẻ thù này trong thời gian thân thiết với ông Giám-mục Pigneau de Béhain (Bá Đa Lộc). Gia Long đã kết thân và tôn Bá Đa Lộc lên làm quân sư từ khỏang giữa năm 1785 cho đến khi ông ta qua đời vào ngày 9 tháng 10 năm 1799. Hơn nữa, Bá Đa Lộc cũng là người vận động quân viện cho Gia Long trong cuộc chiến cướp đoạt ngai vàng của triều đình Tây Sơn. Với địa vị quan trọng và công lao quá lớn như vậy đối với Gia Long, tất nhiên những hành động dã man của Gia Long đối với Vua Quang Trung và triều đình Tây Sơn rất có thể là do ảnh hưởng của Bá Đa Lộc mà ra, dù rằng nhà tu hành thực dân xâm lược này đã qua đời trước đó chưa đầy hai năm.

Nói đến cái truyền thống đào mồ của những người đã chết để trả thù trong đạo Ca-tô, tôi xin ghi lại dưới đây một vài trường hợp trong hàng rừng chuyện cực kỳ dã man này:

1.- Tân giáo hoàng đào mả giáo hoàng tiền nhiệm, lấy xác cho ngồi vào ghế bị cáo rồi lập phiên tòa xử và hành hạ để trả thù. Sự kiện này được sách The Decline and Fall of The Roman Church ghi lại với nguyên văn như sau:

“Giáo Hoàng Formosus (891-896) chết và đã chôn được hơn 11 tháng rồi. Theo ý muốn của bà Agiltruda (một bà Hoàng có thế lực trong giáo triều Vatican), tân Giáo Hoàng Stephen VII (896-897) ra lệnh quật mồ Ngài, lấy xác đem về Dinh Lateran cho mặc áo choàng của Giáo Hoàng và để ngồi vào chiếc ngai vàng của giáo triều, rồi cùng các ông hồng y và giám mục trong Tòa Thánh Vatican tiến hành phiên tòa xử tội. Đây là một phiên tòa lừng danh về việc xử một cái xác chết của người bị thù ghét Bà Agiltruda muốn có phiên tòa này đã từ lâu. Đó là lý do khiến cho bà đem theo cô bé Morozia cùng đi với bà tới Dinh Lateran và bà vui cười sung sướng vào lúc này. Trong phòng xử, mọi sự việc đều tiến hành đúng như dự trù. Chính Giáo Hoàng Stephen VII và một công tố viên của giáo triều đối chất với xác chết đã rữa thối này. Có một thanh niên trợ tế 18 tuổi run rẩy đứng bên cạnh để trả lời thay cho xác chết theo lời đã dặn trước. Phiên xử bắt đầu khi Giáo Hoàng Stephen VII quát tháo với vẻ mặt xanh xám trong cơn giận dữ: “Tại sao mày lại tiếm đoạt ngôi vị giáo hoàng?” Cậu thanh niên trợ tế trả lời thay cho xác chết của Giáo Hoàng Formosus: “Vì tôi là kẻ xấu.”

Vào lúc gay cấn nhất của phiên tòa, các ông Hồng Y Sergius, Benedict, Paschalis, Leo, John và nhiều nhân vật khác trong hàng giáo phẩm chạy ào tới xác chết lột bỏ áo choàng (dành riêng cho giáo hoàng) và xé rời 3 ngón tay của bàn tay mặt ra khỏi bàn tay. (Giống như các ông giáo hoàng khác, khi còn sống, Giáo Hoàng Formosus thường dùng 3 ngón tay này để ban phước lành trong khi làm lễ.) Sau đó, họ lôi xác chết này ra khỏi phòng xử. Khi các ông hồng y và tu sĩ khác xúm nhau lôi xác chết này ra khỏi Dinh Lateran và kéo lê theo dọc đường phố thì cô bé Marozia cũng có mặt ở đó… Rồi thì họ liệng cái xác chết đó xuống sông Tiber làm cho nước sông bắn tung tóe lên. Sau đó, Giáo Hoàng Stephen VII sai Hồng Y Sergius đem 3 ngón tay đã xé rời khởi xác chết dâng lên cho bà Agiltruda theo lời yêu cầu của bà ta.” [i]

2.- Giáo sĩ của nhà thờ Vatican đào mả những người đã chết lấy xác rồi đốt thành tro để trả thù. Chuyện này được ông Trần Quý kể lại trong cuốn Lòng Tin Âu Mỹ Đấy! như sau:

“Vào thế kỷ 13, dân ở vùng Toulouse, miền Nam nước Pháp ngày nay nhận thấy Giê-hô-va độc ác, đúng là quỉ Satan mạo nhận là Thiên Chúa, chớ không phải là Thiên Chúa thật. Họ thấy vị thần ấy gớm ghiếc qua, bỏ không thờ nữa tuy họ vẫn kính thờ Jesus. Họ lập thành Giáo Hội Ca-tha-ri. Giáo Hội Công La (Giáo Hội La Mã) kết tội họ là tà đạo. Năm 1209, Giáo Hoàng Innocent III (1198-1216) ra lệnh thánh chiến để diệt họ. Vua chúa ở miền Bắc đất Pháp, ở đất Đức tuân lời, phái binh lính đến làm thành Thập Tự Quân để đánh bọn tà đạo. Rất đông tín đồ Jesus phe giáo hoàng tới trợ lực Thập Tự Quân. Đám quân này dưới quyền chỉ huy của giáo sĩ Amaud Amauri, đại diện giáo hoàng, bao vây thành Béziers. Thành bị hạ vào ngày 22 tháng 7 năm 1209. Toàn dân ở trong thành bị giết hết kể cả đàn bà và trẻ con. Tòa án đạo Jesus theo đuổi trừng phạt cả những người bị kết tội là tà đạo dù họ đã chết rồi. Chẳng hạn, năm 1329, tòa án đạo Jesus ở Carcassonne cho đào mả bẩy người phạm tội tà đạo, móc xác lên đốt đi; của cải của họ bị tịch thu, dòng dõi họ bị trừng phạt.”[ii]

3.- Tàn sát những người thuộc các tôn giáo một cách cực kỳ dã man gọi là trả thù cho Chúa. Chuyện được sách The Decline And Fall of The Roman Church ghi lại như sau:

"Vị tướng chỉ huy chiến dịch tiêu diệt dân tà giáo Albigences tuyên bố: "Bất kể nam hay nữ, già hay trẻ, chức vụ lớn hay nhỏ, trước lưỡi gươm, họ đều như nhau." Hiệp sĩ ngoan đạo Ca-tô tên là Roland, khi chỉ huy đạo quân tiêu diệt người Moors (Hồi Giáo) đã hô lớn khẩu hiệu "Tà giáo là những người xấu xa. Tín đồ Gia-tô là những người công chính ngay thẳng." Khi tiến tới bao vây kinh thành Jerusalem, những người lính thập ác trong cuộc chiến Thập Ác Thứ Nhất hăng say với niềm tin rằng thiên thần đại diện cho Chúa đang chiến đấu bên cạnh họ. Thành tích của họ là 17 ngàn dân Hồi Giáo bị tàn sát dưới lưỡi gươm của họ ở ngay nơi đền thờ Solomon và tất những người Do Thái ở trong các giáo đường đều bị thiêu sống." [iii] .

Và còn rất nhiều các chuyện khác nữa cũng dã man không khác gì những chuyện trên đây. Trong Cuốn “Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation” (Houston, TX Đa Nguyên, 2004) và trong sách Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam (Chương 13) có trình bày đầy đủ những chuyện này. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.



⊙⊙⊙



Điểm thứ hai, vì thế mới có ngày …?

BH viết: “Em đọc thư thầy Quang nữa nè. Em phát biểu linh tinh nữa nè .

“Cùng một ý như trên, Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower cũng tuyên bố: “Kẻ thù của kẻ thù là bạn của chúng ta, và bạn của kẻ thù là kẻ thù của chúng ta.” Vì quan niệm như vậy, cho nên từ giữa thập niên 1950 cho đến đầu thập niên 1970, Hoa Kỳ coi miền Nam Việt Nam là tiền đồn chống lại làn sóng Cộng Sản đang dâng tràn từ phương Bắc và triệt để thi hành chính sách Chống Cộng. Vì theo đuổi chính sách này mà họ bỏ ra hàng trăm tỉ Mỹ Kim để nuôi dưỡng chính quyền và quân đội miền Nam làm công cụ phục vụ cho nhu cầu chiến lược chống Cộng này của họ. Nhưng đến đầu thập niên 1970, sau khi đã kết thân được với Trung Cộng (trở thành bạn của Hoa Kỳ), Hoa Kỳ không còn cần sử dụng miền Nam để làm tiền đồn cho nhu cầu chống Cộng nữa. Cũng vì vậy mà Hoa Kỳ mới quyết định bỏ rơi miền Nam, và không cần phải bỏ tiền ra nuôi nợ chính quyền và quân đội miền Nam nữa. Do đó mới có biến cố ngày 30/4/1975.”

“Cám ơn thầy Quang. Dạ trò hiểu hết đoạn trên đây . Em chỉ thắc mắc mấy con số ngày tháng năm ở câu cuối : Theo Em, câu đó phải là: Do đó mới có ngày 27/1/1973.”



BH nói như thế có phần cũng đúng nếu liên kết Thỏa Hiệp ngày 27/1/1973 với Hiệp Định Geneva 1954. Nhưng trong thực tế, chiến tranh Việt Nam đã không thể dừng lại ngay sau ngày Thỏa Hiệp vì đó là cuộc nói chuyện giữa Mỹ và Bắc Việt, chứ đâu phải giữa Bắc và Nam.

Theo lẽ tất yếu của lịch sử, tất cả các quốc gia bị lâm vào tình trạng chia đôi thì phải tìm phương cách thống nhất để đem giang sơn về một mối. Thiết nghĩ cũng cần biết ai đã cố ý vi phạm điều khoản tổng tuyển cử để thống nhất đất nước đã được quy định trong Hiệp Định Geneva 1954, biết một chút về Thỏa Hiệp Paris 27/1/1973 và tại sao có ngày 30/4/1975.

Từ Hiệp Định Geneva 1954 đến Thỏa Hiệp Paris 27/1/1973:

Từ lúc bắt đầu đóng vai đô hộ thay cho Pháp, Mỹ luôn cố gắng tìm một chiếc áo “chính nghĩa” cho miền Nam bằng cách phối hợp với bộ máy tuyên truyền của Nhà Thờ Vatican đánh bóng chính quyền Sàigòn và các cựu quan chức tay sai của Pháp trước đây với những thuật ngữ “chính quyền Quốc Gia”, “người Việt Quốc Gia” chiến đấu cho “chính nghĩa Quốc Gia” và “tự do dân chủ” dưới “ngọn cờ vàng ba sọc đỏ” ,….

Tuy các khẩu hiệu trên đây vẫn được dùng hằng ngày qua nhiều năm, nhưng vẫn không đi đến đâu. Trong thực tế, chính quyền miền Nam không có khả năng tạo ra được chính nghĩa. Điều này đã được chứng minh rải rác ở trong nhiều tác phẩm của tôi. Một trong những tác phẩm này là quyển “Chân Dung Người Việt Quốc Gia.” Quyển sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Ngay từ thời điểm 1968 (có lẽ vào giữa năm 1967), người Mỹ đã nhìn ra sự thực là không thể nào tạo ra được chính nghĩa để tiếp tục theo đuổi cuộc chiến. Vì chính quyền miền Nam không tạo được chính nghĩa và không được lòng dân, cho nên dù có chi viện cho miền Nam đến hàng ngàn tỉ Mỹ Kim thì cũng chỉ là đem tiền đổ xuống biển.

Thấy rằng nhân dân thế giới và nhân dân Hoa Kỳ phản đối và lên án kịch liệt việc Hoa Kỳ theo đuổi chiến tranh Việt Nam, chính quyền Mỹ thay đổi sách lược bằng cách “Việt Nam Hóa” cuộc chiến này. Chữ “Việt Nam hóa” do người Mỹ dùng, nghĩa là họ chính thức thừa nhận đó là cuộc chiến của Mỹ từ trước.

Đồng thời, tình hình thế giới xoay chuyển, Hoa kỳ nhìn thấy rõ xích mích giữa Liên Sô và Trung Quốc (đã có từ năm 1964 hay trước đó). Hai yếu tố trên kết hợp với nhau làm cho họ thay đối chiến lược chống lại Khối Cộng Sản bằng cách tìm phương kế kết thân với Trung Cộng, rồi tìm cách trút gánh nặng cuộc chiến Việt Nam cho chính quyền và người dân miền Nam để rút lui qua chủ đề “Viêt Nam hóa chiến tranh”. Cuối cùng là họ đã thực sự kết thân được với Trung Cộng vào năm 1972. Chỉ còn việc đẩy mạnh thương thuyết với chính quyền miền Bắc để đạt được một thỏa hiệp mà cả hai bên cùng có thể chấp nhận được. Kết quả là Thỏa Hiệp Paris 27/1/1973 ra đời có sự tính tóan này.

Chương trình Việt Nam hóa được thực hiện bằng cách: Tăng cường quân số miền Nam để thay thế cho quân đội Mỹ và đồng minh rút lui. Tài trợ cho việc tái tổ chức và trang bị cho chính quyền và quân đội miền Nam bao gồm cả các đồ thiết bị, trang bị vũ khí và lương bỗng cho tất cả nhân viên chính quyền và quân nhân các cấp trong quân đội.

Có hai điều khoản chính yếu của thỏa hiệp 27/1/1973: (1) Hoa Kỳ sẽ phải rút hết quân ra khỏi miền Nam, và (2) hai bên trao trả tù binh hiện còn đang giam giữ (hiểu ngầm là Bắc Việt phải trao trả hết tù binh Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Hoa Kỳ). Có làm được như vậy, thì chính quyền Hoa Kỳ mới không bị nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân thế giới chống đối. Nếu không làm được như vậy, thì chính đảng cầm quyền ở Hoa Kỳ sẽ thất bại lớn trong kỳ bầu cử kế tiếp.

Câu hỏi đặt ra là: Giả sử sau thỏa hiệp Paris 27/1/1973, Hoa Kỳ rút hết quân lực và cắt đứt kinh viện (không chi viện tài chánh, tức là không trả lương tháng cho nhân viên chính quyền và quân đội), nhưng vẫn tiếp tục viện trợ dồi dào vũ khí cho quân đội miền Nam Việt Nam hơn cả vũ khí mà miền Bắc đã tiếp nhận viện trợ của Liên Sô và Trung Cộng, liệu chính quyền và quân đội miền Nam có thể đứng vững và tồn tại được hơn 2 tháng không? Trả lời được câu hỏi này là đã hiểu được thực chất của chính quyền và quân đội miền Nam trong những năm 1954-1975.

Có thể nói ngay khi không nhận được tiền lương từ tháng đầu, quân lính miền Nam sẽ trở thành một thứ Quốc Quân Trung Hoa ở Hoa Nam (vào những năm 1949-1950), và nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ trở thành nạn nhân khốn khổ của các đạo quân này. Những sự kiện sau đây có thể chứng minh điều đó.

Thực tế là sau khi Mỹ Việt Nam hóa chiến tranh năm 1973, Mỹ chỉ rút quân đội về nước, nhưng vẫn còn tiếp tục viện trợ vũ khí và kinh viện để trả lương cho chính quyền và quân đội cho đến ngày chót. Nhưng Chính quyền và quân đội miền Nam đã bắt đầu “mất tinh thần” từ sau hội nghị này; cuối cùng rã ngũ tan hàng. Trong thời gian này, chính quyền và quân đội miền Nam đã bắt đầu ở vào tình trạng “Tướng đầu cuốn gói ba quân ngỡ ngàng”. Vì thế, chúng ta không thể bỏ qua khoảng thời gian từ ngày 27/1/1973 cho đến ngày 30/4/1975.

Khoảng đầu năm 1975, có lẽ vào cuối tháng 2, đã có dấu hiệu cho thấy Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ giảm kinh viện cho tài khóa 1975-1976 xuống mức tối thỉểu vào khoảng 700 triệu Mỹ Kim, rồi mấy ngày sau đó lại quyết định ngưng luôn khoản tiền này. Xin đọc bản văn ghi trong sách Khi Đồng Minh Tháo Chạy của tác giả Nguyễn Tiến Hưng. [iv]

Tin xấu này làm cho các nhân viên cao cấp trong chính quyền và các tướng tá nắm giữ các chức vụ chỉ huy trong quân đội miền Nam mất hết tinh thần, không còn nghĩ đến chiến đấu nữa và tính đường cuốn gói ra đi. Sự kiện này thể hiện ra trong buổi họp tại Dinh Độc Lập vào ngày 13/3/1975 do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu triệu tập và chủ tọa. Buổi họp chuẩn bị đào tẩu này được Phó Đế Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại ghi lại như sau:

“Ngày 13/3/1975, tại dinh Độc Lập tổng thống Thiệu họp với thủ tướng Trần Thiện Khiêm, đại tướng Cao Văn Viên, trung tướng Đặng Văn Quang, trung tướng Ngô Quang Trưởng và trung tướng Nguyễn Văn Toàn. Trong buổi họp này tổng thống Thiệu cũng đã nhận định rằng không cách nào với ngân khoản viện trợ Hoa Kỳ bị cắt giảm, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa có thể giữ được sự vẹn toàn lãnh thổ miền Nam. Tổng Thống Thiệu lấy viết gạch một đường từ Ban Mê Thuột xuống Tuy Hòa và nói đó là ranh giới mới của miền Nam. Tổng Thống Thiệu còn căn dặn tướng Trưởng giữ kín, không tiết lộ cho các tư lịnh Sư Đoàn, các tỉnh trưởng cũng như Hải Quân và Không Quân biết việc bỏ miền Trung.”[v]

Sau cuộc họp lịch sử này, Giám Mục Phạm Ngọc Chi ra lệnh cho Tướng Lâm Quang Thi đến nói với Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lênh Quân Khu I, bỏ ngỏ Đà Nẵng. (BH có nhìn ra chế độ thần quyền chỉ đạo thế quyền, và lý do của chữ “liên minh Mỹ-Vatican” chưa?) Sau đó, các tướng dân Chúa như Tướng Lâm Quang Thi, Chỉ Huy Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Đòan I, Tướng Hoàng Văn Lạc, Tư Lệnh Phó Quân Đòan I, Tướng Nguyễn Đăng Khánh, Tư Lệnh Sư Đòan I Không Quân, Tướng Lý Tòng Bá, Tư Lệnh Sư Đòan 25 (trú đóng tại Củ Chi) bỏ trốn nhiệm sở mà quân lính dưới quyền không biết gì hết.

Từ khi hai ông tướng (Lâm Quang Thi và Hoàng văn Lạc) này bỏ đi rồi, Tướng Trưởng như mất luôn cả hai cánh tay, không còn cựa quậy được gì nữa. Việc này được coi như nguyên nhân chính gây ra những hậu quả dây chuyền với diễn biến như sau:

1.- Tướng Trưởng buộc lòng phải cho giải tán Bộ Tham Mưu Quân Đoàn I của ông. [vi] .

2.- Hậu quả trực tiếp là quân lính theo gương hai ông tướng Lâm Quang Thi và Hoàng Văn Lạc cũng bỏ đơn vị tìm cách thoát thân. Tình trạng này đã khiến cho vị tướng tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh là Tướng Nguyễn Văn Điềm ra lệnh giải tán sư đoàn của ông. [vii]

Tình trạng rã ngũ tan hàng như trên xẩy ra từ các đơn vị thuộc Quân Đoàn I. Khởi đầu ở Quảng Trị và Huế, rồi Đà Nẵng, và lan theo hướng Nam tiến đến Hội An, Nha Trang, Phan rang, Phan Rí, Phan Thiết, Bình Tuy và Xuân Lộc nhanh như gió thổi. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Phạm Ngọc Sang trong Bộ Tham Mưu của Bộ Tư Lệnh Tiền Phuơng Quân Khu III đang trên đường lên máy bay để tẩu thoát, thì quân đội miền Bắc tóm được. Tướng Lý Tòng Bá, Tư Lệnh Sư Đoàn 25, vội vã bỏ đơn vị, cởi bỏ vũ khí và quân trang, chỉ mặc có chiếc quần đùi đang bì bọp lội trốn ở một ruộng lúa, thì bị dân quân địa phương bắt được. Đại Tá Hà Mai Việt, Tư Lệnh Phó Sư Đòan 25, đã bỏ đơn vị từ trước và đã cùng toàn thể gia đình lên phi cơ Mỹ thóat khỏi Sàigòn vào ngày 26/4/1975. Đến sáng ngày 30/4/1975, quân đội Miền Bắc tiến vào Sàigòn hầu như không gặp một sức kháng cự nào cả.

Nhận xét về những hành động hèn nhát trốn khỏi nhiệm sở và rời bỏ quân ngũ để tẩu thóat cho mau với hy vọng được yên thân như trên của các nhân viên cao cấp chính quyền Sàigòn và các tướng tá nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong quân đội miền Nam, ông Vân Xưa (tức cụ Hồ Sĩ Khuê) viết trong bài đầu hàng với nguyên văn như sau:

“Cho đến khi không còn hy vọng tiếp tục vơ vét thêm được nữa, tập đoàn này đã phân tán chạy như một bầy chó đạp phải lửa, hối hả tháo thân cho kịp trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Để lại an hưởng tài sản đã thụ đắc năm này qua năm khác, lúc cầm quyền trong nước, trên xương, trên máu, của lính, của dân, mà tiếp tục cuộc sống đế vương ở nước ngoài. Cố nhiên nay ra nước ngoài, bọn họ thừa tài sản, thừa học thức, thừa bộ hạ tay chân, thừa phương tiện. Chỉ thiếu có liêm sỉ, nên không ngần ngại sử dụng đủ mọi thứ mánh khóe, kể cả mánh khóe văn hóa, báo có, sách có, để hài cái tội đầu hàng của Dương Văn Minh.

Một cách để nói mà không phải nói là: bọn họ vô tội, không phản bội đất nước, vì không đầu hàng, như Dương Văn Minh (bởi đã trốn kịp ra nước ngoài). Chỉ Dương Văn Minh là kẻ đã bán đứng miền Nam cho Cộng Sản.” [viii]

Còn nhiều chi tiết khác nữa. Xin đọc bài Đầu Hàng của Vân Xưa trên sachhiem.net.

Trong khúc phim ở trên người ta thấy rõ tinh thần chiến đấu của VNCH nằm ở túi tiền (chứ không phải vũ khí) của Mỹ để trả lương cho nhân viên chính quyền và quân nhân các cấp trong quân đội miền Nam. Hoàn toàn không thấy thế nào là chính nghĩa khi mà VNCH thấy “hết tiền” thì “hết vía” luôn.

Như vậy, nếu nói như BH rằng “Do đó mới có ngày 27/1/1973 ” thì chỉ đúng với thời điểm trên bàn hội nghị giữa Bắc Việt và Hoa Kỳ mà thôi, chứ không nói lên được cái ý nghĩa thực sự của cuộc chiến.



⊙⊙⊙



Điểm thứ ba, vấn đề tổng tuyển cử.

BH viết: “Trong bản Hiệp Định Paris ký ngày 27/1/73, có ghi rõ: “Nhằm mục đích tái lập hòa bình ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam góp phần củng cố hòa bình ở Châu Á và thế giới.“

Thì để nhân dân Miền Nam Việt Nam tự quyết đi: Tổng Tuyển Cử; hay là nhà ai nấy ở, hàng rào là cây cầu Hiền Lương ? Như vậy thì đâu có ngày 30/4/75?”

Tôi xin trình bày như thế này. Cuộc chiến 1954-1975 giống như cuộc chiến Việt Nam 1945-1954 giữa một bên là chính quyền thực dân xâm lược Pháp liên kết với Nhà Thờ Vatican và một bên là nhân dân Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của chính quyền Kháng Chiến Việt Nam do cụ Hồ Chí Minh lãnh đạo và làm chủ tịch.

Trong Hội Nghị Geneva 1954, chỉ có phái đòan của chính phủ Kháng Chiến Việt Minh đàm phán hay thảo luận trực tiếp với chính quyền Pháp với sự góp ý của các nước tham dự Anh, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Lan, v.v… Phái đòan của chính quyền Quốc Gia thời ông Bảo Đại không có một tiếng nói nào trong các cuộc thảo luận về các điều khoản trong thỏa hiệp này. Tương tự như thế, trong bàn Hội Nghị Paris 1968-1973, việc bàn thảo mọi điều khỏan trong thỏa hiệp này đều do hai phái đòan Mỹ và miền Bắc Việt Nam trực tiếp thảo luận với nhau, chứ chính quyền Nam không có tiếng nói gì hết.

Tưởng cũng cần nhắc lại những trang đầu lịch sử của các cuộc chiến giữa một bên là hai liên minh xâm lược trên đây và một bên là nhân dân Việt Nam dưới quyền các vị anh hùng dân tộc lãnh đạo các lực lượng nghĩa quân của nhân dân ta. Khi xua quân tấn công Việt Nam vào năm 1858, Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đã có dã tâm cưỡng chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Ngay từ khi liên quân Pháp – Vatican chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ vào năm 1862, thì nhân dân ta (bất kể là có hay không có lệnh của triều đình Huế) đã vùng lên tổ chức lực lượng võ trang đánh đuổi quân cướp ngoại thù ra khỏi quê huơng.

Khởi đầu là các anh hùng nghĩa sĩ ở miền Nam như các cụ Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Thiên Hội Dương, rồi lan dần ra miền Trung và miền Bắc. Ở Trung có các lực lượng của các nhà ái quốc Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng. Ở Bắc có các cuộc nổi dậy của cụ Hoàng Hoa Thám, Trịnh Văn Cấn,… cho đến Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh. Rõ ràng là giặc tấn công đến đâu, thì ở đó dân ta nổi lên chiến đấu chống lại và chống liên tục từ năm 1858 cho đến tháng 7 năm 1954. Tất cả đều có một mục đích chung là đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước để đòi lại toàn thể lãnh thổ Việt cho dân tộc, chứ không phải chỉ đòi lại có một nửa nước từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc.

Sở dĩ có tình trạng chia đôi là vì dưới áp lực của ngọai cường quá mạnh, cho nên chính quyền Kháng Chiến Việt Nam mới tạm chấp nhận Thỏa Hiệp Genève 1954 với hy vọng đất nước sẽ được thống nhất qua một cuộc tổng tuyển cử lẽ ra phải được tổ chức vào tháng 7 năm 1956. Vấn đề thống nhất đất nước qua một cuộc tổng tuyển cử trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam được nói rõ trong điều 7 của bản Tuyên Ngôn Cuối Cùng của Hội Nghị Genève 1954 vào ngày 21/7/1954 (Final Declaration of the Geneva Conference (July 21, 1954). Xin đọc đoạn văn nói về vấn đề này như sau:

“Hội Nghị tuyên bố rằng, “dựa trên các nguyên tắc tôn trọng các quyền tự do căn bản về độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, việc giải quyết vấn đề chính trị tại Việt Nam phải cho phép người dân Việt Nam được hưởng những quyền tự do căn bản bằng tổ chức một cuộc tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín trên toàn thể lãnh thổ để thiết lập các cơ chế (chính quyền) dân chủ cho cả hai miền. Để có thể bảo đảm rằng việc này có thể tiến hành tốt đẹp trong một nền hòa bình vừa mới được tái lập, rằng tất cả những điều kiện cần thiết cho việc nói lên ý chí của nhân dân toàn quốc, cuộc tổng tuyển cử sẽ phải được tổ chức trên toàn thể lãnh thổ vào tháng 7 năm 1956 dưới sự giám sát của một ủy hội quốc tế. Ủy hội này gồm có đại diện của các quốc gia thành viên của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến đã được nói trong thỏa hiệp đình chiến. Mọi sự tham vấn hay thăm dò để tổ chức tổng tuyển cử sẽ được đại diện của chính quyền của hai miền quyết định.” [ix]

Hiệp Định Geneva 1954 đã quy định rõ ràng như vây. Thế nhưng, sau khi đã đưa ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền ở miền Nam Việt Nam, Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatian ra lệnh cho chính quyền Ngô Đình Diệm từ chối, nhất định không thảo luận với chính quyền miền Bắc về việc tổ chức tổng tuyền cử để thống nhất như Thỏa Hiệp Genève 1954 đã quy định. Xin xem tiếp trong phần Ý Chí Thống Nhất Đất Nước của Các Dân Tộc Khi Lãnh Thổ Bị Qua Phân nơi Chương 81 (Mục XXIII, Phần VI, trong sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

NẾU THỎA HIỆP GENEVA 1954 ĐƯỢC THI HÀNH

Trong những năm 1954-1956 (trong thời kỳ chờ đợi tổng tuyển cử thống nhất đất nước) trên danh nghĩa, chính quyền miền Nam kiểm soát gần như toàn bộ dân số miền Nam. Nhưng từ cuối năm 1956 trở về sau, hầu hết người dân miền Nam đều bất mãn với chính quyền miền Nam ngoại trừ nhóm thiểu số: dân Chúa, nhóm thiểu số cựu quan lại thời Pháp thuộc, nhóm thiểu số phú hào và nhóm thị dân tiểu tư sản (phần lớn sống trong các thành phố và các trại định cư của người Bắc Kỳ 1954). Có 3 lý do: (1) chính quyền này do Hoa Kỳ và Vatican dựng nên, tức là không có chính nghĩa, (2) những thành phần lãnh đạo vốn là những người đã từng là Việt gian cộng tác với Liên Minh Pháp – Vatican, được Liên Minh Mỹ - Vatican đưa lên cầm quyền để phục vụ cho quyền lợi của Mỹ và Vatican, (3) bất tài, kém đức và tham nhũng.

Từ năm 1960, con số dân miền Nam nằm trong vùng kiểm soát của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (tức là miền Bắc) càng ngày càng nhiều hơn. Tình trạng này càng rõ rệt hơn kể từ đầu năm 1968 trở về sau. Kể từ đó, có tới hơn 50% dân miền Nam nằm trong vùng do Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam kiểm soát. Còn lại 50% dân số ở miền Nam do chính quyền Sàigòn kiểm soát, nhưng con số phần trăm này cũng chỉ là trên danh nghĩa mà thôi.

Trong thực tế, ngay cả những người làm việc cho chính quyền miền Nam hay cho sở Mỹ ở miền Nam, cũng có rất nhiều người hoặc là có cảm tình với miền Bắc hay Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, hoặc bí mật phục vụ hay làm việc cho chính quyền miền Bắc. Đây là trường hợp của những người như các ông Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn, Huỳnh Văn Trọng, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh. Cũng nên biết ông Nguyễn Trung Hiếu là người làm thông ngôn cho vị sĩ quan CIA tên là Frederic Whitehurst, nên bây giờ người ta mới được đọc hai cuốn nhật ký của nữ bác sĩ quân y Đặng Thùy Trâm của quân đội miền Bắc. Phần còn lại là dân nghèo lao động, tiểu công nghệ, tiểu thương buôn thúng bán bưng, trong đó có nhiều người như phu đạp xích lô, tài xế xe taxi, công nhân lao động tại các nhà máy, v.v…. Phần lớn những người này hoặc là bí mật hoạt động cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hoặc là bí mật ủng hộ hay có cảm tình với miền Bắc.

Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng ta hãy tìm hiểu 2 chi tiết liên hệ đến việc thắng hay bại cho miền Nam nếu có tổng tuyển cử.

1.- Lãnh thổ miền Nam do Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (tức miền Bắc) kiểm soát: Theo bản tham luận của đài BBC loan báo trong những ngày 6-12-23/4/ 2005 (được báo điện tử ww.dongduong thoibao.com đăng lại) thì ngay từ mùa đông năm 1964-1965, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã kiểm soát được 80% dân chúng ở miền Nam:

“Mùa đông 1964-1965, tình hình chính trị ở Sài Gòn đã đến điểm hỗn độn khi các chính thể liên tiếp thay đổi. Ở nông thôn, lực lượng Việt Cộng tận dụng sự lộn xộn và thực thi chiến thuật chủ động hơn. Theo đánh giá của tình báo Mỹ lúc này, Măt trận giả̉i phóng dân tôc miề̀n Nam kiểm soát 80% tổng số đất đai ở miên Nam.” BBC ngày 6-12-23/4/2005.[x]

2.- Về con số nhân dân miền Nam ủng hộ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam: Xin đọc bản văn do nhà biên khảo lịch sử Stanley I. Kutler ghi nhận cho chúng ta thấy rõ thực trạng này. Chú thích ([xi]) ở dưới.

Tóm lại, trong cuộc chiến thống nhất 1954-1975, miền Bắc được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số (90%) nhân dân ta. Còn lại thiểu số thuộc các thành phần đã đề cập ở trên.

Như vậy, về các yếu tố lãnh thổ và được lòng dân, miền Bắc có lợi thế hơn miền Nam rất nhiều. Nếu tổ chức bầu cử vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian 1954-1975, miền Bắc chắc chắn là thắng cử. Đây là lý do TẠI SAO, Hoa Kỳ và Nhà Thờ Vatican đã xúi giục chính quyền Ngô Đình Diệm (1954-1963) từ chối, không chịu ngồi họp bàn vơi chính quyền miền Bắc để tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Vì chính quyền miền Nam từ chối tổng tuyển cử, cho nên chính quyền miền Bắc mới phát động chiến tranh để đòi lại miền Nam, đem giang san về một mối.

Đã phải chiến đấu ròng rã gần 20 năm trời mới tống cổ được quân xâm lược Mỹ ra khỏi miền Nam, chẳng lẽ miền Bắ'c lại còn chờ tổ chức tổng tuyển cử nữa hay sao? Trong lịch sử chiến tranh trên thế giới từ cổ chí kim, có nơi nào phe thắng lại dừng lại để tổ chức tổng tuyển cử để cho phe dựa vào thế lực ngoại bang gây hấn và chiến bại có cơ may nhẩy lên nắm chính quyền không? Huống chi, nếu làm như vậy, thì có phải là bất công và vong ơn đối với toàn thể nhân dân Việt Nam đã hy sinh tiền của, công lao, xương máu cho cuộc chiến, và đặc biệt là đối với hàng triệu người con thân thương của tổ quốc đã bỏ mình trong cuộc chiến trường kỳ vô cùng cam go để đem lại thắng lợi và vinh quang cho dân tộc hay không?

KẾT LUẬN

Nêu lên những sự kiện trên chỉ là làm sáng tỏ vấn đề mà thôi. Trong suốt thời gian tử năm 1954 cho đến khi chiến tranh chấm dứt, chính quyền miền Nam không hề đề nghị tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Như đã trình bày ở trên, vấn đê tổng tuyển cử để thống nhất đã được miền Bắc chủ động tích cực đề nghị và khẩn khỏan yêu cầu chính quyền miền Nam ròng rã cả hai năm 1955 và 1956. Thỏa Hiệp 27/1/1973 hoàn tòan là sự giàn xếp bằng những thuật ngữ của chính quyền Hoa Kỳ và chính quyền miền Bắc để chấm dứt cuộc chiến sao cho cả hai cùng có lợi. Trong việc giàn xếp này, chính quyền miền Nam và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chỉ đóng vai trò ngồi chơi xơi nước, chứ đâu có được góp tiếng nói vào việc thảo luận hay bàn cãi gì ở trong bàn Hội Nghi Paris!

Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Nếu chúng ta có trách, thì phải trách TẠI SAO ngày xưa (1950-1954) ông Ngô Đình Diệm phải cậy cục Nhà Thờ Vatican dẫn đi trình diện các chính khách có thế lực trên sân khấu chính trị Hoa Kỳ để năn nỉ, lạy lục và phải thế thốt với họ rằng tôi: “tin tưởng vào quyền lực của Vatican và chống Cộng một cách tích cực.” Có thề thốt như vậy thì mới được họ đưa lên cầm quyền.[xii] Xin xem thêm các Chương 60, 61, 62 và 63 (Mục XVIII, Phần VI) trong sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Các chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Thiết nghĩ thư đã khá dài, sợ rằng viết thêm nữa sẽ làm một số quí vị phiền giận vì những sự thật lịch sử quá phũ phàng. Tôi xin tạm ngưng ở đây và thành thật xin lỗi nếu những điều tôi nói có vô tình đụng chạm đến bạn nào trong chúng ta, thì đó là điều ngoài ý muốn của tôi.

Thân chúc quý vị thân tâm thường lạc.

Thân mến

Nguyễn Mạnh Quang



mời xem lá thư trước: "Hiền tài hay Việt gian ?"



1 2 3 4 5 6


--------------------------------------------------------------------------------

Chú thích

[i] Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church (New York: G.P. Putnam's Sons, 1981), tr. 121-122.
[ii] Trần Quý,.Lòng Tin Âu Mỹ Ðấy! (Westminster, California: Đồng Thanh & Văn Nghệ, 1996), tr.132-133.
[iii] Malachi Martin, Ibid, tr.111
[iv] Nguyễn Tiến Hưng, Khi Đồng Minh Tháo Cháy (San Jose, CA: Hứa Chấn Minh, 2005), tr 222-223.
[v] Hồ Văn Kỳ Thoại, Can Trường Trong Chiến Bại (Falls Church, VA: TXB, 2007) tr. 183.
[vi] Hồ Văn Kỳ Thoại, Sđd., tr. 284
[vii] Hồ Văn Kỳ Thoại, Sđd., tr. 268.
[viii] Vân Xưa. “Đầu Hàng” sachhiem.net. Ngay 30/5/2009.
[ix] Marvin E. Gettlemen, Vietnam: History, Documents, And Opinions On A Major World Crisis (New York: Fawcett Publications, Inc., 1965), pp. 152-153.
[x] “Những Sự Kiện Lịch Sự Đạii Thắng Mùa Xuân 1975” www.dongduongthoibao.net Ngay 23/5/2006.
[xi] Stanly I. Kutler (ed.) Encyclopedia of the Vietnam War (New York: Simon & Schuster Mcmillan, 1996), p. 592.
“Tháng 4 năm 1967, người điều khiển chương trình bình định là ông Robert Komer chính thức gọi chương trình này là “Cuộc Chiến Khác: Cuộc Chiến Chiếm Lòng Dân” và đề nghị Hoa Kỷ phải đẩy mạnh chương trình tỵ nạn nhằm để phá tan cơ sở tuyển mộ của Việt Cộng. Trong thực tế, vào khoảng đầu năm 1967, có vào khoảng 40 ngàn “cán bộ bình định”, trong đó vào khoảng 10% là quân lính Hoa Kỳ và 90% là quân lính chính quy của miền Nam đã được sử dụng toàn phần vào chương trình bình định này. Công việc của chương trình này bao gồm cả việc triệt hạ các làng xóm trong các vùng nông thôn, đem những người dân quê ở các làng bị triệt hạ này vào định cư trong các “Ấp Tân Sinh” để bảo đảm an ninh cho họ. Việc làm của chương trình này đã làm cho người dân bất mãn rồi chống đối mạnh mẽ. Vì bị chống đối mạnh mẽ, cho nên vào giữa năm 1967, những dữ kiện do cơ quan USOM thâu thập được cho thấy chỉ có 168 Ấp Tân Sinh trong tổng số 12,537 ấp ở miền Nam Việt Nam nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ (Sàigòn), 3,978 ấp nằm trong tay kiểm soát của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Số ấp còn lại được ghi nhận như là những ấp nằm trong sự giằng co giữa hai phe.

Những ấp nằm trong sự giằng co như vậy được người Hoa Kỳ gọi là “vùng da beo”, phần lớn người Việt Nam gọi là “vùng xôi đậu” và những người cách mạng miền Nam gọi là “vùng cái lược”. Thương thường vào ban ngày, quân đội miền Nam đảm nhiệm các cuộc hành quân trong những vùng này để mở rộng vùng đất kiểm soát. Việc làm này quá rõ ràng. Lính an ninh và nhân dân tự vệ được đưa đến thiết lập đồn bót ở trong các làng ấp để bảo vệ an ninh cho dân cư. Các làng hay ấp nầy đều được rào bằng hàng rào giây thép gai có hào cắm cọc nhọn bao chung quanh để ngăn chặn, phòng ngừa cộng sản xâm nhâp và khủng bố. Tiếp theo là các đoàn “cán bộ bình định” đến phát thuốc, vật liệu xây cất, tiền trợ giúp để cho người dân trong ấp cảm thấy họ thực sự có một cuộc sống mới. Như vậy, rõ ràng là một số làng hay ấp do chính quyền miền Nam thiết lập nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền miền Nam.

Thế nhưng, thấy vậy mà không phải vậy. Trong thực tế, chính quyền chỉ kiểm soát được những làng và ấp này vào ban ngày mà thôi; ban đêm, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nắm quyền kiểm soát vì rằng về phương diện chính trị, người dân trong làng hay trong ấp ủng hộ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Dân trong làng hay trong ấp đã được tổ chức thành những tổ chức bí mật hay bán công khai và những cán bộ cách mạng đã xâm nhập vào các cấp trong các cơ quan hành chánh và trong quân đội ở trong những làng ấp này. Trong khi các ông xã trưởng và viên chức khác lãnh lương hàng tháng của chính quyền, họ lại thi hành những mệnh lệnh của bên cách mạng. Đáng kể nhất là trong bản phân tích thành quả chương trình bình định toàn niên 1967, Cơ Quan Thẩm Định Ấp Tân Sinh của Hoa Kỳ công nhận rằng phần lớn các vùng nông thôn nằm dưới quyền quản trị của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.”

[xii] Lê Hữu Dản, Sự Thật - Ðặc San Xuân Ðinh Sửu 1997 (Fremont, CA: TXB, 1997), tr. 23.

Trang Lịch Sử


Về Đầu Trang Go down
ThanhKhoa
Đại TướngĐại Tướng
ThanhKhoa


Giáo Sĩ
Chức Vụ Tổng Tư Lệnh
Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Admin
Hạng Nhất
Tiền Đồng : 2147483647
Tổng số bài gửi : 227
Gia nhập : 29/05/2010
Phương châm : Tiền và Tiền

Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh    Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Empty20/8/2010, 15:35

Ăn Cơm Quốc Gia ?

Nguyễn Mạnh Quang

25 tháng 6, 2009

LTS: Câu nói "Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản" hàm ý kết tội "phản nghịch" những người miền Nam nào không ủng hộ chính phủ miền Nam. Câu nói này được xử dụng nhiều nhưng chưa từng được đem ra làm đề tài phân tích. Trong lá thư sau đây, SH xin được bỏ những chi tiết riêng tư. Chữ "anh" ngôi thứ hai trong bài áp dụng cho những người thích dùng câu nói này đối với tác giả khi viết bài nào nói "thật" về bộ mặt không đẹp của chính quyền miền Nam trước năm 1975. Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang do đó bị hay được có cơ hội trình bày vấn đề này một cách đặc biệt lý thú. Xin kính mời quí bạn đọc (SH)


--------------------------------------------------------------------------------

1 2 3 4 5 6

VỀ CỤM TỪ

"ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN"

Câu văn này là của bộ máy tuyên truyền của Nhà Thờ Vatican qua cái loa của chính quyền miền Nam để sỉ nhục những công nhân viên nhà nước và cả những người dân thường ở miền Nam nếu họ không tỏ ra hết lòng cúc cung phục vụ cho chính quyền tay sai của Nhà Thờ Vatican.

Từ ngày ông Diệm được quan thày Mỹ và Vatican đưa về Việt Nam cầm quyền, câu nói này được các cơ quan truyền thông của Nhà Nước (các đài phát thanh, sách báo, các tài liệu của Bộ Thông Tin và Nha Chiến Tranh Tâm Lý trong Bộ Quốc Phòng) lặp đi lặp lại cho nó thấm nhập vào tiềm thức người dân miền Nam.

Trong câu nói “Đừng nên ăn cơm quốc gia đi thờ ma Cộng Sản” của anh dạy tôi, tôi cảm thấy có mấy điều bất ổn cần làm sáng tỏ ra đây. Đại khái, anh muốn nói “ăn cơm quốc gia” (nghĩa bóng là lãnh lương của “phe Quốc Gia”) mà lại đi “làm việc hay ca tụng Cộng Sản”. Hai điều cần sáng tỏ đó là chữ "Quyốc Gia" và chữ "Ăn Cơm".



HAI CHỮ QUỐC GIA.

Hai chữ “quốc gia” trong câu nói này không phải là thứ “Quốc gia” thông thường theo định nghĩa trong sách vở mà mọi người thường hiểu. Để làm sáng tỏ vấn đề này, tôi xin trình bày cái “quốc gia Việt Nam” mà người Việt Nam chúng tôi quan niệm, khác với thứ “Quốc Gia” do Nhà Thờ Vatican tạo dựng nên. Thứ “Quốc Gia” này, ông Tổng Thống dân Chúa Ngô Đình Diệm và những người đồng đạo của ông ta đã dâng hiến cho đế quốc Vatican vào tháng 2 năm 1959 qua cuộc đại lễ tổ chức ở Sàigon, có mời Hồng Y Agagianian, đại diện của Tòa Thánh Vatican ở Sàigòn đến làm chủ tế.

A.- QUỐC GIA VIỆT NAM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM CHÚNG TÔI

Theo tôi nghĩ, quan niệm của tuyệt đại đa số các dân tộc theo tam giáo cổ truyền ở Đông Phương và bất kỳ dân tộc nào có văn hiến nằm ngoài vòng khống chế của Nhà Thờ Vatican thì “Quốc gia là một thực thể gồm có dân số, chính quyền và lãnh thổ toàn vẹn hay bất khả chia cắt. Quốc gia và dân tộc là hai thực thể liên kết và đi đôi với nhau bất khả phân ly. Tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc sống trong lãnh thổ quốc gia đều phải đặt quyền lợi chung của quốc gia và dân tộc lên trên hết. Kẻ nào vì quyền lợi riêng tư, vì phe nhóm, vì tín ngưỡng hay tôn giáo riêng của mình mà cộng tác với thế lực ngọai xâm, thì sẽ bị coi lả phản quốc.”

Theo quan niệm này, thì Quốc Gia Việt Nam của người Việt Nam có lãnh thổ rộng vào khỏang là 331,000 cây số vuông, chạy dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu, bắc giáp Trung Quốc, tây giáp Ai Lao, Cao Mên và Vịnh Thái Lan, đông giáp Biển Đông, trong thời cận và hiện đại đã trải qua những bước thăng trầm như sau:

1.- Bị Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican với sự tiếp tay của một nhóm thiểu số dân Chúa bản địa bắt đầu tấn chiếm lần lần từ năm 1858 cho đến năm 1885 thì toàn thể lãnh thổ hoàn toàn nằm dưới ách thống trị của hai thế lực xâm lăng. Người Việt ta gọi những năm này là thời kỳ mất nước và Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trở thành chủ nhân ông của Việt Nam.

Cụ Á Nam Trần Tuấn Khải chuyển dịch cụm từ Hán - Việt “Quốc Gia Việt Nam” sang tiếng Việt thuần túy bằng từ kép “Nước Nhà” để cho cụ dễ bề đặt thơ thác lời nhà ái quốc Nguyễn Phi Khanh dặn con là Nguyễn Trãi (khi bị giặc Minh bắt đưa đi lưu đày ở Trung Quốc vào năm 1407) bằng một bài trường thi “Hai Chữ Nước Nhà” dài 101 câu, gói ghém tâm sự của cụ đối với “Quốc Gia Việt Nam”.

Cũng vì “Hai Chữ Nước Nhà” mà trong thời kỳ này, tiền nhân ta đã nhiều lần và liên tục, người sau nối tiếp người trước, quyết tâm tổ chức các lực lượng nghĩa quân và kêu gọi nhân dân vùng lên cùng nhau góp sức đánh đuổi quân cướp ngoại thù để đòi lại chủ quyền cho dân tộc. Tiếc rằng, hầu hết các tổ chức này có những nhược điểm như:

a.- Thiếu kinh nghiệm tổ chức, thiếu khả năng huy động toàn dân cùng tham gia, không biết phối hợp các tổ chức khác ở rải rác khắp nơi trên tòan lãnh thổ để cùng nhất trí hành động,

b.- Chỉ được trang bị bằng những thứ vũ khí quá thô sơ,

c.- Không đề ra mục tiêu cách mạng chính trị phế bỏ “chế độ quân chủ” (bất kể là chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền hay chế độ quân chủ lập hiến) để giải thoát cho người dân cái ách chuyên chế phong kiến lỗi thời phải làm nô lệ cá nhân người lãnh đạo bất kể là người đó có tài hay bất tài, có đức hay là một tên hung thần ác quỷ.

d.- Không đề ra mục tiêu cách mạng xã hội để xóa bỏ bất công trong xã hội nhất là những bất công tồn tại từ thời phong kiến và và thời bảo hộ Pháp – Vatican.

e.- Không biết rõ Nhà Thờ Vatican (tức Giáo Hội La Mã) là thế lực có chủ tâm đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa rồi mới vận động chính quyền Pháp cấu kết với Giáo Hội La Mã và xuất quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam. Do đó không có một chính sách đặc biệt dứt khoát và thẳng thừng đối với Nhà Thờ Vatican và các ông bà dân Chúa (Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ trong các Chương 2, 3 và 4 (Phần II) trong sách Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam.

Các nhược điểm c, d, và e là hậu quả nghiệm trọng do việc không thấu hiểu lịch sử thế giới gây ra. Vì thế mà tất cả các tổ chức này đều chỉ thành nhân mà không thành công. Tình trạng này kéo dài đến khi Đệ Nhị Thế Chiến gần chấm dứt thì thế cuộc mới đổi chiều. Sự hiện diện của 6 ngàn quân đội Phù Tang tiến vào trú đóng miền Bắc Sông Hồng (theo thỏa Hiệp Pháp Nhật được ký kết vào ngày 22/9/1940), đã là cơ hội bằng vàng giúp cho Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh (đã học được những kinh nghiệm thiếu sót trên đây) vùng lên chớp lấy thời cơ, phất cờ khởi nghĩa, kêu gọi và huy động toàn dân cùng tích cực tham gia vào đại cuộc cứu nước. Vấn đề này sẽ nói sau.

2.- Ngày 9/3/1945 quân xâm lược Nhật đánh bại Liên Minh Pháp – Vatican, nắm quyền thống tri Việt Nam cho đến ngày 19/8/1945. Trong thời gian này Việt Nam cũng vẫn còn ở trong tình trạng mất nước và người Nhật trở thành chủ nhân ông của nước Việt Nam.

̣(Ngày 16/8/1945, Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican ra lệnh cho Tướng Jean Leclerc đem quân sang Việt Nam, lo việc tái chiếm Đông Dương.)

3.- Ngày 17/8/45, chính quyền de Gaulle thỏa thuận (cấu kết) với Tòa Thánh Vatican bổ nhậm cựu Linh-mục Thierry D’ Argenlieu nắm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương kiêm nhiệm chức vụ Tổng Tư Lệnh Đoàn Quân Viễn Chinh tái chiếm Đông Dương. Sự kiện này được sử gia Joseph Buttinger ghi nhận trong cuốn Vietnam: A Political History như sau:

“On August 16, troops under the command of General Leclerc, a military hero of the European war, were ordered to proceed from France Madagascar, and Calcutta to Vietnam. On August 17, Paris appointed Admiral Thierry d’ Argenlieu High commissioner of the new Frenh administration for indochina.” [4]

4.- Ngày 19/8/1945 - Nhờ rút tỉa được những kinh nghiệm thiếu sót của tổ chức ái quốc của các bậc đàn anh trên đây, nhân việc chính quyền đế quốc Nhật đầu hàng đồng Minh và quân đội Nhật ở Đông Dương bất động, Đảng Cộng Sản Việt Nam phối hợp với Mặt Trận Việt Minh dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh đã nhanh nhẹn chớp lấy thời cơ, phất cờ kêu gọi toàn dân vùng lên cướp chính quyền, lấy lại nước từ trong tay quân xâm lược Nhật.

(Ngày 2/9/1945, có tới hơn 500 ngàn người đến tham dự buổi mít tinh tại Vườn Hoa Ba Đình để nghe Cụ Hồ Chí Minh công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập[5] . Đối với lịch sử, bản tuyên ngôn này được coi như là đã đáp ứng được khát vọng của toàn thể nhân dân ta, ngoại trừ một vài nhóm thiểu số người có quyền lợi gắn liền với Liên Minh Đế Quốc Thức Dân Xâm Lược Pháp - Vatican. Chính vì vậy mà đồng bào khắp nơi từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu đều hân hoan sung sướng và hăng say ủng hộ Mặt Trận Việt Minh dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh, người đã hy sinh trọn đời cho đại cuộc đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc.)

5.- Ngày 12 tháng 9/1945 – Một số đơn vị Pháp núp bóng quân Anh đổ bộ vào Sài Gòn để giải giới quân Nhật ở miền Nam vĩ tuyến 16.

Ngày 23 tháng 9, 1945 – Với sự hỗ trợ của quân Anh, các đơn vị Pháp này tấn công chính quyền ta ̣(lúc đó là Việt Minh) ở Sài Gòn, mở nhà tù thả hơn một ngàn kiều dân Pháp, và võ trang cho những kiều dân này đi tấn công nhân dân ta.

Tháng 10/1945, một trung đoàn quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Tướng Massu đổ bộ vào miền Nam tăng cường cho thế lực Liên Minh Pháp-Vatican đã có sẵn ở đây để chuẩn bị mở những cuộc hành quân tiêu diệt các lực lượng Kháng Chiến Việt Nam ở miền Nam. Sự kiện này được sử gia Bernard B. Fall ghi lại trong cuốn The Two Vietnams như sau:

“Tướng Massu lúc đó đang chỉ huy quân đội ở miền Đông nước Pháp, được lệnh chỉ huy trung đoàn đầu tiên tiến vào lãnh thổ Việt Nam vào tháng 10 năm 1945.” Nguyên văn: “General Massu, who now commmands French troops in eastern France, commanded the first regimental combat team that landed in Vietnam in October , 1945.”)[6]

6.- Ngày 19/12/1946: Liên Quân Pháp- Vatican càng ngày càng hung hăng, cố tình gây hấn để tiêu diệt chính quyền và lực lượng kháng chiến của nhân dân ta. Vì thế mà chiều tối ngày này, Chủ Tịch Hồ Chí Minh mới phải ban hành lệnh kêu gọi nhân dân ta trên toàn lãnh thổ cùng nhau quyết chiến đuổi giặc bảo vệ quê hương. Giờ phút nghiêm trọng này được sách sử ghi nhận như sau:

“Ngay trong đêm 19/12/1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước kháng chiến. Sáng ngày 20/12, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp đất nước: Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, là mệnh lệnh cách mạng tiến công, giục giã và soi đường, chỉ lối cho mọi người Việt Nam đứng dậy cứu nước.”[7]

Kể từ ngày này, cả nước cùng đáp lời kêu gọi trên đây cùng hăng say lên đường đi cứu nước. Nước này là quốc gia của toàn dân, trong đó có tôi. Cho nên chỉ mấy tháng sau, chính bản thân tôi cũng theo gót các bậc đàn anh lên đường đi làm “em bé liên lạc viên” để góp bàn tay chống giặc bảo vệ quốc gia.

Đó là Quốc Gia Việt Nam của dân tộc Việt Nam và cũng là của tôi đó anh à.



B.- QUỐC GIA CỦA NHÀ THỜ VATICAN VÀ DÂN CHÚA

Trong khi toàn thể nhân dân Việt Nam liều chết lao vào cuộc chiến đánh đuổi liên minh thánh xâm lược Pháp - Vatican để bảo vệ đất nước và sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ tiên để lại, thì Nhà Thờ Vatican cấu kết với bọn thực dân phản động Pháp thi hành chính sách chia để trị cực kỳ thâm độc, dùng người Việt đánh người Việt, dùng dân Chúa khống chế và cai trị tuyệt đại khối nhân dân theo tam giáo cổ truyền. Chính sách này được tiến hành từng bước một như sau:

1.- Ngày 28/12/1945, viên khâm sứ đại diện Tòa Thánh Vatican tại Hà Nội là Tổng Giám Mục Antoni Drapier công khai tuyên bố dùng Bảo Đại thành lập chính phủ bù nhìn làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp Vatican tái chiếm Việt Nam trong giai đoạn quá độ (transitional period) để thi hành chính sách chia để trị nói trên. Sự kiện lịch sử này đều được sách sử (Sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 -Tập A: 1939-1946) ghi lại rõ ràng [8]

2.- Tháng 1/1946: Lời tuyên bố của viên khâm sứ Tòa Thánh trên đây vừa mới được công bố thì chỉ ít ngày sau, bọn phản động Việt gian tay sai của Nhà Thờ Vatican nhân danh là một đảng phái Quốc Gia tổ chức biểu tình ở trước tòa nhà của ông Vĩnh Thụy để thỉnh cầu ông vua gỗ đã thóai vị này đứng ra thành lập chính phủ đúng như Nhà Thờ Vatican đã sắp xếp như trên. Cuộc biểu tình của bọn Việt gian này được sách Việt Sử Khảo Luận (cuốn 4) ghi nhận như sau:

"Nhóm Quốc Dân Đảng (của Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam, v.v...) đòi thành lập ngay một Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến với Vĩnh Thụy làm chủ tịch. Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức trước nhà Vĩnh Thụy ở Đường Gambetta cũ, hoan hô cố vấn và đòi ông ra cầm quyền."[9]

Cũng nên biết là từ đầu tháng 9/1945, nhóm Quốc Dân Đảng này đã từng từ Trung Quốc đi theo 180 ngàn quân Quốc Quân Trung Hoa về Việt Nam để dựa thế các đạo quân thổ phỉ này đánh phá chính quyền Việt Nam và hà hiếp dân ta.

3.- Ngày 1/6/1946, Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican thành lập chính phủ Cộng Hòa Nam Kỳ với chủ trương tách rời miền Nam từ ranh giới phía nam tỉnh Bình Thuận (Phan Thiết) ra khỏi nước Việt Nam đúng theo chính sách chia để trị Nhà Thờ Vatican đã vạch ra. Việc làm phản tiến hóa này giống y hệt như hồi đầu thập niên 1860 Vatican đã xúi giục một số chính khách các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ ly khai khỏi Liên Bang Hoa Kỳ để thành lập quốc gia Liên Bang miền Nam, gọi là Confederate States of America hay “The Confederacy” hoặc “Southern Confederacy” (gồm 11 tiểu bang miền Nam).

Ngoài việc xé miền Nam ra khỏi nước Việt Nam như trên, Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican còn tách rời vùng cao nguyên Nam Trung Bộ thành lập nước Tây Kỳ, tách rời tỉnh Lai Châu và Lào Cai thành lập Liên Bang Thái Tự Trị, mưu đồ tách rời mấy vùng Móng Cái, Tân Yên (Quảng Ninh ngày nay) ra làm nước Nùng, và tách rời hai giáo phận Phát Diệm và Bùi Chu, chuẩn bị biến hai giáo phận này thành 2 vương quốc Ki-tô. Sách Những Ngày Tháng Không Thể Nào Quên của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp có ghi:

“Không lâu trước đó Đác-giăng-li-ơ (d’ Argenlieu) đã để lộ ý muốn lập ngay tại miền Bắc một “nước cộng hòa Nùng Thái”, cùng một kiểu với “ nước cộng hòa Tây Kỳ” ở Tây Nguyên. Những hoạt động của địch cùng lúc xẩy ra chạy dài theo biên giới, từ vùng biển đế vùng núi, từ Đông sang Tây, nói lên âm mưu này đang bắt đầu.”[10]

4.- Ngày 2/6/1948 (có sách ghi là ngày 5/6/1948) lời tuyên bố của Tổng Giám-mục Antoni Drapier được cụ thể hóa thành chính quyền Bảo Đại, sách sử gọi là Giải Pháp Bảo Đại (the Bao Dai Solution). Kể từ đó, bộ máy tuyền truyền của Nhà Thờ Vatican liên tục dùng những thuật ngữ để đánh bóng chính quyền bù nhìn này bằng những danh xưng “Chính Quyền Quốc Gia”, “Chính Nghĩa Quốc Gia” với lá cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng đấu tranh hầu lừa gạt nhân dân khiến cho họ lầm tưởng rằng ông Bảo Đại là người nắm được chính nghĩa tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của tổ quốc và dân tộc.

5.- Tháng 2 năm 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm đem cái Quốc Gia do Nhà Thờ Vatican dựng nên này dâng cho đế quốc Vatican trong một buổi lễ vô cùng trọng thể được tổ chức tại Sàigòn có Hồng Y Agagianian (sứ thần của Vatican tại Sàigòn) đến làm chủ tế. Sự kiện này được chính Linh-mục Trần Tam Tỉnh mô tả trong quyển “Thập Giá Và Lưỡi Gươm“ ”[11]

Song song với những việc làm theo từng bước một như trên, Nhà Thờ Vatican cho thi hành sách lược tuyên truyền bằng những thủ đọan cực kỳ tinh vi với những thuật ngữ nặng tính cách cưỡng từ đoạt lý để tô hồng chuốt lục cho cái “Quốc Gia ma nớp” trên đây. Đồng thời họ miệt thị và sỉ vả những người chiến đấu cho “Quốc Gia Việt Nam” chúng tôi, và những người chống lại cái Quốc Gia ma nớp do Vatican tạo ra như trên.

Cái “quốc gia” trong câu nói “đừng ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản” của anh dành cho tôi là cái quốc gia ma nớp này đó, anh ạ. Anh không học môn sử, cho nên anh không biết sự thật lịch sử này, và sử dụng câu nói trên đây để lên giọng răn đe hai giáo viên dạy sử. Câu nói rẻ tiền nhưng hết sức thâm độc này là nằm trong sách lược tuyên truyền của Nhà Thờ Vatican đó, anh có biết không?



VỀ “MIẾNG CƠM” QUỐC GIA



Nếu hiểu “miếng cơm” theo nghĩa đen, thì miếng cơm chúng ta ăn ngày xưa là của các nông dân tay lấm chân bùn. Họ không phải là những người Quốc Gia hay Cộng Sản gì cả.. Họ là những dân quê chân chấ́t, hết lòng bảo vệ đồng ruộng của họ để cấy cày, không cho Liên Minh giặc đến đốt nhà, đổ gạo. Nhiều khi họ lại là kẻ mà Chính Quyền Quốc Gia thường nghi ngờ theo Cộng Sản nhiều nhất. Xin xem DVD “Chiến Tranh Việt Nam, Những Điều Chưa Biết” của Daniel Costel biên soạn và tường thuật do VietNam Films (Tel 714-555-2515) sản xuất để biết người lính “Quốc Gia” đốt nhà, đổ gạo của người nông dân như thế nào.̣ Cả miếng cơm mà chúng ta ăn ngày nay cũng thế. Tôi luôn mang ơn các bác nông dân, kể cả nông dân Thái Lan, chẳng phải ơn của chính quyền nào cả.

Vậy ý nghĩa thực sự của từ “ăn cơm quốc gia” mà anh sử dụng là lãnh lương hàng tháng hay được hưởng những ân sủng của chính quyền Sàigòn trong những năm 1954-1975. Đây là chính quyền bù nhìn hại nước hại dân (tôi đã viết rất nhiều bài chứng minh cho những phê phán này, chắc anh không cần tôi chép lại chứ?). Tôi sẽ trở lại chỗ “cơm quốc gia” sau.

Nói đến “đồng lương hàng tháng hay hàng năm” của các ông bà sống bằng cái nghề làm quan, tôi liên tưởng đến những giai thoại các “miếng cơm” từ lúc chủ quyền nước ta sắp lọt vào tay người ngoại bang là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, tức là thời Vua Tự Đức (1848-1883) cho đến nay.

Thời đó, những người hành nghề làm quan gọi là “phụ mẫu chi dân” (cha mẹ dân), và đồng lương hàng tháng hay hàng năm của họ còn được gọi là bổng kim (tiền lương trơn), và bổng lộc thì gồm có bổng kim và các thư phụ cấp khác) của triều đình được trả bằng thóc và tính bằng đấu (một đơn vị do lường của ngũ cốc) và thăng (nhỏ bằng 1/10 của đấu). Vì được trả bằng thóc và tính bằng đẩu và thăng, cho nên trong bài thơ Khóc Dương Khuê, cụ Nguyễn Khuyến mới viết câu “Phận đẩu thăng chẳng dám tham trời” (Đẩu thăng phi tham thiên – Có bản ghi là “Miếng đẩu thăng há dám tham trời”).

Giai thoại của câu thơ này cũng rất thú vị. Xin thật thà chịu sự chỉ giáo của quí vị ban văn chương nếu có điều gì không đúng trong những đoạn văn liên hệ đến lãnh vực chuyên môn của quí vị.

Cụ Nguyễn Khuyến (1835-1909) thường gọi là cụ Tam Nguyên Yên Đổ hay Yên Đổ và cụ Dương Khuê (cũng gọi là cụ Vân Đình) là hai người bạn đồng khoa trong kỳ thi Hương (cử nhân). Tuy không đồng khoa trong kỳ thi Hội và thi Đình, nhưng vì quê quán ở gần nhau (Vân Đình, Hà Đông, khá gần với và Yên Đổ thuộc Hà Nam), vì cùng là nhà Nho khoa bảng đậu đến tiến sĩ và cùng ở trong “nghề làm quan” trong cùng một triều đình trong lúc giang sơn nghiêng ngửa, cái thời buổi có nhiều chuyện thế sự bàn luận với nhau, cho nên hai cụ rất thân nhau. Những câu trong bài thơ Khóc Bạn (nguyên tác bằng chữ Hán là có tên là Vãn Đồng Niên Vân Đình Tiến Sĩ Dương Thượng Thư) đủ chứng minh sự thân thiết của hai người: [12]

Lúc Hiệp Ước Giáp Thân 1884 (còn gọi là Hiệp Ước Patenôtre) ra đời, giang sơn thực sự đổi chủ, cũng như các nhà Nho tiết tháo khác, cụ Yên Đổ cảm thấy, nếu còn ở lại làm quan với tân triều thì quả thật là một sự nhục nhã. Đến như vua còn không còn là vua nữa, mà chỉ là thứ vua phường chèo (Vua chèo còn chẳng ra gì, Quan chèo, vai nhọ khác chi thằng hề), thì một nhà Nho khoa bảng mà chỉ vì đồng lương (miếng đẩu thăng) hay kế sinh nhai mà ở lại tiếp tục “cái nghề làm quan” làm đầy tớ cho kẻ thù xâm lược sai bảo trong bộ máy đàn áp dân mình thì quả là một lũ hề:

Vì thế cụ mới quyết định cáo quan lui về ở ẩn, làm nghề dạy học kiếm kế sinh nhai theo đúng truyền thống của nhà Nho “Tiến vi quan đạt vi sư”. Có lẽ cụ Yên Đổ thế nào cũng rủ cụ Vân Đình cùng về ở ẩn để cùng nhau tiếp tục bàn luận thế sự thăng trầm:

...Miếng đẩu thăng há dám tham trời (Đẩu thăng phi tham thiên),...

...Bác già, tôi cũng già rồi (Dư lão, công diệc lão),

Nhưng vì còn ham “cái nghề làm quan”, cụ Vân Đình quyết định ở lại chốn quan trường để tiếp tục hưởng dụng “miếng đẩu thăng”, tức là được tiếp tục “lãnh đồng lương hàng tháng” của tân trào (Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican) mà sau này bộ máy tuyền truyền của Nhà Thờ Vatican gọi là “ăn cơm quốc gia”.

Rốt cuộc, của trời không phải muốn là được. Cụ Vân Đình tuy là trẻ hơn lại được sống trong phong lưu sung sướng mà vẫn chết trước cụ Yên Đổ (tới 7 năm) dù là cụ Yên Đổ già hơn tới 4 tuổi, sống trong cảnh thiếu thốn và đau yếu vì không được “ăn cơm Quốc Gia” của Nhà Nước Bảo Hộ.

Trong thời 1885-1945, cụ Á Nam Trần Tuấn Khải gọi cái nghề làm quan là cái nghề “bán tổ tiền kiếm kế sinh nhai”. [13]

Trong thời Kháng Chiến 1945-1954, kể từ tháng 6/1948, những người làm cái nghề “bán tổ tiên kiếm kế sinh nhai” này được bộ máy tuyên truyền Nhà Thờ Vatican khóac cho các danh nghĩa là “Người Việt Quốc Gia” và cái triều đình bù nhìn Huế ngày xưa được khoác cho cái danh xưng là “chính quyền Quốc Gia,” nhưng thực chất vẫn là làm bung xung và làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican

Vào thời điểm đó (đầu tháng 6/1948) Mỹ chưa thực sự can thiệp vào Việt Nam, mục đích lập nên cái quốc gia quái đản này là để làm công cụ cho đế quốc xâm lược Vatican cấu kết với Pháp (và Mỹ sau này Vatican quay ra cấu kết với Mỹ) sử dụng làm bức bình phong để tiến hành cuộc chiến tái chiếm Việt Nam trong sách lược chống lại khối Cộng Sản.

Cả hai thời kỳ này, tất cả các công nhân viên làm việc trong chính quyền bù nhìn này cũng như tất cả các quân nhân các cấp trong Quân Đội Quốc Gia (sau đó đổi danh xưng là Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa hay Quân Đội Miền Nam) được gom lại, gọi chung là “quân, cán, chính” và đều do Mỹ trả lương thuê mướn tính theo căn bản từng tháng một.

Dù là phục vụ trong ngành giáo dục với chức năng giáo viên dạy lớp (classroom teachers), cả anh và tôi cũng như tất cả các giáo viên hay giáo sư đều lãnh lương của Mỹ cả, tức là những người ăn miếng cơm Quốc Gia của Mỹ (vì rằng Mỹ chủ trương duy trì miền Nam như một quốc gia riêng biệt để làm tiền đồn chống Cộng cho Mỹ) Cái quốc gia do Nhà Thờ Vatican tạo ra đâu có phát lương cho chúng ta hồi nào? Sự thật rõ ràng là như vậy.

Anh có thể trực tiếp kiểm chứng bằng cách:

1.- Vào văn khố hoặc là trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, hoặc là trong Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ để tìm xem sổ lương của Mỹ trả tiền cho tất cả các công nhân viên chính quyền và tất cả các quân nhân trong Quân Đội Miền Nam.

2.- Đọc lại tiêu mục “Điểm thứ hai….” Trong lá thư của tôi đề ngày 31/5/2009 gửi cho DĐ KMTĐ trong đó có câu:

“Trong khúc phim ở trên người ta thấy rõ tinh thần chiến đấu của VNCH nằm ở túi tiền (chứ không phải vũ khí) của Mỹ để trả lương cho nhân viên chính quyền và quân nhân các cấp trong quân đội miền Nam. Hoàn toàn không thấy thế nào là chính nghĩa khi mà VNCH thấy “hết tiền” thì “hết vía” luôn.”

Chúng ta thấy rõ (a) cả chính quyền quốc gia hay chính quyền VNCH và quân Đội Quốc Gia hay Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa là đạo quân đánh thuê cho Mỹ qua bàn tay bao thầu của Nhà Thờ Vatican, và (b) toàn bộ “cái miếng cơm Quốc Gia” từ tháng 7/7/1954 cho đến ngày nay chỉ là “miếng cơm của Mỹ” mà thôi.

Do đó, câu nói của anh phải được sửa lại là “Đừng lĩnh lương của Mỹ ngày xưa, đi thờ thần Cộng Sản ngày nay”. Nhưng mà nói thế thì hóa ra tréo ngoe về không gian và thời gian hết phải không anh?



Xin được tiếp theo ở kỳ sau:

- Về chuyện tôi sử dụng cụm từ “Thưa Quí Ngài”

- Về chuyện ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam



1 2 3 4 5 6

CHÚ THÍCH


--------------------------------------------------------------------------------

[1] Nguyễn Gia Kiểng, Tổ Quốc Ăn Năn (Paris: TXB, 2001), tr. XI.

[2] Trần Chung Ngọc. “Tôi đọc bài Vụ Chùa và Tháp Bảo Thiên của Lữ Giang.” Sachhiem.net. Ngày 28/12/2008.

(Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes. La comparaison, pour être triviale, ne manque pas de justesse et de force. En effet, sans les missionnnaires et les chrétiens, les Francais se verraient entourés d'ennemis; ils ne pouraient se fier à personne; ils ne recevraient que de faux renseignements, méchamment donnés pour compromettre leur situation; ils se trouveraient donc réduits à l'impossibilité d'agir et seraient rapidement exposés à des vrais désastres. Leur position ici ne serait plus tenable, et ils ne verraient forcés de quitter un pays où leurs intérêts et leur existence même serait compromis.)

[3] Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa - Tuyển Tập 2 (Spring, TX: Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998), tr. 115.

[4] Joseph Buttinger. Ibid, 214.

[5] Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History (New York: Frederick A. Praeger, 1968, p. 210.

[6] Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1967), p 69-70.

[7] Đinh Xuân Lãm Nguyễn Xuân Minh & Trần Bá Đệ, Lịch Sử Lớp 12 - Tập 2 (Thành Phố Hồ Chí Minh: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2005), tr. 81.

[8] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 -Tập A: 1939-1946 (Houston, TX: Văn Hóa, 1996), tr.295.

"Ngày 28/12/1945: HUẾ: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma, tuyên bố:

"Gia đình Bảo Đại là gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tois les annmites) và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; DOM [aix], CP 125). DRAPIER cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính].

[9] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 2076.

[10] Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Những Ngày Tháng Không Thể Nào Quên (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 2001), tr. 286.

[11] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), trang 126-127.

“Quả thế, Đức Mẹ cũng bị đưa vào môi trường của chủ nghĩa hiếu thắng huênh hoang, nhất là nhân dịp Đại Hội Thánh Mẫu tháng 2 năm 1959, có Hồng Y Agagianian, sứ thần của Đức Giáo Hoàng qua chủ sự. "Ba trăm ngàn giáo hữu đã đi theo cuộc rước khổng lồ trong ngày kết thúc, sau đó hồng y đã long trọng dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm" theo tin tức báo chí thời ấy. Để cuộc rước đó được thành công, ngoài sự tưởng tượng của Roma và Paris, người ta đã huy động hàng ngàn tên công binh để xây cất một bệ lớn trước nhà thờ chính tòa Sàigòn, để dựng lên những cổng chào, đồng thời đưa ra hàng trăm xe cam nhông để vận chuyển hàng chục ngàn giáo dân từ các tỉnh về.

Đức Mẹ cũng được cung kính đặc biệt tại La Vang ở quãng 30 km (cây số) mạn nam vĩ tuyến 17. Vì những lý do chính trị, ngôi nhà nguyện nhỏ mất hút trong rừng núi, bỗng trở nên một nơi hành hương cho toàn thể người Công Giáo Việt Nam, thậm chí là của toàn nhân dân Việt Nam! Được mệnh danh là "thành lũy thế giới tự do chống Cộng Sản", ngôi nhà nguyện khiêm tốn này vừa được nâng lên hàng vương cung thánh đường từ sau Đại Hội Thánh Mẫu, đã tiếp nhận vào tháng 8/1961 một cuộc hành hương khổng lồ nhất trong lịch sử chế độ Diệm. Ngày 16/8 (1961), tổng thống đích thân phú thác tương lai nước Việt Nam cho Đức Mẹ La Vang. Trước mặt 200.000 người hành hương, đầy đủ các giám chức của Giáo Hội, các bộ trưởng và công chức cao cấp, phần lớn không phải là công giáo, Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục đã đọc lời kính dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ, sau cuộc rước kiệu khổng lồ.”

[12] ....Cũng có lúc chơi nơi dặm khách (Hữu thời xuất kinh lộ)

Tiếng suối reo róc rách lưng đèo (Không sơn văn lạc tuyền),

Có khi từng gác cheo leo (Hữu thời thượng cao các)

Thú vui con hát lực chiều cầm xoang (Ca nhi minh tố tuyền)

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp (Hữu thờiđối quân ẩm)

Chén quỳnh tương ôm ấp bầu xuân (Dại bạc phù bát diên)

Có khi bàn soạn câu văn (Hữu thời dữ luận văn)

Biết bao đông bích điển phần trước sau (Đông bích la giản biên)

Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn (Ác vận phùng dương cửu)….

[13] Hai Chữ nước Nhà của cụ Á Nam Trần Tuấn Khải:

Kiếp luồn cúi, đỉnh chung cũng nhục,

Thân tự do, chen chúc mà vinh.

Con ơi! Nhớ đức sinh thành

Sao cho khỏi để ô danh với đời.

Chớ lần lữa theo loài nô lệ

Bán tổ tiên kiếm kế sinh nhai,

Đem thân đày đọa tôi đòi,

Nhục nhằn bêu riếu muôn đời hay chi?

Sống như thế sống đe sống mạt

Sống làm chi thêm chật non sông:

Thà rằng chết quách cho xong,

Cái thân cẩu trệ ai mong có mình. (Trần Tuấn Khải)

Trang Lịch Sử


Về Đầu Trang Go down
ThanhKhoa
Đại TướngĐại Tướng
ThanhKhoa


Giáo Sĩ
Chức Vụ Tổng Tư Lệnh
Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Admin
Hạng Nhất
Tiền Đồng : 2147483647
Tổng số bài gửi : 227
Gia nhập : 29/05/2010
Phương châm : Tiền và Tiền

Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh    Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Empty20/8/2010, 15:35

Cách xưng hô trong bức Tâm Thư

gửi nhà nước Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

07 tháng 7, 2009

LTS: Từ khi bức Tâm Thư của tác giả Nguyễn Mạnh Quang (xem http://sachhiem.net/ NMQ/TAMTHU/NMQ14_Main.php) được đăng tải trên mạng, đã có nhiều phản ứng của những cá nhân chống cộng cực đoan. Đa số các phản ứng đều có đặc điểm chung là mỉa mai tác giả về câu xưng hô, và chất vấn những chi tiết không mấy liên hệ đến nội dung. Những điểm đề cập ngoài đề như: phê phán ông Hồ Chí Minh, biến cô tết Mậu Thân 1968,... Những đề tài rộng lớn này đã được các tác giả bàn cãi ở nhiều bài viết khác, hoàn toàn không liên quan đến nội dung của Tâm Thư. Trong bài dưới đây, tác giả sẽ trình bày ý kiến về cách xưng hô với nhà nước Việt Nam, và một số phê phán về Hồ Chí Minh mà những "lời mỉa mai" thiếu suy nghĩ đã gửi trực tiếp đến tác giả một cách công khai. Chữ "anh" được dùng cho đối tượng mà tác giả đang thưa chuyện. Chúng tôi xin bỏ qua những chi tiết mà nếu copy ra đây sẽ đi vào lãnh vực cá nhân, ngoài mục đích của tác giả. (SH).


--------------------------------------------------------------------------------

1 2 3 4 5 6



VỀ CỤM TỪ “THƯA QUÝ NGÀI” TRONG BỨC TÂM THƯ



Chắc anh cũng biết tôi đã viết khá nhiều tác phẩm [1] mà đa số đều có nội dung nói lên những sự thật không đẹp về Giáo Hội La Mã (GHLM). Trong tất cả những tác phẩm này, nếu chố nào xét thấy cần thiết, tôi đều khẳng định rằng “Giáo Hội La Mã mà bộ Tham Mưu là Tòa Thánh Vatican, gọi chung là Nhà Thờ Vatican là kẻ thù nguy hiểm nhất, thâm độc nhất và lâu dài nhất của dân tộc Việt Nam.” Nhiều chỗ tôi còn trích dẫn lời các nhà viết sử nói rằng “Tòa Thánh Vatican” là “một ổ điếm”. Bất kỳ tác phẩm nào, tôi cũng ghi lại nguyên văn những lời lẽ của các danh nhân và vĩ nhân trên thế giới đã từng chỉ trích và lên án Giáo Hội, trong đó có văn hào Voltaire đã gọi Đạo Ki-tô La Mã là “cái tôn giáo ác ôn” và học giả Henri Guillemin đã gọi Giáo Hội La Mã là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” (Malheureuse Église).

Tôi đã bỏ ra hơn hai mươi năm trời nghiên cứu tài liệu để biên soạn những cuốn sách như trên với mục đích duy nhất là để trình bày những sự thật về những hành động tội ác cực kỳ tham tàn, cực kỳ độc ác và dã man chưa từng có trong lịch sử nhân loại của GHLM.

Ấy thế mà trong lá thư đề ngày 19 tháng 9 năm 1999 gửi cho Giáo Hoàng John Paul II, tôi vẫn tỏ ra rất lịch sự và rất lễ độ. Lá thư này được in nơi các trang 547-558 trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000). Anh hãy đọc lại lá thư của tôi gửi Giáo Hoàng John Paul II, tôi đã sử dụng những cụm từ như “Pope His Holiness” trong bản Anh ngữ, “Thưa Giáo Hoàng”, “Thưa Ngài” và “Xin Thượng Đế ban phép lành cho Ngài” trong bản Việt ngữ (dù rằng tôi không tin có Thượng Đế như các tín hữu của Ngài).

Đối với cách gọi kính cẩn trong thư gừi Giáo Hoàng như thế, trong 10 năm qua không nghe anh nói gì cả dù rằng quyển sách này cũng đã đến tay anh ít tháng sau khi phát hành.

Lâu quá có thể anh quên, anh có thể xem lại nơi đây http://www.sachhiem.net/NMQ/NMQ010.php. Nếu anh còn chút công tâm, anh sẽ hối hận về cái thái độ và tư cách của anh khi anh mỉa mai tôi rằng "phong kiến", "nịnh bợ" khi tôi sử dụng cụm từ “Thưa quý Ngài” để nói chuyện với các nhà lãnh đạo đất nước Việt Nam. Có phải anh là người có đầy thiên kiến và bất công khi phán xét tôi không?

Tôi cứ tưởng rằng anh là người có trình độ học vấn, tất nhiên là anh có thể hiểu rõ cái cung cách xử thế và hành văn của một người dân trong một quốc gia có văn hiến. Nhưng trong thực tế anh cũng không biết gì về vấn đề này.

Theo tôi tìm hiểu thì sự kiện anh và tôi khác nhau cũng có nguyên nhân:

- Nhà Thờ Vatican đều gọi các dân tộc thuộc các nền văn hóa khác và thuộc các tôn giáo khác là man di, là mọi rợ.[2]. Do đó anh mới có thái độ và cung cách hành xử đối với chính quyền Việt Nam hiện nay giống như các ông bà dân Chúa Hố Nai như vậy. Vì theo học trường đạo, trường Taberd, anh đã tiếp nhận sở học qua chính sách ngu dân của Nhà Thờ Vatican. Chính sách này đã được trình bày khá đầy đủ trong Chương 9 trong sách Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam.



CÂU PHÁT BIỂU CỦA ANH VỀ ÔNG HỒ CHÍ MINH

Vì hăng say quá anh trở thành “La Mã hơn cả La Mã”. Anh viết đoạn văn với giọng kẻ cả, như một ông thày ở trong lớp học, hạch sách và đặt vấn đề với các nhà viết sử:

“Và tại sao quý vị giáo sư và sử gia khả kính của chúng ta không buộc tôi ông Hồ Chí Minh là Việt gian khi ông đã làm tay sai cho Nga Sô, cho đảng C.S. quốc tế (tức là tay sai của ngoại bang) để làm hại đến nhà yêu nước Phan Bội Châu, và thủ tiêu nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng vì họ không cùng quan điểm đấu tranh với ông, và sau đó ông đã ra lệnh giết hại hàng vạn người dân trong nước bằng những cuộc đấu tố dã man trong cuộc cải cách ruộng đất sau khi ông lên cầm quyền, và gần đây hơn nữa là cuộc thảm sát hàng ngàn người thường dân trong biến cô tết Mậu Thân, 1968.”

Thưa anh H.,

Xin anh thử đặt vấn đề như trên với các giáo viên tốt nghiệp môn Sừ Địa tại trường ĐHSP Sàigòn, ĐHSP Huế, Đại Học Văn Khoa Sàigòn, hoặc là đã dạy tại Trường KMTĐ hay là những người bạn thân quen của anh đã dạy bất kỳ trường nào trước năm 1975 mà không phải là Dân Chúa hoặc ảnh hưởng Chống Cộng, để xem người đó nói với anh như thế nào?

Tôi nghĩ rằng, các nhà viết sử có căn bản về sử học (bất kể là những thế hệ trước tôi, đồng thời với tôi hay sau tôi) không ai có can đảm dối lương tâm để viết về ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam theo như "ý muốn" của anh. Người viết sử không thể chỉ viết theo tính cảm xúc của một phe phái. Đó là lý do người viết sử cần phải sưu khảo rất nhiều nguồn tài liệu, gồm cả những tác giả ở ngoài phe nhóm, tài liệu của người ngoại quốc để bớt ảnh hưởng cảm tính và tăng gia tính vô tư trong phê phán.

Khi tự nhận mình là "người lính VNCH" hoặc "người Quốc Gia" là tự mình đứng vào một phe nhóm rồi, không thể nói chuyện lịch sử vô tư được. Viết như anh "muốn" là viết về sự thù hận của một phe phái, và thiên vị của một người được đào tạo theo "tinh thần Ngô Đình Diệm", hay viết như những người không có căn bản sử học hay viết sử tài tử, viết như người "chiến sĩ chống cộng" trong môi trường mà anh sống.



(Xin xem phần nhận định trong thư kế tiếp)

1 2 3 4 5 6

Trang Lịch Sử


Về Đầu Trang Go down
ThanhKhoa
Đại TướngĐại Tướng
ThanhKhoa


Giáo Sĩ
Chức Vụ Tổng Tư Lệnh
Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Admin
Hạng Nhất
Tiền Đồng : 2147483647
Tổng số bài gửi : 227
Gia nhập : 29/05/2010
Phương châm : Tiền và Tiền

Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh    Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Empty20/8/2010, 15:36

VỀ CHUYỆN ĐẢO NGƯỢC DANH DỰ ÔNG HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Mạnh Quang

24 tháng 7, 2009

1 2 3 4 5 6

(gửi anh H. về một bức thư trên diễn đàn KM)



Nối tiếp bức thư trước, tôi xin đi vào chi tiết về việc anh thóa mạ danh dự của ông Hồ Chí Minh. Vì hăng say quá anh trở thành “La Mã hơn cả La Mã”, cho nên anh mới viết đoạn văn đặt ra với giọng kẻ cả như một ông thày ở trong lớp học, hạch sách và đặt vấn đề với các nhà viết sử bằng một đoạn văn:

“Và tại sao quý vị giáo sư và sử gia khả kính của chúng ta không buộc tôi ông Hồ Chí Minh là Việt gian khi ông đâ làm tay sai cho Nga Sô, cho đảng C.S. quốc tế (tức là tay sai của ngoại bang) để làm hại đến nhà yêu nước Phan Bội Châu, và thủ tiêu nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng vì họ không cùng quan điểm đấu tranh với ông, và sau đó ông đã ra lệnh giết hại hàng vạn người dân trong nước bằng những cuộc đấu tố dã man trong cuộc cải cách ruộng đất sau khi ông lên cầm quyền, và gần đây hơn nữa là cuộc thảm sát hàng ngàn người thường dân trong biến cô tết Mậu Thân, 1968.”


Thưa anh H.


Về Cụ Hồ Chí Minh, Giáo Sư Trần Chung Ngọc và cá nhân tôi, mỗi người cũng đã viết một bài tham luận về cụ. Bài viết của Giáo-sư Trần Chung Ngọc có tựa đề là “Vài Nét Về Cụ Hồ” và anh có thể đọc online trên sachhiem.net bài 1 và bài 2. Bài viết của tôi có tựa đề là “Các Nhân Vật Lãnh Đạo Chính Quyền Việt Minh (Miền Bắc) và Miền Nam (Quốc Gia) trong những năm 1945-1975”. Bài viết này đã được đăng trên giaodiemonlne.com từ năm 2007, nên tôi sẽ không lập lại những chi tiết trong đó. Riêng trong bài viết này, trước khi trả lời những điều anh nêu lên như ở trên, tôi xin trích dẫn những bản văn của các sử gia chân chính, của các chính khách, của các danh nhân và của nhà văn có tiến tăm nhận xét về Cụ Hổ để anh đọc và suy nghĩ:

1.- Một nhân vật chống Cộng rất tích cực ở hải ngọai hiện nay là ông Vũ Thư Hiên viết về cụ Hồ Chí Minh trong cuốn Đêm Giữa Ban Ngày như sau:

“Ông (Hồ Chí Minh) mở đầu pho sử hoành tráng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống lại chế độ thuộc địa toàn cầu, với tư cách một phong trào, chứ không phải môt cuộc đấu tranh của riêng một Việt Nam. Trận thắng Điện Biên Phủ đã thổi vào lòng các dân tộc bị trị niềm phấn khích chưa từng có, mở ra cao trào đấu tranh cho độc lập dân tộc trên thế giới, thúc đẩy sự chấm dứt chế độ thực dân, làm tan rã hệ thống thuộc địa. Thế giới biết tên ông cùng với tên đất nước (Việt Nam) nhỏ bé dám dùng gậy tầm vông chống lại vũ khí hiện đại để giành độc lập, tự do. Tượng đài cho ông, với tư cách nhân vật lịch sử, đã được đúc.” [i]

2.- Trong cuốn Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Giải Phóng, tác giả Hồ Sĩ Khuê viết về cụ Hồ như sau:

“Tên tuổi, sự nghiệp ông Hồ, cả nước đều biết rõ. Ông tổ chức Việt Minh để tranh thủ chủ quyền. Ông thành lập chính quyền cách mạng, tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 ở Ba Đình. Ngày 19/12/1946, ông mang chính phủ ông vào Khu, hô hào quốc dân kháng chiến chống thực dân Pháp. Cho đến tháng 5/1954, ông thắng trận Điện Biên (Phủ), rồi tháng 7 nặm này, ông ký Hiệp Định Genève, thu hồi độc lập. Kể cả những người chống Cộng, không một ai trong nước phủ nhận được sự nghiệp ông cứu nước ra khỏi vòng ngoại trị. Ông tiếp tục cầm quyền, người trong nước xem ông là chuyện đương nhiên.”

“Ông Hồ từ năm 1945 đã xuất hiện trước thế giới là một nhà cách mạng Việt Nam lão thành, một chính khách có tầm vóc quốc tế. Trận thắng Điện Biên, Hòa Hội Genève, nêu rõ tài ông lương đống, đưa ông vào lịch sử ngay lúc còn sinh thời, và làm cho thế giới tôn vinh ông.”

“Nhân sự miền Bắc, bên cạnh ông Hồ, còn có một số lãnh tụ khác, như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, được dư luận thế giới sắp vào hàng nhân vật quốc tế. Vai vế họ cao, tên tuổi họ vang dội, lòng họ yêu nước ai cũng thấy rõ. Cho nên thế giới chú mục vào Hà Nội. Tập đoàn này từ nay cầm quyền ở Hà Nội không vướng mắc liên hệ với thực dân, với triều đình cũ. Đại bộ phận họ là những nhà cách mạng có một quá khứ kiên trì và hiệu quả.” [ii]

3.- Trong cuốn Con Rồng Việt Nam, ông Bảo Đại viết về ông Hồ Chí Minh như sau:

“Tôi thích thái độ của ông (Hồ Chí Minh – NMQ) hơn thái độ của các lãnh tụ Quốc Gia, thật sự là bù nhìn trong bọn Tàu. Giữa sự xáo trộn ấy, Hồ Chí Minh vẫn giữ được bình tĩnh.” [iii]

4.- Cụ Hòang Xuân Hãn nhận xét về cụ Hồ như sau:

“Nhưng mà nói cái kết quả tức thì nước mình bây giờ có độc lập, có thống nhất, thì cái ấy là cái công của Hồ Chí Minh to lắm. Dẫu là người ta dùng chính sách gì, Cộng Sản hay Quốc Gia, thì cái ấy sau này đối với người viết sử, người ta xét lại, không khác gì đời LÊ LỢI, mà rồi quân Minh phải về. Hợp Lưu số 29, trang 83.” [iv]

5.- Ông Hoàng Văn Chí, một nhân vật chống công cực đoan, viết về cụ Hồ trong cuốn Từ Thực Dân đến Cộng Sản như sau:

“Trong lúc người Pháp đang ngắm nghía những bức ảnh của ông Hồ và dùng viễn vọng kính để nhìn mặt ông Hồ mỗi khi ông ra mắt công chúng, thì tất cả nhân dân Việt Nam đều nhất nhất coi ông Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, vì họ không tin được rằng trong cùng một thời đại mà một nước lại có thể sinh ra hai người có tài trí như ông Hồ. Ông Hồ nói lưu loát hàng chục thứ tiếng, và đã từng chu du khắp thế giới dưới nhiều biệt danh, nửa đời sống trong khám đường – có thể cả khám đường Soviet – và nửa đời hoạt động chính trị trong bóng tối. Ông hơn hẳn các đối thủ chính trị của ông về cả chiến thuật cách mạng lãn kinh nghiệm chính trị. Hồi thiếu thời, ông đã đọc rất nhiều cổ thư Trung Hoa, và sau đó tiếp tục học trong khi bôn ba khắp Âu Châu và Mỹ Châu. Suốt trong thời kỳ ấy, ông hoạt động, quan sát và học hỏi ở bạn bè cũng như trong sách báo. Cuối cùng, ông đã được Đệ Tam Quốc Tế huấn luyện một cách kỹ lưỡng và có quy củ. Do đó, ông đã hấp thụ được ba nguồn văn hóa khác nhau nhưng có giá trị tương đương: văn hóa Đông Phương, Tây Phương và Mác-xít. Ông nói chuyện lưu loát với bất cứ ai, dù là nông dân Việt Nam, quân phiệt Trung Hoa, triết gia Ấn Độ hay là nhà báo Tây Phương.

Trong suốt thời kỳ hoạt động chính trị trong bóng tối, ông Hồ phải dùng nhiều mánh khóe, mưu mẹo để trốn tránh cạm bẫy của công an và phá hỏng kế hoạch của kẻ thù. Nhờ sự tập dượt ấy mà ông Hồ đã trở nên một địch thủ vô song, vì qua bao nhiều năm trời, ông đã học được cái tài đánh lạc hướng bất cứ ai muốn theo dõi ông. Ông đã nhiều lần trốn thoát khỏi quốc gia Việt Nam, Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và các cơ quan tình báo Anh, Mỹ.

Ngoài trí thông minh xuất chúng, ông Hồ còn có một nhân phẩm rất cao. Nói tóm lại, ông đã có đủ những đức tính cần thiết của một nhà lãnh tụ. Nếp sống thanh bạch, lòng nhẫn nại, ý chí sắt đá và sự tận tâm của ông đối với cách mạng là một nguồn phấn khởi cho tất cả những ai đã làm việc dưới quyền ông và phụng sự đất nước nói chung. Nhiều người cho rằng ông Hồ đã thừa hưởng tinh thần cách mạng của tổ phụ và của người đồng hương. Nhẫn nại, thanh đạm, và cần cù là những đức tính thường thấy ở người dân Nghệ An, nơi sinh quán của ông Hồ. Ông Hồ đã phát huy những đức tính của người Nghệ An, gần giống như đức tính của người Nhật Bản,…” [v]

6.- Sách Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử Trong Thế Kỷ 20 viết về cụ Hồ Chí Minh như sau:

“Tất cả công đó là do công trạng của ông Hồ và Đảng Cộng Sản Việt Nam đứng lên lãnh đạo cuộc chiến tranh thần thánh Giải Phóng Dân Tộc, đánh đổ chế độ thuộc địa, chế độ thực dân trên toàn thế giới. Vì thế cơ quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã quyết định tôn vinh ông Hồ Chí Minh vào hàng danh nhân thế giới của thế kỷ 20, đồng thời chủ xướng kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật sinh của ông Hồ tại Paris. Ngày 12/5/1990, họ tổ chức tại Mulhouse và các ngày sau tại Bordeaux, Toulouse, Lille, Marseille, Lyon. Ở Việt Nam thì tổ chức tại Quảng Trưởng Ba Đình với nhiều đại diện các quốc gia trong đó có hai người Mỹ.” [vi]

7.- Trong bài viết “Vài Nét về Cụ Hồ”, Giáo-sư Trần Chung Ngọc viết:

“Trong tờ “Les Collections de L’Histoire”, số 23, Avril-Juin 2004, một tuyển tập về “Indochine Vietnam: Colonisation, Guerres et Communisme” có bài “Con Người Trở Thành Hồ Chí Minh” [L’Homme Qui Devint Ho Chi Minh] của Pierre Brocheux, Giáo sư Diễn Giảng Danh Dự tại Đại Học Denis-Diderot, Paris-VII. Chúng ta sẽ thấy trong đó có vài chi tiết chứng tỏ ngay cả Nga và Tàu cũng không tin tưởng ông Hồ Chí Minh là người Cộng Sản chính thống (orthodox communist). Giáo sư Brocheux viết, trang 33:

Đối với Quốc (Nguyễn Ái Quốc), chủ thuyết Mác Lênin đã đưa lên những phương tiện hành động, như là ông ta đã giảng giải nhiều năm sau: “Chúng ta phải hiểu rằng giật độc lập ra khỏi tay một cường quốc như Pháp là một nhiệm vụ rất khó khăn mà người ta không thể hoàn thành mà không có một sự ngoại viện, không cần thiết phải là một sự viện trợ vũ khí mà dưới dạng cố vấn và tiếp xúc. Chúng ta không lấy lại được độc lập bằng cách ném bom hay bằng những hành động tương tự. Đó là sự sai lầm của những nhà cách mạng lúc đầu đã phạm phải [Có lẽ ông Hồ muốn nói đến cuộc ám sát thất bại của Phạm Hồng Thái đối với Toàn Quyền Merlin]. Chúng ta lấy lại độc lập bằng sự tổ chức và tự khép mình vào kỷ luật. Chúng ta cũng còn cần đến một lòng tin, một phúc âm, một sự phân tích thực tiễn, có thể nói đến như là một thánh kinh. Chủ thuyết Mác-Lênin đã cung cấp cho tôi đường lối hành động này.” [vii]

8.- Sử gia William J. Duiker viết về Cụ Hồ với nguyên văn như sau:

“Tin tức về cái chết của ông Hồ Chí Minh được loan truyền thì khắp địa cầu với hàng loạt nhận xét về ông. Hà Nội nhận được tới hơn hai mươi hai (22) ngàn bức điện tín từ các thủ đô lớn của 121 quốc gia trên thế giới để bày tỏ lời ca ngợi ông và chia buồn với nhân dân Việt Nam. Một số các nươc theo chủ nghĩa xã hội tổ chức buổi lễ truy điệu ông và đưa ra những lời ca tụng ông. Thủ đô Mạc Tư Khoa chính thức ca tụng ông như là “người con vĩ đại của dân tộc anh hùng Việt Nam, một người lãnh đạo xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế, và là người bạn vĩ đại của Liên Bang Sô Viết.” Các nước trong Thế Giới Thứ Ba (các nước trung lập) cũng nhận xét về ông với những lời ca tung ông như là một người bảo vệ những người bị áp bức. Một bài báo phát hành ở Ấn Độ mô tả ông như là "tinh túy của dân tộc và là hiện thân của lòng khát vọng tự do, của sự tranh đấu bền bỉ.” Những bài báo khác đề cao đức tính giản dị và thẳng thắn của ông. Một bài xã luận trong một tờ báo ở Uruguay (Nam Mỹ) ghi nhận “Ông có một tấm lòng bao la như vũ trụ và có một tình thương vô bờ bến đối vào các trẻ em. Ông là gương mẫu về đức tính giản dị và thẳng thắn trong tất cả mọi phạm vi.”

Phản ứng từ các thủ đố Tây Phương thì không biểu lộ mạnh mẽ. Tòa Bạch Ốc lặng thinh và các viên chức cao cấp trong chính quyền của Tổng Thống Nixon cũng không bình luận gì cả. Nhưng việc chú ý đến cái chết cúa ông Hồ Chí Minh đối với giới truyền thông trong các nước Tây Phương thật là mãnh liệt. Những tờ báo ủng hộ các phong trào phản chiến có khuynh hướng mô tả ông bằng những lời lẽ ca tụng ông như là một địch thủ xứng đáng và là một người bảo vệ những kẻ yếu, những người lép vế thế cô và những người bị áp bức. Ngay cả những người vẫn thường khăng khăng chống lại chế độ Hà Nội đánh giá ông bằng những lời lẽ kính trọng ông như là một người đã tận hiến cả cuộc đời cho đại cuộc chiến đầu giành độc lập và thống nhất đất nước cho tổ quốc ông, coi ông như là người phát ngôn xuất chúng cho các dân tộc bị bóc lột ở trên thế giới.” [viii]

9.- Một điểm đặc biệt nữa là cũng vào khi Cụ Hồ nhắm mắt đi vào cõi chết, Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc có viết đôi câu đối phúng điếu cụ như sau:

Chí khí tráng sơn hà, kim cổ anh hùng duy hữu nhất;

Minh tinh quang vũ trụ, Á Âu hào kiệt thị vô song! [ix]


Còn nữa và còn nhiều lắm!


Cái nhìn về cụ Hồ Chí Minh của các nhà viết sử chân chính, của các chính khách và của các danh nhân trên thế giới với lòng trân trọng, khâm phục và kính yêu như vậy! Ấy thế mà Nhà Thờ Vatican, các ông bà dân Chúa người Việt, những người theo học các trường đạo như anh và những người chống Cộng cực đoan lại có cái nhìn về nhà ái quốc cách mạng này một cách hoàn toàn trái ngược, hết sức xấc xược và cực kỳ ngược ngạo với những lời vu khống, chụp mũ,… Lá thư đề ngày 17/5/2009 của anh gửi cho GS Nguyễn Thái An và tôi đăng trên DĐ KMTĐ cũng cùng một giọng điệu như thế.

Xin thử đặt vấn đề như trên với các giáo viên tốt nghiệp môn Sừ Địa tại trường ĐHSP Sàigòn, ĐHSP Huế, Đại Học Văn Khoa Sàigòn, hoặc là những người đã dạy môn sử tại Trường KMTĐ hay là những người bạn thân quen của anh đã dạy môn học này ở bất kỳ trường nào, ngay cả trước năm 1975 (với điều kiện người đó không phải là Dân Chúa, không phải là những người nhận chị ân sủng hay đặc quyền đặc lợi của các chính quyền đạo phiệt ở miền Nam trong những năm 1954-1975) để xem người đó nói với anh như thế nào?

Tôi nghĩ rằng, các nhà viết sử có căn bản về sử học (bất kể là những thế hệ trước tôi, đồng thời với tôi hay sau tôi), không ai có can đảm dám viết về ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam theo như ý muốn của anh. Đó chỉ là những cảm xúc và thiên vị của các ông bà Dân Chúa thuộc loại cuồng tín, hoặc là của những người không có căn bản sử học, hay viết sử tài tử.



NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ



Trở lại câu chất vấn của anh. Nếu là một người nào khác trên các diễn đàn chống Cộng từ bao nhiêu năm qua, thì tôi không lấy gì làmn lạ. Nhưng không ngờ người nói ra những lời đó lại là từ cửa miệng của một người bạn mà từ lâu tôi vẫn xem là hàng trí thức. Đó là lý do tôi càng suy nghĩ thêm và đã thấy được nhiều lý do cho vấn đề này:


Thứ nhất: Vấn Đề Xúc Cảm.

Như đã nói ở trên, anh đòi hòi người viết sử phải viết theo những điều KHÔNG ĐÚNG với sự thật lịch sử. Những điều anh tuyên bố là theo cảm xúc của phe phái, của những người chống Cộng, những người tự xưng là chiến sĩ. Những chiến sĩ chỉ biết cầm súng nhắm vào đối phương. Họ có những xúc cảm về sự thắng và bại, xúc cảm về sự trung thành với những người chủ đã trả lương cho mình. Tiếc rằng chúng tôi không phải là chiến sĩ của phe nào, chỉ khai quật những sự thật bị giấu giếm mà thôi, thưa anh. Sự xúc cảm của một công việc như thế, nếu có, chỉ là đến sau những “sự kiện”, chứ không phải đặt trước họng súng như các anh chiến sĩ.


Thứ hai: Vấn Đề Giáo Dục.

Anh là người theo học trường Pháp (không được học sử Việt Nam, nếu có thì cũng chỉ là học tượng trưng một số bài đã bị chế độ kiểm duyệt của Nhà Nước Bảo Hộ gạn lọc), rồi lại theo học trường đạo (Trường Trung Học Taberd của Giáo Hội La Mã). Có lẽ anh không biết rằng Giáo Hội La Mã rất kỵ môn lịch sử. Lý do là vì lịch sử là những bản văn kể lại tất cả những việc làm (tốt cũng như xấu, thiện cũng như ác) của các tác nhân lịch sử và tất cả những biến cố đã xẩy ra trong quá khứ có liên hệ đến con người hay môi sinh của con người. Như vậy, nếu Giáo Hội đưa môn lịch sử vào trong chương trình học mà không kiểm soát chặt chẽ, thì có khác nào tự phơi bày bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của Giáo Hội cho mọi người nhìn thấy.

Vì vậy mà Giáo Hội có chủ tâm là không đưa môn lịch sử vào trong các trường đạo. Nếu bất đắc dĩ phải đưa môn học này vào trong chương trình học của nhà trường, thì Giáo Hội phải kiểm soát hết sức chặt chẽ. Việc một ông linh mục can thiệp với Bộ Giáo Dục trong thời chế độ Ngô Đình Diêm (1954-1963) để ngăn chặn không cho lưu hành bộ Lịch Sử Thế Giới của hai tác giả Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang vào năm 1956 là bằng chứng rõ ràng nhất. Vấn đề này đã được tôi nói rõ trong thư đề ngày 8/5/2009 gửi cho QBH và DĐ KMTĐ. Xin anh xem lại bức thư này.


Thứ ba: Vấn Đề Môi Trường.

Từ nhiều năm nay, anh sống trong khu vực mà ngôn ngữ chính trị đương thời của người Việt hải ngoại ở Hoa Kỳ gọi là “Xóm Đạo Bolsa”, nghĩa là một cộng đồng của những người dân Chúa cuồng tín, giống như dân ở Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai, Dốc Mơ, Gia Kiệm. Thói đời, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” Anh đã theo học trường Pháp, được người ta dạy rằng “Nos ancêtres sont des Gaulois”, và trường đạo Trung Học Taberd, rồi lại cùng sống trong một cộng đồng dân Chúa cuồng tín thuộc lọai “thà mất nước, chứ không thà Chúa”. Nghĩa là anh không biết gì về những việc làm tội ác của Giáo Hội La Mã chống nhân lọai trong gần hai ngàn năm qua, trong đó có dân tộc Việt Nam và anh cũng không có đủ kiến thức lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. Với thực trạng như vậy, làm sao anh có thể đưa ra được những nhận xét vô tư về các tác nhân và biến cố lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại?


Thứ tư: Vấn Đề Chuyên Môn.

Anh không phải là người chuyên môn trong ngành sử học, chỉ đọc vài tác phẩm có liên hệ đến vấn đề sử của các tác giả không chuyên ngành, viết theo ngẫu hứng của định kiến. Những tác giả này, hoặc đã chịu ảnh hưởng bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã, hoặc vì muốn bênh vực và chạy tội cho những người đồng đạo về những rặng núi tội ác chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay. Tất nhiên anh không thể nào không bị ảnh hưởng bởi những luận điệu và lời lẽ trong những cuốn sách này. Đồng thời anh lại “kỵ” không đọc các tác phẩm nói về những sự kiện bất lợi cho phe phái của anh, vì nghe không quen tai anh. Những lời anh trích dẫn trong lá thư đề ngày 17/5/2009 gửi cho Giáo-sư Nguyễn Thái An và cá nhân tôi đã nói lên như thế.

Nhân đây xin kể anh nghe lại một chuyện "họp mặt" của ba đứa bạn cùng tốt nghiệp Đại Học Sài Gòn ban Sử Địa, và cùng dạy sử của chúng tôi vào khoảng hai năm trước đây. Trong một bữa ăn chiều, khi anh T.A. và tôi cùng trao đổi về một vài biến cố thời sự và lịch sử, anh A.K. xen vào nói:

"Tuy tôi cũng cùng học ngành sử như hai bạn, nhưng tôi không có nghiên cứu nhiều, không tiếp cận được nhiều tài liệu, nên tôi chẳng biết đâu mà bàn. Bây giờ thật sự tôi cần phải học hỏi nhiều ở hai anh."

Câu nói trên chính là tiếng nói lương tâm chức nghiệp của nghề học sử: nghĩa là không dám nói những điều mình không nghiên cứu hoặc không có sự kiện chứng minh. Không biết các ngành khác có vấn đề lương tâm như vậy không. Cũng cần nói thêm, anh bạn này trước đây từng dạy chung hai năm ở Rạch Giá với tôi, đã từng giữ chức Giám học, đảm nhiệm quyền Hiệu trưởng một thời gian.

Thứ năm: Vấn Đề Dẫn Chứng.

Đọan văn trên đây của anh chỉ viết vỏn vẹn có một câu nhưng lại có quá nhiều điều “bất ổn”.

a.- Câu văn chẳng những gồm quá nhiều mệnh đề, mà lại không có một mệnh đề nào là sự kiện (facts) để hỗ trợ cho cái luận điệu (allegations) của anh cả. Do đó câu nói của anh là những lời vu vơ. Tất cả những lời tuyên bố [từ chữ “khi” trở về sau] trong các mệnh đề kế tiếp chỉ là lời nói nặng tính cách tố Cộng mà không có cơ sở nào là sự kiện cả.

b.- Anh đã không hiểu hay hiểu sai lạc từ “Việt gian”, cho nên anh đã áp dụng từ này không đúng cách. Theo Việt Nam Tự Điển Quyển Hạ của tác giả Lê Ngọc Trụ, thì “Việt gian là người Việt Nam phản quốc” (trang 1777). Theo Giáo-sư Nguyễn Thái An, "Việt gian đồng nghĩa hay tương đương với từ “collaborateur” của người Pháp." Trong E-mail có tựa đề là “Hành Trình Đi Tìm Ông Trương Vĩnh Ký” (ngày 21/5/2009), Giáo-sư An viết: “Theo một tự điển Pháp, chữ collabo có nghĩa là 'Aide à l'ennemi de 1940-1945' tạm dịch là tay sai cho quân thù, Pháp gian)”. Theo Tự Điển Pháp - Việt của tác giả Đào Văn Tập, thì “collaborateur là kẻ cộng tác với địch.” (trang 221).

Ông Hồ Chí Minh không nằm ở trong các định nghĩa trên đây. Vậy chúng ta không thể gọi nhà lão thành cách mạng này là Việt gian được.


Thứ sáu: Chủ thuyết – Tôn giáo - Nô Lệ.

Anh nói rằng: “ông (Hồ Chí Minh) đâ làm tay sai cho Nga Sô, cho đảng C.S. quốc tế (tức là tay sai của ngoại bang).” Câu phát biểu trên đây SAI 100% vì rằng: Ông Hồ Chí Minh không hề làm tay sai cho Nga và cũng không hề làm tay sai cho một phe đảng quốc tế nào cả”, mà chỉ là theo “chủ thuyết Cộng Sản” mà thôi.

Trong giai đoạn lịch sử mà anh và tôi lớn lên, có lẽ anh chưa hề theo dõi những hoạt động của chính quyền Hà nội trong nỗ lực bảo vệ nền độc lập của nước nhà trên mặt trận chính trị, ngoại giao, và cả quân sự như thế nào. Thưa anh, những việc làm của chính quyền miền Bắc trong giai đoạn lịch sử cận đại chắc chắn phải cực kỳ cam go. Thưa anh, theo chủ thuyết Cộng Sản” hay “là đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam” không có nghĩa là lệ thuộc ngoại bang. TẠI SAO? Vì rằng:

Chủ thuyết Cộng Sản (Communism) là một lý thuyết khoa học xã hội, giống như các đạo hay lý thuyết khác như đạo Phật (Budhism), đạo Khổng (Confucianism), đạo Lão (Taoism), đạo Ấn Độ (Hinduism), chủ thuyết xã hội (socialism), thuyết tiến hóa (evolutionism hay Darwinsm), hoặc đạo Thiên Chúa. Tin theo hay thực thi các đạo hay lý thuyết này không phải là mất gốc, càng không phải là phản quốc hay bán nước.

Đạo Phật xuất phát từ Ấn Độ, đạo Khổng xuất phát từ Trung Quốc, đạo Thiên Chúa từ Trung Đông. Có rất nhiều người Việt Nam, người Thái Lan, người Miến Điện, người Cao Mên, người Lào, người Tích Lan, người Trung Hoa, người Nhật Bản, v.v… theo những đạo này, không ai lại bảo họ là những người phản quốc hay Việt gian, Nhật gian, Thái gian,…. Chỉ có điều rất khác biệt là các đạo Á Châu không có thế lực nào tổ chức những binh đoàn người đi rao giảng lý thuyết này bắt người ta phải “rửa tội” theo như đạo Thiên Chúa từ lúc ra đời đến nay.

Dù là hầu hết người Việt Nam theo đạo Khổng và theo văn hóa Trung Quốc, nhưng mỗi lần Trung Quốc đem quân đánh chiếm Việt Nam, thì chính những người Việt Nam theo đạo Khổng đã phản công đánh trả mãnh liệt để bảo toàn chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh điều này, tôi xin miễn nói thêm.

Hơn thế nữa, trong lịch sử, chưa có nhà vua hay một lãnh đạo Việt Nam nào tổ chức một buổi đại lễ vô cùng long trọng rồi mời vị đại sứ hay sứ thần đại diện chính quyền hay Ấn Độ hay chính quyền Trung Quốc đứng ra làm chủ tế để dâng nước Việt Nam cho họ. Anh biết tôi muốn nhắc đến việc chính quyền Sàigòn đã từng dâng nước (miền Nam) Việt Nam cho Đức Mẹ (tòa thánh Vatican) mà tôi đã nói trong thư trước. Đây mới là vấn đề nô lệ. Nếu những người theo đạo Thiên Chúa không lệ thuộc vào hàng giáo phẩm của Giáo Hội La Mã, không rước ngoại bang vào chiếm đất nước, mà chỉ thuần tin Thiên Chúa mà thôi, thí dụ như Tin Lành chẳng hạn, thì không ai cho là “theo đạo Thiên Chúa là nô lệ ngoại bang.”

Thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882), người Anh, được phổ biến rất rộng rãi từ khi được công bố vào năm 1859. Hữu xạ tự nhiên hương! Cho đến ngày nay, chúng ta thấy hầu như tất cả mọi người trên thế giới công nhận lý thuyết khoa học này (ngọai trừ giáo hội Công giáo thuộc Vatican). Thực tế là như vậy, nhưng không ai có thể nói rằng công nhận và tin tưởng vào thuyết tiến hóa là phản quốc, là bán nước cho nước Anh.

Tương tự như vậy, lý thuyết Cộng Sản là do ông Karl Marx (1818-1883), và Frederick Engels (1820-1895) người Đức lập ra. Có rất nhiều người tin theo lý thuyết này và có khá nhiều quốc gia đã áp dụng lý thuyết này vào việc thiết lập chính quyền. Nước Nga là nước đầu tiên thành công thành lập chính quyền Cộng Sản, sau đó mới đến một vài nước Đông Âu, rồi đến Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba. Ta không thể nói các quốc gia theo chủ nghĩa Cộng Sản là thuộc địa của Nga hay của Trung Quốc, và cũng không thể nói các nhà lãnh đạo các quốc gia này là những người bán nước cho Nga hay cho Trung Quốc.

Sự liên minh các quốc gia trên bình diện quốc tế.

Trong thực tế, trong thời Kháng Chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp (1945-1954) và Liên Minh Mỹ - Vatican (1954-1975), Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam là đồng minh của Trung Quốc, của Liên Sô hay nước Nga và của các nước Cộng Sản khác. Những quốc gia này thường được gọi là Khối Cộng Sản và nước Nga được coi như nắm vai trò chỉ đạo, giống như nước Mỹ nắm vai trò chỉ đạo khối tự do hay dân chủ. Nếu ta không thể nói các nước Anh, Pháp, Nhât, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Canada, v.v… là thuộc địa của Mỹ, thì ta cũng không thể nói Việt Nam và các quốc gia trong khối Cộng Sản là thuộc địa của Nga hay của Trung Quốc.

Trên bình diện quốc gia và quốc tế, các quốc gia đứng trong hai khối Tự Do hay Cộng Sản chỉ là các quốc gia đồng minh với nhau, có nghĩa là các nước này kết bạn với nhau trong một thời gian nào đó. Ý nghĩa đích thực của việc các quốc gia kết hợp với nhau thành đồng minh là có tính cách giai đọan vì nhu cầu của hòan cảnh lịch sử. Chính vì thế mà Tổng Thống de Gaulle mới nói rằng, “Vì quyền lợi quốc gia, nước Pháp không có đồng minh vĩnh viễn và cũng không có kẻ thù vĩnh viễn”. Sự thật là như vậy và lịch sử cũng đã xẩy ra như vậy. Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, nước Nga là nước đồng minh với Hoa Kỳ, hai nước Nhật và Ý là kẻ thù của nước Mỹ. Nhưng trong thời Chiến Tranh Lạnh (1947-1991), nước Nga trở thành thù địch của nước Mỹ, Nhật Bản và Ý lại trở thành các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ.

Tương tự như vậy, từ năm 1950 cho đến năm 1975, Trung Quốc là nước đồng minh thân thiết của nước Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng trong những năm 1976-1991, Trung Quốc và Việt Nam lại trở thành hai nước thù địch, mặc dù là cả hai nước này vẫn theo chế độ Cộng Sản. Trong thời gian này, ngày 17/2/1979, Trung Quốc xua 600 ngàn quân vượt biên giới tràn vào lãnh thổ Việt Nam gây thiệt hại rất nhiều cho mấy tỉnh Việt Nam ở vùng ven biên. Các đạo quân xâm lăng này đã bị quân dân Việt đánh trả mãnh liệt, giáng cho những đòn chí tử, tổn thất lên đến khoảng 1/10 trên tổng số quân tham chiến. Cuối cùng, sau 3 tuần lễ tấn công và gặp phải sự chống cự mãnh liệt của quân dân Việt Nam, Trung Quốc phải rút quân về nước.

Sự kiện này cho mọi người thấy rõ Đảng Cộng Sản Việt Nam và Cụ Hồ Chí Minh không hề bán nước cho Liên Sô và cũng không hề bán nước cho Trung Quốc. Chỉ có những người không cần biết lý lẽ, và lật ngược lịch sử như những người Việt chống Cộng hiện nay mà đa số là dân Chúa mới có thể nói câu nói của anh.

“Chiến sĩ” của Vatican

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, trong các cuộc tranh chấp về chính trị ở khắp nơi trên thế giới, Vatican đứng về phía thế lực nào, thì các tín hữu đứng về thế lực đó. Thời Cách Mạng Pháp 1789, Nhà Thờ Vatican chống lại tân chính quyền cách mạng, vận động với các nước Áo, Phổ, Anh, Nga thành lập các liên minh thánh (holy alliances) đem quân tấn công vào lãnh thổ Pháp với dã tâm tiêu diệt chính quyền Cách Mạng và hủy diệt các công trình Cách Mạng 1789, thì dân Chúa cuồng tín người Pháp được các nhà tu hành áo chùng thâm xúi giục và kêu gọi vùng lên nổi loạni đánh phá chính quyền Cách Mạng 1789 để tiếp tay cho các thế lực ngọai xâm liên minh với Nhà Thờ Vatican. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

“Ngày 11/3/ 1791, rồi ngày 13/4/1791 Giáo Hoàng Pius VI (1775-1799) tố cáo đại thể Cách Mạng Pháp, đặc biệt là Bản Hiến Chế Dân Sự Của Các Tu Sĩ và đương nhiên là ông ủng hộ bản Tuyên Ngôn Pillnitz do Hoàng Đế Habsburg của nước Áo công bố ngày 27/8/1789. ”[x]


“Sau cuộc lẩn trốn của nhà vua tới Varennes, các nước Âu Châu lại sôi nổi. Lần này, Louis XVI cam tâm chấp nhận những điều kiện can thiệp của các nước Âu Châu. Do đó nước Áo và Phổ bắt đầu động binh tới biên giới Pháp - Ở trong nước, nhiều địa phương trung thành với Giáo Hội và nhà vua, cũng bắt đầu nổi loạn. Nhất là miền Bretagne, Normandie, Vendée vốn là những miền sùng đạo, cũng võ tráng bênh vực các tu sĩ không chịu tuyên thệ với cách mạng. – Tình trạng Pháp quốc lúc đó thực hết sức lung lay.”[xi]


Tại Việt Nam, khi Giáo Hội La Mã cấu kết với Pháp đem quân đánh chiếm Việt Nam, thì dân Chúa người Việt đứng hẳn về phía Nhà Thờ Vatican chống lại tổ quốc dân tộc Việt Nam. Gần đây, khi Giáo Hội muốn chiếm lại những khu bất động sản đã bị quốc hữu hóa (vì trước kia Vatican đã dựa vào chính quyền Bảo Hộ Pháp – Vatican cướp đoạt của dân ta), thì Giám-mục Ngô Quang Kiệt và một số các ông áo chùng thâm xúi giục con chiên nổi loạn phá tường, phá cổng tràn vào chiếm đóng tại tòa nhà công quyền ở số 142 Phố Nhà Chung, Hà Nội, trong thời gian từ 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008 để tiếp tay cho Giáo Hội. Sau đó, họ lại tái diễn những hành động phi pháp y hệt như vậy, tràn vào chiếm đóng Công Ty May Chiến Thắng tại số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng (Phường Đống Đa, Hà Nội) từ ngày 18/8/2008 cho đến nay (22/9/2008) với cùng một mục đích như vậy. Còn một số nơi khác, tuồng tích “cấm thánh giá, treo tượng Đức Mẹ và cầu nguyện” chiếm đất cũng xảy ra tương tự để tiếp ứng.


Với những bằng chứng lịch sử đã nêu lên trên đây, ta có thể nói là bất cứ người nào mang quốc tịch Vatican, thì cũng đều phải tuyệt đối trung thành với Vatican (như ông Ngô Đình Diệm đã từng tuyên bố rằng ông “tin tưởng vào quyền lực của Vatican”, và bất cứ kẻ nào tin tưởng vào quyền lực của Vatican, thì đương nhiên là “phản dân tộc và phản quốc”.

Thứ bảy: Chuyện các nhà cách mạng chính trị

Anh nói nói rằng, Cụ Hồ Chí Minh “làm hại đến nhà yêu nước Phan Bội Châu, và thủ tiêu nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng vì họ không cùng quan điểm đấu tranh với ông, và sau đó ông đã ra lệnh giết hại hàng vạn người dân trong nước bằng những cuộc đấu tố dã man trong cuộc cải cách ruộng đất sau khi ông lên cầm quyền, và gần đây hơn nữa là cuộc thảm sát hàng ngàn người thường dân trong biến cô tết Mậu Thân, 1968.”

Tôi nhận thấy câu văn trên đây của anh là những câu tuyên bố nặng tính cách ý kiến (opinions) cá nhân gán (chụp mũ) cho cụ Hồ Chí Minh mà không có một sự kiện (fact) nào chứng minh cả. Trường hợp cụ Hùynh Thúc Kháng hoàn toàn mới, tôi chưa bao giờ được nghe hay đọc một tài liệu nói như vậy. Còn những chuyện liên hệ đến cụ Phan Bội Châu và những người bị mưu hại tại Huế trong biến cố tết Mậu Thân, theo tôi biết, đều là luận địêu của Nhà Thờ Vatican qua bộ máy tuyên truyền của chính quyền quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu đưa ra. Vấn đề này đang có sự tranh luận giữa các nhà biên khảo lịch sử. Bàn thêm vấn đề này là lạc đề (với nội dung của lá thư tối viết cho em QBH) .

Cho dù, giả thử như những luận điệu của anh đưa ra đều đúng cả, thì cũng vẫn không thể lên án hay kết tội Cụ Hồ Chí Minh là Việt gian được. Lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới đã có khá nhiều nhà cầm quyền giết hại những người yêu nước hay giết hại rất nhiều người, nhưng cũng không vì thế mà gọi những người này là Việt gian hay phản quốc được. Xin dẫn vài thí dụ:

1.- Cụ Nguyễn Trãi (1380-1442) là một nhà đại ái quốc của dân tộc (mưu thần giỏi nhất của Vua Lê Lợi). Năm 1442, cụ bị Hoàng Hậu Nguyễn Thị Anh và bọn quyền thần trong triều đình vua Lê Thái Tông (1334-1442) giết hại và tru di tam tộc. Sự thực là như vậy, nhưng không một sử gia hay một người nào dám gọi người chủ trương sát hại cả gia đình của Nguyễn Trãi là Việt gian!

2.- Đặng Trần Thường (1759-1813) giết hại nhà ái quốc Ngô Thời Nhậm (1746-1802) vào năm 1802 vì lòng đố kị và hiềm khích cá nhân. Các nhà viết sử không hề lên án Đặng Trần Thường là Việt gian hay phản quốc.

3.- Trong 20 năm cầm quyền, vua Minh Mạng (1820-1840) ra lệnh xử tử khá nhiều người nổi loạn chống lại triều đình. Tuyệt nhiên không có nhà viết sử nào lên án nhà vua này là Việt gian hay phản quốc.

4.- Joseph Stalin (1879-1953) cầm quyền ở nước Nga từ năm 1924 đến năm 1953, đã giết hại tới trên dưới 10 triệu người Nga. Ấy thế mà không có một nhà viết sử nào của nước Nga cũng như ở khắp nơi trên thế lên án kết tội ông ta là phản quốc hay Nga gian. Trái lại, họ còn nói rằng chính ông đã đưa nước Nga lên hàng siêu cuờng ngang hàng với siêu cường Hoa Kỳ trong thời chiến lạnh (1947-1991).

5.- Adolf Hitler (1889-1945) cầm quyền ở nước Đức từ ngàn 30/1/1933 cho đến ngày 1/5/1945, được coi như là thủ phạm gây ra cuộc Đệ Nhị Thế Chiến và trực tiếp gây ra cái chết của 6 triệu người Do Thái. Ấy thế mà cũng vẫn không có người dân Đức nào gọi ông ta là phản quốc hay Đức gian, và cũng không có một nhà viết sử nào gọi ông ta là Đức gian.

6.- Trong thời Cách Mạng Pháp 1789, Maximilien Robespièrre (1758-1794) ra lệnh giết hại hàng trăm ngàn người trong đó có nhà cách mạng Georges Danton (1759-1794) và rất nhiều nhà cách mạng khác. [xii] Tuyệt nhiên, không có một sử gia nào lên án nhà cách mạng Maximilien Robespièrre là phản quốc hay Pháp gian. Lý do duy nhất là ông ta không bán nước cho ngọai quốc và cũng không hề làm việc cho chính quyền ngọai bang xâm lăng nước Pháp. Trái lại, ông ta chỉ ra lệnh xử tử bọn dân Chúa Pháp gian và những phần tử phản cách mạng trong đó có những người bị kết tội oan. Trong lúc hăng say, có thể ông đã ra lệnh giết cả những người không phải là Pháp gian. Ông ta giết người vì lòng yêu nước Pháp và do lòng tha thiết cuồng nhiệt với cách mạng. Lịch sử không thể xếp loại ông ta là Pháp gian được, trái lại, ông ta còn được xếp loại là nhà cách mạng yêu nước.

Tương tự như trường hợp Maximilien Robespièrre cúa nước Pháp, lịch sử không những đã không quy liệt Vua Minh Mạng là Việt gian, mà còn tôn ông là một vị vua sáng suốt thương nước yêu dân, biết đặt quyền lợi tối thượng của tổ quốc lên trên hết. Dĩ nhiên điều này không được các ông Dân Chúa người Việt và những người theo học các trường đạo tán thành.

Cả nhà lãnh đạo cách mạng Maximilien Robespièrre của nước Pháp cũng như Vua Minh Mạng của Việt Nam đều bị Nhà Thờ Vatican và các ông bà dân Chúa cuồng tín thù ghét đến tận xương tủy. Cụ Hồ Chí Minh cũng bị Nhà Thờ Vatican thù ghét như thế, và cũng bị bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã dùng cả trăm phương ngàn kế, bịa đặt ra không biết bao nhiều chuyện xấu xa để bôi bác và hạ nhục cụ, giống như họ đã từng làm đối với nhà cách mạng Maximilien Robespièrre hay đối với Vua Minh Mạng của ta.




KẾT LUẬN:

Như đã nói ở trên, anh viết những điều sai lầm trên đây là vì: 1) anh bị các cơ quan truyền thông của Nhà Thờ Vatican và đứa con của họ (chính quyền miền Nam) lạc dẫn. 2) môn lịch sử là môn bị Giáo Hội La Mã coi như là cấm kị. NẾU không tự mình tìm đọc các tài liệu sử ở các thư viện tại các quốc gia thi hành chính sách giáo dục tự do và khai phóng, THÌ ta sẽ mù tịt về lịch sử thế giới, mù tịt về lịch sử Giáo Hội La Mã và mù tịt lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. 3) môn Sử không phải là ngành chuyên môn của anh, cho nên hầu như anh không biết gì về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. 4) “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Anh sống trong vùng ảnh hưởng của “Xóm Đạo Bolsa,” dĩ nhiên là anh cũng có những suy tư, thái độ, ngôn từ và hành động nếu không giống như họ 100%, thì cũng gần giống như họ. Kêt quả là khi phát biểu những lời nói trên đây, anh đã rơi vào tình trạng “ăn ốc nói mò” như họ vậy.



1 2 3 4 5 6


--------------------------------------------------------------------------------

[i] Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1997), tr. 461- 462.

[ii] Hồ Sĩ Khuê, Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Giải Phóng (Wesminster, CA: Văn Nghệ,1992), tr.215 và 216.

[iii] Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1990), tr.214.

[iv] Cửu Long, Lê Trọng Văn, Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử Trong Thế Kỷ 20 (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1997), tr.267.

[v] Hoàng Văn Chí, Từ Thực Dân đến Cộng Sản (Tokyo, Japan: Tổ Chức Người Việt Tự Do – Tổ Hợp Xuất Bản Việt Nam – Cơ sở Nhật Bản, 1980?), tr. 55-57.

[vi] Cửu Long Lê Trọng Văn, Sđd., tr. 201.

[vii] Nguồn: http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls04.php.

Pour Quoc, le marxisme-léninisme offre des moyens d’action, comme il l’a expliqué des années plus tard: “Vous devez comprendre qu’arracher l’indépendance à une puissance comme la France est une tâche formidable qu’on ne peut accomplir sans une aide extérieure et pas nécessairement une aide en armes mais sous la forme de conseils et de contacts. On ne gagne pas l’indépendance en jetant des bombes et par des actes de ce type. Ce fut l’erreur que les premiers révolutinaires commirent. On gagne l’indépendance en s’organisant et en se diciplinant. On a aussi besoin d’une foi, d’un évangile, d’une analyse pratique, on peut même parler d’une bible. Le marxisme-léninisme m’a fourni cette panoplie.

[viii] William J. Duiker, Ho Chi Minh (New York: William J. Duiker, 2000), p. 562:

“The news of Ho Chi Minh’ s death was greeted with a outpouring of comment from around the globe. Eulogies flowed in from major world capitals, and Hanoi received more than twenty-two thousand messages from 121 countries offering the Vietnamese people condolences for the death of their leader. A number of socialists states held memorial services of their own and editorial comment were predictable favorable. An official statement from Moscow lauded Ho as a “great son of the heroic Vietnamse people, the outstanding leader of the international Communist and national liberation movement, and a great friend of the Soviet Union.” From the Third World countries came praise for his role as a defender of the oppressed. An article published in India described him as the essence of “the people, the embodiment of the ardent aspiration for freedom, of their endurance and struggle.” Others referred to his simplicity of manner and high moral standing. Remarked an editorial in Uruguayan newspaper: “He had a heart as immense as the universe and in a boundless love for the children. He is a model of simplicity in all fields.”

Reaction from Western capitals was more muted. The White House refrained from comment, and senior Nixon administration officials followed suite. But attention to Ho’s death in the Western news media was intense. Newspapers that supported the antiwar cause tended to describe him in favorable terms as a worthy adversary and a defender of the weak and oppressed. Even thoses who had admandtly opposed the Hanoi regime accorded him a measure of respect as one who had dedicated himself first and foremost to the independence and unification of his country, as well as a prominent spokesperson for the exploited peoples of the world.”

[ix] Nguồn:. http://www.nhandan.org.vn/tinbai/?top=43&sub=80&article=139782. Đước biết câu đói này là của chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.

[x] J.E. Boshier, The French Revolution (New York, W.W. Norton Company, 1988), , Ibid., p, 156. “Meanwhile, on 11 March and 13 April 1791, Pope Pius denounced the revolution in general and the Civil Constitution of the Clergy in particular, and he naturally stood behind the hostile Declaration of Pillmitz issued by Habsburg Emperor on August 27.”

[xi] Nghiêm Xuân Hồng, Cách Mạng Và Hành Động (Sàigòn: Quan Điểm, 1964), tr. 46.

[xii] Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church (New York: Putnam ’s, 1981) pp. 232-233.

"Trước hết, nước Pháp mà Giáo Hoàng Pius VI (1775-1799) thường gọi là "người trưởng nữ của Giáo Hội" đã xóa bỏ toàn bộ tôn giáo, đưa nhà vua lên đọan đầu đài, chính thức tôn vinh thần Lý Trí lên ngôi chí tôn, tàn sát 17 ngàn linh mục, 30 ngàn nữ tu và 47 giám mục, tất cả các tu viện, các dòng tu và các trường học của Giáo Hội đều bị giải thể, tất cả các thư viện của Giáo Hôi đều bị thiêu rụi, chính quyền Paris còn ban hành quyết định ra lệnh cho Tướng Bonaparte (Sau này là Hòang Đế Napoléon i) "đem quân đi "giải phóng nước Ý", "có toàn quyền hành động" "hủy diệt Rome và chế độ Giáo Hòang". Tháng 5 năm 1796, trước khi tiến vào kinh thành Rome, Tướng Bonaparte tuyên bố, "Chúng tôi là những người bạn của con cháu Brutus (một anh hùng của dân tộc La Mã) và dân Scipios. Ý muốn của chúng tôi là phục hồi điện Capitol và giải phóng nhân dân La Mã thóat khỏi thân phận nô lệ tôi đòi."

Quân Pháp tiến vào chiếm kinh thành Rome và nước Ý. Hòa Ước Tolentino được ký kết giữa Tướng Bonaparte và Giáo Triều Vatican. Đây là một sự sỉ nhục cho Tòa Thánh Vatican. Giáo Hội phải nộp cho nước Pháp một khoản tiền là 46 ngàn đồng scudi (tiền Vatican) trả làm ba hạn kỳ (Giáo Hòang Pius VI phải đem các đồ trang trí bằng vàng và bằng bạc ra đúc tiền để trả cho Pháp), 100 món đồ nghệ thuật và 500 tác phẩm hiếm bị tịch thu mang về Pháp; tất cả các hải cảng nằm trong lãnh thổ của Tòa Thánh Vatican phải mở cửa cho hạm đội Pháp làm căn cứ tru quân, phải từ bỏ tất cả tài sản của Giáo Hội ở trong lãnh thổ các nước Ý, Pháp, Naples, và Sicily ... tất cả mọi nơi. Giáo Hòang Pius VI than thở, "Hòa Ước! Tệ quá đi! Quân đội Pháp chiếm đóng Vatican và Quirinal, truất phế Giáo Hoàng Pius VI và thiết lập nước Cộng Hòa La Mã...."

Nguyên Văn: "First, France, "eldest daughter of the church "he used to call it, abolished all religion, beheaded its king, enthroned Reason officially as supreme deity, massacred over 17,000 priests and over 30,000 nuns as well as forty-seven bishops, abolished all seminaries, schools, religious orders, burned all churches and libraries, then sent the Corsian Bonaparte to liberate italy and Rome." "Just as you please," wrote the Paris government to the Corsian. "Destroy Rome and the papacy utterly " "We are the friends of the descandants of Brutus and the Scipios... Our intention is to restore the Capitol to free the Roman people from their long slavery," The Corsian declared in May 1796, just before taking Rome.

Then the capture, and the humiliation of the Peace of Tolentino between the papacy and the Corsian: a ransom of 46,000 scudi in three installement (Pius melted down all available silver and gold ornaments); 100 objects d'art and 500 rare manuscripts from Vatican; the opening of all papal harbors to the French fleet; renunciation of all property in italy and France and Naples and Sicily - everywhere. "They made us their prisoner Spina," mutters Pius. "Peace treaty! Bah!" The Vatican and Quirinal were occupied by French troops. They deposed Pius, and created the republic of Rome”



Trang Lịch Sử


Về Đầu Trang Go down
ThanhKhoa
Đại TướngĐại Tướng
ThanhKhoa


Giáo Sĩ
Chức Vụ Tổng Tư Lệnh
Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Admin
Hạng Nhất
Tiền Đồng : 2147483647
Tổng số bài gửi : 227
Gia nhập : 29/05/2010
Phương châm : Tiền và Tiền

Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh    Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Empty20/8/2010, 15:37

Những Khác Biệt Giữa Chúng Ta

Nguyễn Mạnh Quang

26 tháng 7, 2009

1 2 3 4 5 6

(gửi anh H.)

Trong lá thư thứ 4, tôi đã trình bày và chứng minh thái độ bất công và phán đoán đầy thiên kiến của anh về ba chữ “Thưa Quí Ngài” trong bức “Tâm Thư” của tôi gửi những vị đại diện chính quyền Việt Nam. Anh sẽ không thể nào giải thích một cách hữu lý được về cái thiên kiến đó nếu anh không phạm vào một thành kiến khác, thành kiến về chính quyền Việt Nam hiện tại.

Những góc cạnh của vấn đề khác nhau giữa chúng ta đã được phác họa trong lá thư vừa qua của tôi dưới tựa đề "Chuyện Đảo Ngược Danh Dự Ông Hồ Chí Minh". Những quan niệm khác nhau do ảnh hưởng của các vấn đề về "chuyên môn, môi sinh, giáo dục", đã được đề cập rất tổng quát. Trong đó có đề cập đến ảnh hưởng của “xóm đạo Bolsa.” Đó là một môi sinh hay nếp sống văn hóa rất đặc biệt. Nhờ tìm hiểu sâu rộng về nhân sinh quan và cung cách hành xử của một số người hoạt động “văn hóa” ở hải ngoại và đặc biệt ở “xóm đạo” này, tôi đã tìm thấy tới 40 điều khác nhau về nếp sống văn hóa giữa họ và những người thấm nhuần đạo lý Đông Phương, và gom lại trong một phần của tập sách có tựa đề là “Họ Và Chúng Ta”.

Sử dụng những cụm từ “Anh và Tôi”, hay “Họ và Chúng Ta” xét ra cũng chỉ là những đại từ cần thiết để phân biệt ngôi thứ mà thôi, chứ tôi không dám vi phạm đến chính sách đoàn kết dân tộc của nhà nước hiện nay. Cái tựa đề cay đắng này là kinh nghiệm chịu khổ nạn của tôi trong việc viết sử từ khi nêu lên tội ác của Giáo Hội La Mã trong quyển sách “Đệ Nhất Cộng Hoà” xuất bản vào năm 1998. Dù sao chữ “Họ” của tôi chỉ dành cho những người “nước ngoài”, “nước Chúa”, “dân Chúa”, những người có "lương tâm công giáo", chứ không thuộc về “nước Việt Nam”, “dân Việt Nam", và "lương tâm con người" của chúng tôi.

Trong một vài phương diện, anh và tôi cũng nằm trong hai nhóm khác biệt nói trên. Tuy cùng là giáo viên dạy một trường, cùng có bằng Cao Học Giáo Dục tốt nghiệp từ một trường Đại Học ở Hoa Kỳ, nhưng anh và tôi có một số điều khác nhau. Tôi xin thông qua những điểm đã đề cập trong thư trước, và chỉ xin phân tích một vài vấn đề văn hóa rất căn bản đã tạo nên những cái nhìn khác nhau về những vấn đề của lịch sử.


Ngòai sự khác nhau về khả năng chuyên môn như đã nói trong bài trước, còn có sự khác nhau hết sức lớn lao về thành phần xã hội, về khuôn mẫu giáo dục được rèn luyên, và về kinh nghiệm bản thân trong tình tự dân tộc qua những cuộc thăng trầm của tổ quốc. Đây mới là những nguyên nhân mấu chốt gây nên cái hố lớn lao ngăn cách giữa hai giới người, “Họ và Chúng Tôi” hay “anh và tôi”.


Những sự khác biệt này xin được gom vào trong 3 đề mục: về thành phần xã hội, về căn bản giáo dục, trách nhiệm đối với quốc gia, và môi trường văn hóa, và về tình tự dân tộc.



A - KHÁC NHAU VỀ THÀNH PHẦN GIAI CẤP XÃ HỘI



Gia đình tôi vốn là cư dân lâu đời ở nông thôn trong vùng đồng bằng sông Hồng, thấm nhuần nền đạo lý tam giáo cổ truyền. Đây là thành phần trong đại khối nhân dân bị trị nằm dưới ách thống trị tàn ngược của Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican, bị bóc lột đến tận xương tận tủy, suốt đời sống trong lũy tre làng và chìm nổi với quề hương.


Về công việc mưu sinh, tất cả mọi người trong gia đình tôi đều là nông dân cày ruộng. Vì thế, mọi người trong gia đình tôi đều phải lao động cực nhọc: Ngọai trừ những ngày hội hè lễ lạc của làng và những ngày gia đình có việc quan trọng, còn thì ngày nào cũng như ngày nào, mọi người từ 9 tuổi trở lên đều phải làm lao động chính, hoặc là lao đông phụ. Bé nhỏ thì lao động phụ làm những công việc nhẹ như chăn trâu, cắt cỏ, gẩy rạ, gẩy rơm, giũi lúa. Lớn hơn thì tát nước, làm cỏ, nấu cơm, phơi lúa, phơi rạ, phơi rơm. Lớn hơn nữa thì lao động chính, làm những công việc nặng nhọc như cuốc đất, cày ruộng, trở ải, gánh phân, gặt lúa, gánh rạ. Thời gian làm việc trong ngày kéo dài từ sáng sớm tinh sương cho tới sương chiều buống xuống mới ngơi tay. Cũng vì thế mà người Việt Nam ta mới có thành ngữ “hai sương một nắng”.


Tôi phải dài dòng nói như vậy là để anh nhớ lại “miếng cơm quốc gia” mà chúng ta ăn hàng ngày nằm trong thành phần nông dân tương tự như gia đình tôi. Vào thời gian đó, dân ta có tới hơn 95% trên tổng số người dân làm ăn cực nhọc như vậy, chứ không phải có đời sống nhàn nhã như anh lầm tưởng.

Gia đinh anh: Theo như anh kể, thân phụ anh là một công chức của chính quyền Bảo Hộ, sống trong thành phố. Nói tổng quát, anh là thị dân. Hầu hết những gia đình công chức thời Bảo Hộ như gia đình anh, chỉ có một mình ba anh là lao động chính cũng đủ nuôi sống cả gia đình một cách phong lưu. Vì thế mà anh và các anh chị em của anh đều được đi học toàn phần và liên tục đi học từ lớp mẫu giáo, qua hết bậc tiểu học và trung học cho đến khi vào học đại học, hoặc gia nhập quân đội.

Tóm lại, với thực trạng này, anh và gia đình anh có thể hòa mình với giai cấp thống trị thới 1885-1945 và sống trong nơi đô thị phồn hoa, một xã hội lạnh lùng tự cô lập, tách rời khỏi đại khối nhân dân bị trị và lao động, dù là sống trong cùng một phố mà vẫn coi nhau như xa lạ không hề quen nhau.



B - KHÁC NHAU VỀ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA



Môi trường văn hóa cũng ảnh hưởng bởi nhiều phương diện: căn bản giáo dục, trách nhiệm đối với quốc gia, và môi sinh.

CĂN BẢN GIÁO DỤC

1- Đại khối nhân dân ta: Khi đến tuổi đi học, hầu hết các làng xã trong nông thôn không có, hay có rất giới hạn trường dạy chữ quốc ngữ. Cho đến năm 1940, tổng Tô Xuyên gồm 8 làng (Tô Xuyên, Tô Đê, Tô Hồ, Tô Đàm, Tô Hải, Tô Trang, Thủ Nghĩa, Thanh Mai) và xóm Đạo Trại Táo với số dân lên đến trên mười ngàn người mà chỉ có một trường học vỏn vẹn có một giáo viên và một phòng học chứa đủ khỏang 40 học sinh của chung cả 3 lớp [Enfantin (Đồng Ấu tức Lớp 1), Preparatoire (Dự Bị tức Lớp 2) và Élémentaire (Sơ Đẳng tức Lớp 3). Vì sự giới hạn trường lớp như vậy, cho nên chỉ có những con em các gia đình có thế lực như kỳ mục và hào phú mới được thâu nhận vào học. Còn hầu hết các gia đình nông dân khác nếu có khả năng tài chánh thì gửi con em đến học chữ Hán (là chính) và chữ Quốc Ngữ (là phụ) với một ông đồ Nho tại một nhà riêng của một gia đình phú hộ. Tôi là một trong những người ở vào trường hợp này.

Phần lớn những người theo học chữ Hán là học bán thời gian (nửa ngày học, nửa ngày lao động phụ - làm việc nhẹ giúp gia đình và phải nghỉ học trong hai vụ chiêm và vụ mùa). Nội dung của chương trình học là các sách Tam Tự Kinh, Sơ Học Vấn Tân, Minh Tâm Bảo Giám, rồi học lên Tứ Thư (Luận Ngữ, Mạnh Tử, Trung Dung và Đại Học), cao hơn nữa là Ngũ Kinh (Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu.) Tôi mới học xong hai cuốn Minh Tâm Bảo Giám và Luận Ngữ. Nội dung của những cuốn sách này là những lời dạy về quy tắc đạo lý và phương cách ứng xử ở đời “sao cho vừa mắt ta ra mắt người” và phải biết rằng mọi sự ở trên cõi đời này đều có nhân và có quả, gieo nhân nào thì sẽ tiếp nhận quả đó. Những tư tưởng này hay quy tắc đạo lý đều được thể hiện ra qua những câu nói ở trong sách như “tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác”, “Thiện giả thiện lai, ác giả ác báo”, “Chung thân hành thiện, thiện do bất túc. Nhất nhật hành ác, ác tự hữu dư”, và “Phàm nhân hữu thế bất khả ỷ tận, hữu phúc bất khả hưởng tận”, đặc biệt hơn nữa là những lời dạy:

“Trời đất vô tư, thần minh thường soi xét, không phải vì tế lễ mà Trời ban cho phúc ấm, và cũng không phải vì thất lễ mà bị Trời giáng cho tai họa.” (Thiên địa vô tư, thần minh thì sát, bất vi tế hưởng nhi giáng phúc, bất vi thất lễ nhi giáng họa.” [i]

Tất cả đều là những lời dạy vô cùng vị tha có mục đích rèn luyện thanh thiếu niên thành những con người có tinh thần thực tế, chăm lo tu thân dưỡng tính thành những con người tốt, đối xử với nhau trong tình người, thương yêu nhau như những người anh em trong một gia đình (tử hải gia huynh đệ) để cùng nhau xây dựng cho cuộc sống thiết thực ở trên cõi đời này cho ngày càng them tốt đẹp hơn. Còn về thế giới thần linh thì chỉ nên “kính nhi viễn chi” và không nên bận tâm làm gì. Cũng vì thế mà chẳng bao giờ chúng tôi phải mất thì giờ mang lễ vật đến các nơi thờ tự dâng cúng để cầu xín Trời Phật hay các đấng thần ban phước lành hay một đặc ân nào cả. Chúng tôi tin rằng:

“Bình sinh làm điều thiện thì trời sẽ gia ban cho phúc lợi. Còn như nghĩ ác, làm ác, thì sẽ phải lãnh những tai ương trời giáng, dù cho có cao chạy xa bay thì cũng không tránh khỏi, dù cho có dâng lễ vật đắt giá bao nhiều đi nữa để cầu xin Trời Phật tha thứ thì cũng vô ích.” (Bình sinh hành thiện thiên gia phúc. Nhược thị ngu ngoan thụ họa ương. Thiện ác đáo đầu chung hữu báo. Cao phi nan tẩu giã nan tàng.” [ii]

Sau này, tôi thấy trong sách Nho Giáo - Quyển Thượng (Sàigòn: Tân Việt, 1952?) nơii trang 88 cũng viết:

“Tế quỷ thần là để tỏ cái lòng tôn kính, chứ không phải tế để cầu lấy cái phúc riêng cho mình như những người thường tin tưởng đâu. Quỉ thần là thông minh chính trực, có lẽ nào thiên vị ai bao giờ. Người ta ở đời cứ theo cái lẽ công chính mà làm, đừng làm việc già tàn bạo gian ác. Việc bổn phận của mình thế nào, thì mình cứ cố gắng làm cho trọn vẹn, rồi sẽ có quỉ thần chứng giám, hà tất phải nay cầu nguyện, mai cầu nguyện làm gì? Thường những việc của chính nhân quân tử đã làm là việc cầu nguyện đó rồi, vì rằng có cầu nguyện gì hơn được cứ theo lẽ công nhiên của trời đất mà làm việc nhân nghĩa?” T

Do đó, chúng tôi coi các ông sống bằng nghề thày cúng khoác áo chùng đen, áo chùng tím, áo chùng đỏ (hồng y) áo chùng trắng với cái mũ ba tầng tự phong là đại diện cho ông Trời ở trên thế gian này chỉ là những phường đại bất lương, siêu lưu manh mà Nho Giáo gọi là bọn người “vu” và “hích”.[iii] Không phải chỉ có chúng tôi ghê tởm và khinh rẻ bọn chúng như vậy mà còn tôi thấy trong sách sử đều có ghi rõ có rất nhiều danh nhân và vĩ nhân trên thế giới cũng đều ghê tởm và khinh rẻ bọn chúng như vậy.


Cũng chính cụ đồ này đã dạy tôi học chữ Quốc Ngữ và dạy tôi học những bài thơ yêu nước mà sau này tôi thấy nằm rải rác trong các cuốn Thi Ca Quốc Cấm (Glandale, CA: Đại Nam, 1980?) của tác giả Thái Bạch, Hợp Tuyển Thơ Văn Yêu Nước: Thơ Văn Yêu Nước Nửa Sau Thế Kỷ XIX 1858-1900 (Hà Nội: Văn Học, 1976), Hợp Tuyển Thơ Văn Yêu Nước: Thơ Văn Yêu Nước Đầu Thế Kỷ XX (Hà Nội: Văn Hóa 1976) và 3 cuốn Thi Nhân Tiền Chiến (Sàigòn: Sống Mới, 1968) của tác giả Nguyễn Tấn Long.

Tổng chung của chương trình học là những quy tắc đạo lý Đông Phuơng được tóm lược trong hai cuốn sách mà tôi đã học và được hun đúc bằng tinh thần yêu nước qua những bài thơ ái quốc như đã nói ở trên. Đồng thời, tôi lại sống trong môi sinh cúa nếp sống văn hóa cổ truyền với ý niệm trật tự trên dưới về quyền lực theo thứ tự “Đạo lý, dân tộc, quốc gia và chính quyền”, trong đó vai trò của tôn giáo được coi như là yếu tố phụ thuộc, bị đặt dưới quyền kiểm soát và nghiêm trị những kẻ bất lương mượn danh thần thánh bịa đặt ra những điều huyễn hoặc với dã tâm phỉnh gạt, lừa bịp nhân dân và mưu đồ bất chính.


Nói cho rõ hơn, nền văn hóa cổ truyền của người Việt Nam cũng là một nền đạo lý nhân bản, vị tha và thiết thực để cho mọi người theo đó mà hành xử sao đúng với bổn phẩn của mỗi cá nhân đối với mọi người xung quanh sao cho trọn vẹn hầu có thể làm cho đời sống con người ở trên cõi đời này càng ngày càng được cải tiến.

Mãi đến năm 1943, tổng Tô Xuyên mới có thêm một trường với một phòng học và một hương sư ở ngay làng Tô Xuyên. Nhờ vậy mà tôi mới được thâu nhận vào học lớp Élémentaire (Sơ Đẳng). Tháng 5 năm 1944, tôi thi đậu bằng Sơ Học Yếu lược, rồi lại trở lại học chữ Hán vì huyện Phụ Dực và các phủ huyện kế cận như Vĩnh Bảo, Ninh Giang, Đông Quan và Quỳnh Cội không có Trường Kiêm Bị (dạy các lớp Moyen 1 (Lớp Nhì Năm Thứ Nhất), Moyen 2 (Lớp Nhì Năm Thứ Hai) và Supérieure (Lớp Nhất, ngày nay gọi là Lớp 5). Rồi nạn đói xẩy ra, cả nước đều kinh hoàng, rồi Cách Mạng Tháng 8 bùng lên cả nước đều hân hoan vui mừng sung sướng. Kể từ đó tôi bị cuốn hút vào phong trào này rồi đi theo các lớp đàn anh để cùng chìm nổi với quê hương và “khóc cười theo mệnh nước”.

2 - Dân Chúa và những người chịu ảnh hưởng trường đạo: Ngay từ khi vừa mới chào đời được mấy tuần lễ và còn bế ẵm trong lòng mẹ, Nhà Thờ và nhà trường đã bắt đầu cấy vào đầu óc non nớt của họ những tín lý hoang đường phi lý, phi nhân, những giáo luật và những lời dạy nặng tính cách lừa bịp. Dân Chúa phải tuyệt đối tin tưởng vào những thư tín lý và những lời dạy này. Vì thế mà lúc nào họ cũng tơ tưởng mơ màng đến Chúa, giống như một cặp tình nhân mới bắt đầu yêu nhau, không thể nào quên nhau được trong giây phút. Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã ghi nhận thực trạng này trong cuốn Xóm đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003). [iv] ”[v]

Ý THỨC TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI QUỐC GIA

1- Đại khối dân tộc: Đối với chúng tôi, dân tộc và quốc gia là hai thực thể luôn luôn sát cánh bên nhau bất khả phân ly và phải được đặt lên trên hết. Những câu nói “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách’, “Việc nước trước việc nhà”, “tổ quốc trên hết” cùng với cái trật tự xã hội theo thứ tự trên dưới “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” là bằng chứng bất khả phủ bác cho những quy tắc đạo lý nói về trách nhiệm của người dân đối với quốc gia trong xã hội Đông Phương của chúng tôi.


Cũng theo quy tắc đạo lý cổ truyền của người dân Đông Phương, chính quyền phải là do dân mà có, vì dân mà làm việc và làm việc để mưu cầu phúc lợi cho dân đúng như những lời dạy “Ý dân là ý trời”, “Dân chỉ sở hiếu, hiếu chi; dân chi ở ố, ố chi. Thử chi vị dân chi phụ mẫu.” Nói cho rõ hơn, chính quyền phải đại diện cho dân và phải hành xử đúng theo các nguyên tắc đạo lý, nếu sai thì phải sửa sai. Nếu không sửa sai, thì chính quyền đó sẽ bị coi như là bất chính.


Nếu chính quyền bất chính, nhân dân có quyền nổi loạn vùng lên lật đổ, và người lãnh đạo chính quyền đó có thể bị khử diệt để cho người có tài có đức lên thay thế. Một trong những trách nhiệm của chính quyền là phải quản lý tôn giáo. Ngay cả các ông thành hoàng tại các làng thôn ở các địa phương cũng phải nhận sắc phong của nhà vua (thời phong kiến). Tựu trung, chính quyền có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ những giới người mượn danh thần thánh, mượn danh tôn giáo để mưu sinh.


Nhờ có nền đạo lý vị tha với truyền thống thứ bậc “chính quyền đứng trên tôn giáo và kiểm soát những người hành nghề tôn giáo” như vậy mà bọn thày cúng và đồng cốt lưu manh cấu kết với bọn cường hào trên ven sông Chương Hà (đất Nghiệp Đô, nước Ngụy, thời Tiền Tần) mới bị quan Thái Thú Tây Môn Báo trừng trị thẳng tay về tội bịa đặt ra chuyên Cưới Vợ cho ông Hà Bá ở khúc sông này.

2 - Trái lại, tại các trường đạo, môn sử Việt Nam bị hạn chế tối đa để giành thì giờ cho môn sử Pháp. Học sinh được dạy rằng “Nos ancêtres sont des Gaulois”. (Tổ tiên chúng ta là người Gaulois). Giáo Hội La Mã có chủ trương rèn luyện “đào tạo học sinh theo tinh thần Công Giáo”. Vấn đề này tôi thấy Giáo-sư Lý Chánh Trung nói khá rõ trong cuốn Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn, Lửa Thiêng, 1973). Ngòai ra, nơi các trang 25-26 trong cuốn Tìm Về Dân Tộc (Sàigòn, Lửa Thiêng, 1972), Giáo-sư Trung còn kể lại cái phương pháp dạy học độc thoại tại trường Taberd khiến học sinh nhắc đi nhắc lại tín lý Ki-tô như con vẹt với dã tâm làm cho các em không còn khả năng sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật. Cũng vì thế mà sau khi ra trường, các học sinh chỉ biết hành động và phát ngôn theo phản ứng Pavlov. Anh nên tìm đọc cả hai cuốn sách này để biết phương cách dạy học và chủ trương của Nhà Thờ Vatican rèn luyện thanh thiếu niên như thế nào. Cả hai cuốn này, mỗi cuốn chỉ có vỏn vẹn khoảng 120 trang thôi.


Sau hơn hai mươi năm đọc rất nhiều sách nói về Giáo Hội La Mã cũng như tìm hiểu về những suy tư và hành động của một số lớn các dân Chúa người Việt và những người chịu ảnh hưởng các trường đạo như anh, tôi nhận thấy rằng chủ trương của Nhà Thờ Vatican là rèn luyện tín hữu thành những người không biết gì về trách nhiệm đối với quốc gia và dân tộc. Mục tiêu của họ là phải nỗ lực rèn luyện và uốn nắn tín đồ sao cho họ lúc nào cũng phải hướng về Nhà Thờ, tơ tưởng đến Chúa, lúc nào cũng nghĩ đến việc lạy lục và cầu xin được Chúa ban cho những ân huệ hay những đặc quyền đặc lợi mà họ mong muốn, và để cho Chúa (đúng ra là Nhà Thờ) thương sót họ mà bó qua những gì họ không làm hài lòng Chúa (Nhà Thờ). Chúng ta biết rằng trong thực tế, đối với họ, Chúa là Nhà Thờ, là các ông linh mục, giám mục, hồng y, là giáo hoàng, là Tòa Thánh Vatican. Những người này được gọi chung là các vị chức sắc hay hàng giáo phẩm trong Giáo Hội. Đối với dân Chúa, tất cả những người trong hàng giáo phẩm đều là hiện thân của Chúa: Họ là Chúa và Chúa là họ hay ở trong họ.

Cũng vì thế mà giáo dân trở thành những người khúm núm, hành xử rất là hèn hạ và sợ sệt khi phải tiếp xúc hay muốn nói chuyên với họ (các ngài đại diện Chúa) một điều hay vấn đề gì. Giáo dân lại được dạy để “hãnh diện” vì “biết run sợ” trước mặt họ và có như thế mới được gọi là ngoan đạo. Sự kiện này được ông Đại Tá dân Chúa Nguyễn Mâu viết trong mục Thời Sự Trong Tuần của tờ Tuần Báo Chính Nghĩa với nguyên văn như sau:


”Vấn đề được nêu lên ở đây với tất cả mạo muội và run sợ vì có thể bị xem như là vô lễ phạm thượng. Chúng tôi trông vào sự độ lượng của hàng giáo phẩm cũng như hy vọng rằng sự trưởng thành của giáo dân ở thời đại này sẽ giúp thật nhiều cho sự thể hiện lý tưởng Ki tô hữu.”[vi]

Nhờ đã biến giáo dân thành những người lúc nào cũng tâm trạng lạy lục cầu xin và khiếp sợ giới người mặc áo chùng thâm, cho nên Nhà Thờ Vatican mới có thể dễ dàng xúi giục giáo dân bản địa nổi loạn chống lại chính quyền địa phương nếu chính quyền này không chịu thần phục hay khuất phục Giáo Hội La Mã. Tất cả những hành động bất chính và ngược ngạo như vậy của Nhà Thờ Vatican đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 viết:

“Hơn nữa, các nhà truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp của nước họ. Họ nói với con chiên: “Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ tuân phục quyền lực Tòa Thánh Vatican thôi.” [vii]

Tiến thêm một bước nữa để biến họ thành những nguời vong bản, phản dân tộc, Nhà Thờ Vatican lại đưa ra khẩu hiệu ngắn gọn như “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” khiến cho họ dễ dàng ghi tâm khắc cốt. Sự thật này đã xẩy ra ở miền Nam Việt Nam vào năm 1964 và được sách Văn Sử Địa ghi lại với nguyên văn như sau:

“Ngày 27/ 8/1964: Tướng Khánh đã triệu tập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng bầu “Tam Đầu Chế” gồm: Đại Tướng Nguyễn Khánh làm thủ tướng VNCH, Đại Tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch chính phủ VNCH (thực chất là bù nhìn cho bù nhìn), Đại Tướng Trần Thiện Khiêm làm chủ tịch Hội Đồng Quân Đội VNCH. [Cả ba ông đại tướng này đều không phải là tín đồ Gia-tô - NMQ]

Trong khi các tướng họp ở Bộ Tổng Tham Mưu, thì ở ngòai hàng rào BTTM, Nguyễn Khánh giật dây Linh-mục Hoàng Quỳnh (Tổng Quỳnh) xách động các phần tử cuồng tín từ các trại định cư Xóm Mới, Hố Nai, Gia Kiệm, Bùi Môn biểu tình trước Bộ Tổng Tham Mưu, đòi hỏi, yêu sách phục quyền cho các phần tử Cần Lao với khẩu hiệu: “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, “Đả đảo Dương Văn Minh”. Chu Văn Trình, Văn Sử Địa (Tavarès, Fl. TXB, 1989), tr. 80.

Với cái lối giáo dục như vậy của Nhà Thờ Vatican, người dân Chúa Việt Nam quả thật không còn biết gì về ý niệm quốc gia và dân tộc, chứ đừng nói chi đến trách nhiệm đối với tổ quốc. Họ chỉ biết có Nhà Thờ Vatican là số 1 (nhất Chúa), kế đến là các linh mục (nhì cha, tức là Nhà Thờ Vatican), rồi mới tới chính quyền (thứ ba Ngô Tổng Thống), nhưng chính quyền phải là do Nhà Thờ Vatican dựng nên.

Nếu chính quyền không phải do Thờ Vatican dựng nên hay tỏ ra không thuần phục Giáo Hội La Mã, thì giáo dân trong quốc gia đó sẽ được Nhà Thờ nhắc nhở (xúi gịuc) rằng, “Giáo Hoàng có thể "giải trừ cho nhân dân khỏi phải làm bổn phận đối với các ác quyền bất công." (Đối với Giáo Hội, ác quyền là chính quyền không thuần phục Nhà Thờ Vatican). Lời dạy lưu manh này của Giáo Hội là Nguyên Tắc 27 trong bản Tuyên Cáo "Dictatus papae" được ban hành vào năm 1075 trong thời Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) - Vấn đề này đã được trình bày khá rõ ràng trong Chương 13, sách Tâm Thử Gửi Chính Quyền Việt Nam. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Chuyện giáo dân được khích lệ và xúi giục nổi lọan để chống lại bất kỳ chính quyền nào không chịu thuần phục Nhà Thờ Vatican đã xẩy ra rất nhiều lần trong lịch sử. Mỗi lần như vậy, kết quả ra sao đều hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng lèo lái và chống đỡ của chính quyền đó.

NẾU những người lãnh đạo chính quyền đó có đủ uy tín với nhân dân, có đủ khả năng lôi kéo nhân dân về phía chính quyền, có đủ bản lãnh và cương quyết đối phó với Nhà Thờ Vatican, THÌ mưu đồ xúi giục giáo dân bản địa nổi lọan của Nhà Thờ Vatican sẽ thất bại. Đây là những trường hợp của (1) chính quyền Đức bất tuân lệnh Giáo Hoàng Leo X (1513-1521) về việc phải tóm cổ Linh-mục Martin Luther (1483-1546) nộp cho Tòa Án Xử Dị Giáo của Giáo Hội khi nhà tu hành này viết bản cáo trạng nêu lên 95 tội ác của Vatican rồi dán ở cửa chính Nhà Thờ Wittinberg vào tháng 10 năm 1517, (2) các chính quyền nước Anh quốc từ thời Anh Hoàng Henry VIII (1491-1547), (3) chính quyền Cách Mạng Pháp 1789), (4) chính quyền Cách Mạng Ý 1870, (5) chính quyền Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857, (6) chính quyền Cách Mạng Cuba 1959, và (7) chính quyền Việt Nam trong các năm 2007-2008 (khi Nhà Thờ Vatican âm mưu cùng với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xúi giục giáo dân Hà Nội tập trung bất hợp pháp với ý đồ gây bạo loạn trước tòa công sở tại số 142 Phố Nhà Chúng Hà Nội trong thời gian từ ngày 18/12/2007 cho tới ngày 30/1/2008 và tại Công Ty May Chiến Thắng từ ngày 15/8/2008 cho đến ngày 22/9/2008.

Ngược lai, NẾU chính quyền suy yếu, bất tài hay bất lực, THÌ Nhà Thờ Vatican sẽ thắng và chính quyền đó sẽ phải cúi đầu chấp nhận hết tất cả những điều kiện của Nhà Thờ Vatican đưa ra. Đây là trường hợp của Vua Henry IV (1050-1106) của Đế Quốc Thánh La Mã (Holy Roman Empire – tiền thân của nước Đức ngày nay). Rốt cuộc, nhà vua đành phải mặc áo xám hối, đi chân trần đứng ở giữa trời tuyết trong ba ngày ở Canova để tạ lỗi với Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085). Anh có thể đọc trong sách Living World History. [viii]

Chuyện tương tự như vậy cũng đã tái diễn ở Việt Nam vào thế kỷ 19. Trong thời vua Tự Đức (1848-1883), Nhà Thờ Vatican xúi gịuc giáo dân bất tuân lệnh của triều đình. Xin xem lại bản văn trích dãn từ sách Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphel, Pháp:TXB, 1995) ở trên.

Vì bất tài và bất lực, vua Tự Đức và triều đình Huế mới rơi vào tình trạng giống như Vua Henry IV của Holy Roman Empire, phải cúi đầu chấp nhận tất cả điều kiện của kẻ thù đưa ra trong các Hiệp Ước Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1872 và Giáp Thân 1884. Từ đó Việt Nam hoàn toàn mất về tay Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và phải nằm dưới ách thống trị của họ cho tới ngày 9/3/1945.

Vì được đào tạo theo chính sách giáo dục của Nhà Thờ Vatican như đã nói ở trên, dân Chúa và những người chịu ảnh hưởng các trường đạo không hề được dạy rằng “tổ quốc và dân tộc lên trên hết”. Hậu quả là họ trở thành những người vong bản. Theo quy luật lịch sử “hễ vong bản, tất nhiên lả phi dân tộc, và hễ phi dân tộc là phản tổ quốc” .

Trong cuốn Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn, lửa Thiêng, 1973), Giáo-sư Lý Chánh Trung nói khá rõ về chủ trương đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo của Nhà Thờ Vatican để biến họ thành những hạng người phi dân tộc. Đọc cuốn sách này, chúng ta sẻ hiểu TẠI SAO mà những người trí thức Ki-tô còn có lương tri đã phải phân vân giữa “Tôn Giáo và Dân Tộc” để rồi cuối cùng họ dứt khóat từ bỏ Nhà Thờ, “Tìm Về Dân Tộc”, đứng về phía Dân Tộc và chống lại Tôn Giáo (Giáo Hội La Mã) một cách vô cùng mãnh liệt. Đây là trường hợp của rất nhiều Công Giáo đồ ở khắp nơi trên thế giới nổi lên chống lại Giáo Hội La Mã từ khi chủ nghĩa nhân bản (humanism) ra đời vào đầu thế kỷ 14. Những hành động chống đối này của họ được kết tinh thành hàng chục ngàn cuốn sách nói lên những sự thật về những rặng núi tội ác của Nhà Thờ Vatican. Danh sách những cuốn sách này đã được Giáo-sư Trần Chung Ngọc ghi lại trong bài viết có tựa đề là Sách Báo Ngoại Quốc Về Đạo Chúa. Bài viết này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Sự chống đối Nhà Thờ Vatican khởi đầu từ giới trí thức vốn là tín đồ của Giáo Hội lan truyền sang các tầng lớp xã hội khác cũng ở trong đạo Ki-tô qua những tác phẩm trên đây, rồi sôi sục và bùng lên thành ngọn lửa cách mạng thiêu rụi quyền lực của Nhà Thờ Vatican ở ngay trong lòng các nước vốn đã bị Giáo Hội Khống chế từ nhiều thế kỷ. Đó là những cuộc Cánh Mạng Anh 1691, Cách Mạng Pháp 1789, Cách Mạng Ý 1870, Cách Mạng Tây Ban Nha 1936, Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857, Cách Mạng Cuba 1959, v.v… Vấn đề này đã được trình bày tương đối khá đầy đủ trong các Chương 14, 15, 16, 17, 18, 19 và 20 trong sách Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam. Các chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

TÌNH LIÊN ĐỚI TRONG XÃ HỘI

1 - Đại khối dân tộc theo tam giáo cổ truyền: Tùy theo mối tương quan của mỗi cá nhân đối với những người khác, nhưng tựu trung mọi người đều hành xử theo những quy tắc đạo lý vứa thực tế và đầy nhân tính, vừa hết sức vô tư và rất công bằng, vừa khoan dung, nhân ái và rất uyển chuyển, tôn trọng quyền tự do của những người khác để sao cho “vừa mắt ta ra mắt người” (kỷ sở bất dục vật thi ư dân), dĩ hòa vi quý (hiếu hòa), và “tứ hải giai huynh đệ” (nhân ái). Những đức tính này nhiều khi trở thành kẽ hở cho một số lớn các “dân Chúa” lợi dụng để khai thác với dã tâm lôi kéo một số người ít học, nông nổi, nhẹ dạ nghe theo những lời phỉnh gạt của họ rồi trở thành dân Chúa.

Trong thực tế, có thể họ “theo đạo để có gạo mà ăn” hay “theo đạo để tạo danh đời” vì rằng Việt Nam trong những năm 1945-1954 và ở miền Nam trong những năm 1954-1975, nhờ cái thế ngồi ở hậu trường sân khấu chính quyền Bảo Hộ và các chính quyền miền Nam Việt Nam, Nhà Thờ Vatican đã có thể sử dụng những chức vụ trong chính quyền cũng nhưng các quyền lợi vật chất ở cả trong chính quyền lẫn ở ngòai xã hội làm miếng mồi để câu nhử những phường tham lợi háo danh và thèm khát quyền lực chạy theo bắt mồi rồi theo đạo để hy vọng thỏa mãn được những tham vọng bất chính của riêng cá nhân họ. .

2 - Nhóm thiểu số dân Chúa theo học các trường đạo: Vì phải tuyệt đối vâng lời của Nhà Thờ, giáo dân phải hành xử đối với mọi người đúng như những tín lý trong thánh kinh và lời dạy của Giáo Hội. Hầu hết những tín lý và lời dạy này nặng tính phi lý, phi nhân, phi luân, phản dân tộc và phản nhân quyền. Tất cả đều có mục đích duy nhất là tôn vinh quyền lực của Chúa và cưỡng bách tín đồ lúc nào cũng phải hướng về Chúa (Nhà Thờ Vatican) cầu khấn van xin ân huệ và phục vụ Chúa. Giáo dân không hề được dạy dỗ phải hành xử theo những quy tắc nhân bản đầy tình người giống như nếp văn hóa của nền đạo lý Đông Phương. Những lời dạy hay tín lý này của Giáo Hội đều được ghi trong thánh kinh (cả Cựu và Tân Ước) trong các sách Phục Truyền (5:9), (6:15), (7: 6), (13: 6, 15), (17:1), (20: 13-14), (21: 11–15), (22: 13-14), (14: 21), (23: 1-2 và 13-14), (25: 11-12), (28: 15-68), (29: 20), (32: 16, 35, 39, 42- 43), Xuất Hành (4: 23, 12: 29), (13: 12, 15), (20: 5), (28 :23-25), Dân Số (11: 33, 21: 6, 31: 15-18) Leviticus (4: 17), (18: 22), (19: 19), )20: 9, 13), (21: 9), (26: 1-29), Matthew (10:21), Matthew (10: 33-37), John (15:6) v.v…

Xin ghi lại dưới đây lời dạy của Jesus dạy, theo Matthew (10:33-37) để anh nhìn thấy rõ tính các phản nhân luân của đạo Ki-tô quái đản này:

“Ta đến đây không phải mang lại sự bình an, mà là mang gươm dáo. Ta đến để con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng và làm cho người trong nhà trở thành thù địch chống lại nhau. Kẻ nào yêu kính cha mẹ hơn ta thì không đáng gì đối với Ta, và kẻ nào yêu thương con cái hơn Ta cũng không đáng gì đối với Ta. ” [“Do not think that I came to bring peace on earth. I did not come to bring peace but a sword.” “For I have come to set a man against his father, a daughter against her mother, and a daugher-in-law against her mother-in–law.” “And a man’ s foe will be be of his own household.” “He who loves father or mother more than Me is not worthy of Me. And he who loves son or daughter more than Me is not worthy of Me.” (Matthew 10:33-37)].

Lời dạy trên đây của ông Jesus quả thật là có dã tâm làm thối rữa cái chất keo sơn gắn bó giữa những người thân thương trong gia đình. Lời dạy phi luân thâm độc này lại được Giáo Hội La khai triển bằng cách cho thiết lập các Tòa Án Xử Dị Giáo (Inquistions), rồi lại dạy dỗ giáo dân phải rình mò dò xét mọi người trong gia đình xem nếu có người nào đáng nghi ngờ là “tà giáo” hay có tinh thần “bất phục” hoặc chống lại Giáo Hội, thì phải báo cáo với Nhà Thờ. Sự kiện này được sách sử ghi nhận rõ ràng như sau:

"Năm 1232, Giáo Hoàng Gregory IX (1227-1241) thiết lập tòa án xử bọn dị giáo, gọi là Inquisition… Cha con tố các nhau, vợ chồng tố cáo nhau, anh em tố cáo nhau, bạn hữu tố cáo nhau, hàng xóm láng giềng tố cáo nhau, v.v. trước tòa án của Giáo Hội. Giáo Hoàng Paul IV (1555-59) tuyên bố: "Nếu bố tô là dị giáo đồ, tôi cũng sẽ chụm củi thiêu sống ông ta luôn." [ix]

Chính sách giáo dục của Nhà Thờ Vatican là như thế đó!

Từ Lý Thuyết Đến Thực Hành

Như vậy, qua việc theo học các trường học của người Pháp và của Nhà Thờ Vatican, anh được đào tạo bằng những lời dạy dỗ như trên. Bình thường, những lời dạy phi nhân và phản nhân luân như vậy ở trong thánh kinh cũng như của Giáo Hội được che đậy bằng những lời dạy đạo đức có vẻ giống như những lời dạy của nền đạo lý Đông Phương. Trong thực tế, tất cả những gì Nhà Thờ Vatican dạy dỗ dù cho là được coi như là đạo đức, thì đó cũng chỉ là đạo đức giả. Chỉ khi nào nhu cầu, Nhà Thờ Vatican mới đòi hỏi giáo dân bản địa phải chống lại tổ quốc, thì họ mới thực sự hành xử đúng như lời dạy phản nhân luân, phản tổ quốc này của Nhà Thờ Vatican Giáo Hội. Đây là những trường hợp:

1.- Ở nước Pháp trong những năm chính quyền Cách Mạng 1789 đập tan chế độ đạo phiệt Ca-tô, thi hành những biện pháp mạnh để tước đọat hết tất cả quyền lực chính trị cùng tất cả đặc quyền đặc lợi dành cho riêng Nhà Thờ cùng giới tu sĩ và bọn quý tộc phản động phong kiến, thì, một mặt, Tòa Thánh Vatican gửi các nhà thuyết khách đến các quốc gia có chính quyền tay sai hay đồng minh của Giáo Hội (như nước Phổ, nước Áo và nước Anh) uốn lưiỡi Tô Tần thuyết phục các nước này lien kết với Vatican thành một liên minh thánh (a holy alliance), đem quân tấn công vào lãnh thổ Pháp để lật đổ chính quyền Cách Mạng và tiêu hủy những công trình Cách Mạng. Mặt khác, Nhà thờ và bọn tu sĩ xúi giục giáo dân ở các vùng Normadie, Bretagne, Vendée nổi lọan đánh phá chính quyền Cách Mạng Pháp 1789 để làm nội ứng cho nổi loạn tiếp ứng cho Liên Minh Xâm Lược Thánh này sắp sửa tiến vào lãnh thổ Pháp vào năm 1792.

2.- Ở Việt Nam với những (a) sự kiện dân Chúa tích cực tham gia các cuộc nổi loạn do Lê Văn Khôi và cố đạo Marchand (cố Du) chủ mưu trong những năm 1833-1835, và do Tạ Văn Phụng và cố đạo Le Grand de Liraye chủ mưu vào đầu thập niên 1860, (b) sự kiên dân Chúa liên tục và tích cực đứng vào hang ngũ Liện Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican để chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 cho đến ngày 30/4/1975, (c) sự kiện dân Chúa ở hải ngọai, đặc biệt là dân xóm đạo Bolsa và một nhóm thiểu số dân Chúa ở trong nước liên tục đánh phá tổ quốc và chính quyền Việt Nam từ cuối năm 1975 cho đến ngày nay là những bằng chứng rõ ràng nhất nói lên sự thật này.

3.- Ở Hoa Kỳ, ông Charlie Nguyễn bị chính vợ con của ông xử lý giống như những nạn nhân bị điệu ra các Tòa Án Xử Dị Giáo ở Âu Châu trong thời Trung Cổ, và nhiều trường hợp khác mà tôi đã tường thuật ở trong Chương 9, sách Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam. Tập sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Hơn nữa, hàng ngày, anh lại giao du và tiếp cận với những bạn bè học cùng những trường học trên đây và sống trong môi trường văn hóa Thiên Chúa Giáo La Mã. Trong môi trường văn hóa này, những tín điều trong đạo, những lời phán trong giáo luật và những lời dạy của Giáo Hội, tất cả đều phải được coi như khuôn vàng thước ngọc và cũng là những qui tắc đạo lý cho giáo dân để hành xử.

Ngoài ra, Giáo Hội chủ trương tôn giáo phải đứng trên chính quyền, nắm giữ vai trò chỉ đạo chính quyền và chính quyền phải là công cụ phục vụ cho Giáo Hội. Cái quy tắc đạo lý này trong đạo Ki-tô La Mã và cái tôn ti trật tự về quyền lực trong xã hội như vậy được Nhà Thờ Vatican chuyển thành câu vè “nhất Chúa, nhì cha (linh mục) thứ ba Ngô Tổng Thống”. Ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963, câu vè này được triệt để sử dụng để dạy dỗ và nhắc nhở giáo dân phải luôn luôn ghi tâm khắc cốt.

VỀ MÔI SINH VĂN HÓA

A.- Đại khối dân tộc theo tam giáo cổ truyền: Như đã nói ở trên, tôi chỉ là một thành phần trong đại khối nhân dân sống theo nếp sống cổ truyền của dân tộc. Từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu, bất kỳ ở nơi đâu, người ta cũng đều phải hành xử theo cùng một thứ quy tắc đạo lý và nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc.

B.- Nhóm thiểu số dân Chúa: Trái lại, hầu hết dân Chúa được gom lại hay tự động tìm đến sống chung trong một khu vực riêng biệt gọi là họ đạo hay làng đạo hoặc xóm đạo để cùng được rèn luyện và được uốn nắn sống theo nếp sống văn hóa vong bản như đã nói ở trên. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại như sau:


"Ngọai trừ các cụm nhà thành thị dân chúng sống lẫn lộn, người Công Giáo thường được tập trung lại thành làng xóm riêng, tách rời khỏi người lương, sống chen chúc quanh tháp nhà thờ xây theo kiểu Tây, chọc lên trời, cao vượt khỏi lũy tre. Bị đóng khung và được đòan ngũ hóa bởi hàng giáo sĩ, họ trở thành một lực lượng quần chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi cha xứ kêu gọi họ đứng lên bảo vệ đức tin, bảo vệ nhà thờ. Hệ thống ốc đảo đó tách biệt và cô lập phần lớn giáo dân khỏi liên hệ với đồng bào, thúc đẩy họ từ khước, tẩy chay bất cứ điều gì không được Giáo Hội chính thức phê chuẩn, chẳng hạn sách Truyện Kiều, một kiệt tác văn thơ cổ điển của Việt Nam, hoặc các tài liệu cách mạng đều bị cho là ngược với đạo. Cac sách của Voltaire, Montesquieu, khỏi nói tới Các Mac, vừa bị nhà nước thuộc địa cấm, vừa bị giáo luật khai trừ, nhưng ngay cuốn sách thánh đã dịch ra tiếng bản xứ mà cũng chẳng ai được biết đến (có một bản sách thánh in bằng hai thứ tiếng La Tinh và Việt ngữ, khổ lớn, nằm trong thư viện các chủng viện và một vài cha xứ, còn giáo dân thì không thể rờ tới.)"[x]

Xin nói cho rõ, nền đạo lý hay nếp sống văn hóa Ki-tô, đặc biệt là nếp sống văn hóa Ki-tô La Mã rất là vị kỷ, nặng tính cách vơ vào, dựa trên nền tảng phỉnh gạt, lừa bịp, gian tham, trịch thượng, khủng bố và ưa thích sử dụng bạo lực. Nó hoàn toàn khác biệt với nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc. Nếp sống văn hóa cổ truyền của dân ta gồm những quy tắc đạo lý vị tha thực tế, thật thà, nhân bản, tôn trọng nhân quyền, vừa mắt ta ra mắt người (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân), dĩ hòa vi quý, chứa chan tình người và đầy lòng nhân ái (tứ hải giai huynh đệ).

Chính vì sự khác biệt này và vì đặc tính trịch thượng trong đạo Ki-tô, Linh-mục Vũ đình Họat mới đặt ra vấn đề “Có nên công nhận và coi Hùng Vương là tổ của dân tộc Việt Nam Không?”, để rồi ông ta kết luận rằng “Hùng Vương chỉ là một chuyện hoang đường, không nên coi là đáng tin.”[xi]

[Điều ngạc nhiên là trong khi khẳng định rằng “Hùng Vương chỉ là một chuyện hoang đường, không nên coi là đáng tin”, thì ông linh mục này lại tin tưởng mãnh liệt vào những chuyện cực kỳ hoang đường như chuyện tội tổ tông, chuyện Chúa Ba Ngôi, chuyện ông Jesus chết rồi sống lai bay lên trời, chuyện bà già xế Maria đã từng làm tình với ít nhất là hai người đàn ông và sinh ra tới 7 hay 8 người con vẫn được gọi là Đức Mẹ Đồng Trinh, v.v... Những chuyện đại láo khoét này lại được ông ta tin tưởng một cách tuyệt đối. Như vậy thì có tiếu lâm không?]

C - KHÁC NHAU VỀ TÌNH TỰ DÂN TỘC

Thưa anh,

Những sự trái ngược trên đây đã khiến cho chúng ta có cái nhìn trái ngược nhau đối với Nhà Thờ Vatican cũng như đối với chính quyền Việt Nam hiện nay. Tình trạng này đã làm cho nhịp đập con tim của chúng ta cũng trái ngược nhau đối với cùng một biến cố lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. Tôi xin kể ra đây một số những biến cố đã xẩy ra từ đầu thập niên 1930 mà thôi để anh và mọi người Việt Nam cùng chiêm nghiệm xem có đúng hay không.

1.- Cho đến tháng 8 năm 1945, tuyệt đại khối nhân dân ta (trong đó có gia đình tôi) phải kéo lê kiếp sống trâu cày ngựa kéo, bị bóc lột đến tận xương tận tủy, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, phải sống trong cảnh nhà tranh vách lá, tồi tàn lụp xụp trong những làng thôn, uống nước ao tù, thắp sáng bằng những ngọn đèn dầu le lói. Tình trạng nghèo đói, lạc hậu và chậm tiến này của dân ta là do chính quyền Bảo Hộ Pháp – Vatican gây ra, vì rằng chúng chỉ lo vơ vét cho đầy túi tham mà không cần biết tình đến thảm cảnh khốn cùng của dân ta. Đây là một trong những lý do khiến cho đại khối nhân dân Việt Nam trong đó có tôi thù ghét Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và coi tất cả những người đã tham gia các lực lượng nghĩa quân kháng chiến đánh đuổi quân thù xâm lược trên đây là những nhà ái quốc và anh hùng dân tộc.

Cũng nên biết, hồi thế kỷ 19, các quốc gia Nam Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý Đại Lợi) cũng đã quy trách nhiệm cho Nhà Thờ Vatican về thảm cảnh nghèo đói, lạc hậu và chậm tiến của nước họ. Sự kiện này được sách Rich Church Poor Churh ghi nhận rõ ràng như sau:

“Các nhà chính khách và vua chúa ở các quốc gia Nam Âu cho rằng Tòa Thánh La Mã và chế độ giáo hoàng phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái và thua kém của nước họ so với các nước theo đạo Tin Lành." Nguyên văn: “The statesmen and kings in southern Europe held Rome and the papacy primarily responsible for that degrading difference them and their Protestant counterparts.”[xii]

Bản văn sử trên đây cùng với thực trạng nghèo đói, lạc hậu và chậm tiến ở các nước Châu Mỹ La-tinh, Phi Luật Tân và tình cảnh nghèo đói khốn cùng củadân ta trong những năm 1885-1945 cho thấy rằng quyền lực Vatican vươn tới đâu, thì nhân dân ở nơi đó rơi vào thảm cảnh nghèo đói, chậm tiến, lạc hậu và ngu dốt.

Trong thời 1885-1945,ó có một số người "được" sống với giai cấp thống trị thời bấy giờ và được hương ít nhiều nhưng đặc quyền đặc lợi của chính quyền ban cho, trong đó có gia đình anh vì thân phụ anh lúc đó là công chúac hay côn nhân viên của Nhà Nước Bảo Hội. Là những thành công chức, tất nhiên là họ sống đời phong lưu với đầy đủ tiện nghi, dùng nước máy đã được thanh lọc tinh khiết và sử dụng điện thả giản tùy tiện. Ở vào trường hợp như vậy, dĩ nhiên là anh không cảm thấy cái nhục voing quốc và luôn luôn cho rằng chính quyền bảo hộ Pháp – Vatican đã đem lại cho bản thân anh và gia đình anh no ấm!




Chỉ còn là những bộ xương, đi không nổi





Nạn đói 1945 - ăn cả thịt chuột (ảnh www.tuoitre.com)

Bức tranh về nạn đói 1945 của nhà sưu tập Nguyễn Thái Sơn - Ảnh: T.Son/www.xaluan.com


Anh không biết, hay không có "nhu cầu" để biết đến tình trạng dân ta bị bóc lột tận tình, bị dồn vào thảm cảnh khốn cùng và chết đói đầy đường. Cũng vì vậy mà anh không cảm thấy niềm đau tủi nhục của người dân vong quốc với những hình ảnh dân ta bị ngọai nhân thống trị, nền văn hóa cổ truyền của dân ta bị chà đạp, bị khinh rẻ, dân ta thường xuyên bị đá đít và bị đày đọa khốn khổ như đã nói ở trên. Cũng vì lẽ này mà anh không hề có một chút căm thù đối với Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican như tôi. Nên nhớ rằng Nhật mới cướp chính quyền từ 9 tháng 3 năm 1945, mà nạn đói đã xảy ra trước đó từ mấy tháng, tức là nạn đói đã là kết quả của sự bóc lột triền miên của chính quyền bảo hộ Pháp-Vatican tứ nhiều năm trước.


2.- Khi Liên Minh Pháp - Vatican dùng hết sức mạnh quân sự cả không lực lẫn bộ binh tấn công vào làng Cổ Am, Phủ Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (tiếp theo vụ quân Cách Mạng Quốc Dân Đảng dưới quyền chỉ huy của Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học nổi dậy vào đầu năm 1929), thì toàn vùng quê tôi đều khốn khổ vì những trận tấn công càn quét nặng tính cách trả thủ của Nhà Nước Bảo Hộ.[xiii]. Hình ảnh dã man ghê gớm này đã ăn sâu vào tâm trí người dân trong vùng Vĩnh Bảo và mấy huyện kế cận như Ninh Giang (Hải Dương), Tiên Lãng (Kiến An) và Phụ Dực (Thái Bình), trong đó có gia đình tôi. Vì chưa ra đời, tôi không có cơ hội được chứng kiến những hành động dã man như vậy của chính quyền Bảo Hộ, nhưng các bậc lão niên và thày giáo của tôi thường kể lại cho chúng tôi nghe cái chuyện lịch sử đau thương này.


Vì miền Nam xa cách biệt miền Bắc cả hơn ngàn cây số, vì chính sách bưng bít tín tức về các cuộc Khởi Nghĩa của dân ta, và bưng bít cả chính sách trà thù một cách cực kỳ man rợ của Nhà Nước Bảo Hộ Pháp – Vatican, cho nên anh không hề hay biết gì về biến cố lịch sử oai hùng và bi phẫn này của đất nước.


3.- Đầu năm 1945 nạn đói xẩy ra, chính mắt tôi chứng kiến, tại quê làng tôi, những người đói rách chống gậy đi ăn mày: Người thì lang thang lếch thếch, kẻ thì mệt lả ngã gục bên đường. Hầu như ở đâu cũng thấy có người chết đói: Ngày nào cũng như ngày nào, ở khắp mọi nơi từ vỉa hè, góc chợ cho đến thềm đình, góc quán cũng đều có xác người chết thảm thương. Mỗi sáng, phu tuần phải đi tuần tra tất cả những nơi nào khả nghi có thể có người đã chết trong đêm hôm trước. Mới đầu, mỗi ngày chỉ có hai hay ba xác chết. Với con số tử thi ít oi như vây, anh em phu tuần còn có thể đào một lõ huyệt cho một xác người, và mỗi lỗ huyệt còn có được một hay hai tầu lá chuối lót thay làm quan tài. Nhưng rồi lần lần con số người chết tăng lên đến sáu hay bảy, chín mười người một ngày, anh em phu tuần không còn đủ sức lực để đào chôn mỗi người một lỗ huyệt và cũng không thể kiếm được một tầu lá chuối lót thay cho quan tài. Họ chỉ còn đủ sức đào một cái lỗ lớn để sẵn, rồi chia nhau đi lục lọi những nơi nào khả nghi, lượm được xác chết nào, thì họ khiêng ra bỏ vào cái lỗ đó. Chờ đến chiều tối, không còn lượm thêm được xác chết nào nữa, họ mới lấp đất phủ lên, chôn tập thể. Chính mắt tôi đã chứng kiến cái thảm cảnh này. Toàn thể miền Bắc, con số người chết thảm thương như vậy lên đến hai triệu.

Thảm cảnh chết đói này đều được sách sử thế giới ghi nhận và đã trở thành những tiếng than khóc đi sâu vào lòng người. Đây là những trang sử vừa đau thương, vừa tủi nhục của dân ta. Ngòai những bản văn sử như vậy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đức cũng đã ghi lại thảm cảnh này bằng những dòng nhạc bi thương não nùng trong bài hát có nhan đề là "Con Đò Đua Xác". Nội dung của bài hát này nói lên cái tâm trạng đau xót của một ông già dùng một con thuyền làm xe tang chở xác người con thân thương trong một đêm trăng trên một dòng sông vắng lạnh. Quý vị có thể tìm nghe bản nhạc này để biết thêm về nỗi lòng đau xót của nhân dân ta vào lúc đó.

Trái lại, miền Nam có đủ lúa gạo, cho nên không đến nỗi chết đói như vậy, đặc biệt là gia định anh lại là thành phần công nhân viên của nhà nước Bảo Hộ, đời sống lại càng no đủ hơn. Vì vậy mà anh không được chứng kiến cái cảnh não lòng trên đây. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho anh không hề có nỗi lòng bi phẫn và căm thù đối với Nhà Nước Bảo Hộ Pháp - Vatican như những người dân miền Bắc trong đó có gia đình tôi và cá nhân tôi.


4.- Khi nguời Nhật lật đổ người Pháp vào ngày 9/3/1945, dân ta ở miền Bắc (dĩ nhiên là có gia đình tôi) đã vui mừng sung sướng vì đã rửa được mối nhục mất nước, mối nhục nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc bị khỉnh rẻ là man di, mọi rơ, là tà giáo, dân ta bị khinh rẻ là những quân mọi da vàng, nhưng không bao lâu họ lại cảm thấy xót xa, cười ra nước mắt, vì rằng trong thực tế dân ta chỉ là ở vào cái cảnh “tránh vỏ dưa gặp phải vỏ dừa”.


Trong biến cố “giang sơn đổi chủ” này, tôi không biết ở mỉền Nam, gia đình anh và cá nhân anh có cái niềm vui rồi lại thất vong như vậy giống như chúng tôi ở miền Bắc hay không. Theo tôi được biết, trong biến cố này, đối với hầu hết những công nhân viên (công chức) trong chính quyền Bảo Hộ Pháp – Vatican, mối lo lớn nhất của họ là lo sợ bị cho nghỉ việc, và niềm vui mừng lớn nhất của họ là được lưu lại làm việc như trước, chứ không phải là nỗi lo sợ và niềm vui mừng của đại khối nhân dân bị trị trong đó có gia đình tôi. Nhịp đập con tim của anh và tôi khác nhau ở chỗ đó.

5.- Tháng 7 năm 1945, nước lũ tràn về, quê tôi chìm trong biển nước. Ai ai cũng lo sợ nạn đói của đầu năm Ất Dậu lại xẩy ra một lần nữa.

Chắc chắn là gia đình anh và cá nhân anh cũng như tất cả những người dân Miền Nam ở cùng hòan cảnh như gia đình anh không có kinh nghiệm này mà cũng không biết gì về tình trạng lo sợ nạn đói lại tái diễn của người dân miền Bắc.

6.- Khi Việt Minh phất cờ khởi nghĩa cướp được chính quyền từ trong tay người Nhật vào ngày 19/8/1945, hầu như toàn thể nhân dân Việt Nam (dĩ nhiên là có gia đình tôi), đều hớn hở, hân hoan vui mừng.

Kể từ đó, những người trong Mặt Trận Việt Minh với cờ đỏ sao vàng (được gọi là ngọn cờ giải phóng) có mặt ở khắp mọi nơi, trong đó có quê tôi. Dân làng tôi hân hoan sung sướng đón chào Việt Minh, đón chào ngọn cờ giải phóng và hăng say gia nhập Mặt Trận Việt Minh. Tôi cũng gia nhập đoàn thiếu nhi, rồi ngày ngày cùng đoàn thiếu nhi này sinh họat và theo học các khóa học để mở mang kiến thức. Một trong những khóa học này dạy chúng tôi về những bước tiến loài người từ cái thuở hồng hoang, cái thuở con người còn ở trong tình trạng chưa biết làm nhà để trú nắng trú mưa, còn sống ở trong hang trong hốc, chưa biết dùng lửa để nấu chín miếng ăn, chưa biết sản xuất ra vải lụa để may mặc, tiến lần đến thời đại văn minh như ngày nay. Người ta gọi khóa học này là “Chu Kỳ Cộng Sản”. Trong thực tế, nó là một khóa học lịch sử thế giới thu gọn và giúp rất nhiều cho học viên mở mang kiến thức. Nhờ khóa học này, mà năm 1961, tôi có một mớ kiến thức căn bản về sử học để viết bài thi trong kỳ thi tuyển thí sinh vào lớp Sử Đia Khóa 4 (1961-1964). Tôi nhớ mài mại đại khái tựa đề của bài thi này là phong trào tranh đấu giành độc lập của các dân tộc thuộc địa trên thế giới sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Giáo Hội La Mã rất thù ghét những khóa học như vậy. Thù ghét không phải chỉ vì hai chữ Cộng Sản, mà thù ghét vì cái nội dung của khóa học này là những bài học lịch sử thế giới được biện sọan dựa theo tinh thần của thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Roberrt Darwin (1809-1882).

Vào thời điểm này (năm 1945) anh đã ở vào cái tuổi trên 12, cái tuổi đã học xong bậc tiểu học và đang là học sinh trung học, nghĩa là anh đang theo học trường đạo, tức là Trường Trung Học Taberd do Nhà Thờ Vatican làm chủ. Dĩ nhiên là đối với Nhà Thờ Vatican cũng như đối với dân Chúa, niềm vui ngày 19/8/1945 của đại khối dân tộc Việt Nam lại là nỗi đau buồn và lo sợ của họ. Thói đời, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Lúc đó anh đang theo học trường đạo, trường Taberd, tất nhiên là con tim của anh cũng đập theo nhịp con tim của Nhà Thờ Vatican cũng như dân Chúa người Việt. Có phải thế không anh?

7.- Và sau đó, nhân dân Việt Nam lại được ngẩng mặt lên hãnh diện với Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được long trọng công bố vào ngày 2/9/1945 loan báo cho nhân dân khắp nơi trên thế giới biết rằng kể từ ngày này dân tộc Việt Nam là một dân tộc độc lập với quốc hiệu là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và quốc Kỳ là Cờ Đỏ Sao Vàng.

Tôi nghi ngờ không biết anh có niềm vui này giống như đại khối nhân dân Việt Nam ta hay không.

8.- Đầu tháng 9 năm 1945, khi 180 ngàn quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa cùng với các ông Việt Quốc và Việt Cách tràn qua biên giới vào Việt Nam để giải giới quân đội Nhật ở miền bắc vĩ tuyến 16, thì gần như toàn thế nhân dân miền Bắc trong đó có gia đình tôi khốn khổ với những đạo quân thổ phỉ này.

Có một điểm giống nhau giữa một bên là các ông Việt Quốc và Việt Cánh và một bên là một số lớn các Dân Chúa người Việt ở chỗ là: các ông Việt Quốc và Việt Cách đì theo và tiếp tay cho đoàn quân Tầu Tường vào lãnh thổ Việt Nam để hưởng lợi rồi cùng chìm nổi với đoàn quân Tầu thổ phỉ này, thì một số lớn các dân Chúa người Việt đi theo và tiếp tay cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican để hưởng lợi và cùng chìm nổi với liên minh giặc cướp nước này. Tôi nói như vậy có đúng không anh?

Ở miền Nam, anh không hề được chứng kiến những hành động cướp bóc và hà hiếp dân ta của đạo quân Tầu Tưởng (Giới Thạch) thổ phỉ này. Vì vậy mà đa số người dân miền Nam, trong đó có anh, mới lầm tưởng rằng chính quyền Tầu Tưởng ờ Đài Loan là chính quyền tốt lắm, và cho rằng những người Việt Quốc Gia gồm dân Chúa, Việt Quốc, Việt Cách là những người Việt Quốc gia chân chính, mà thật ra là những người này đã tiếp tay với các thế lực ngọai xâm thổ phỉ Tầu và liên quân xâm lược Pháp – Vatican làm khổ dân ta. Bộ mặt thật ghê tởm này của họ được ngay chính ông Bảo Đại viết trong cuốn Con Rồng Việt Nam như sau:

“Bọn Quốc Dân Đảng là bọn lưu manh, bọn ăn cắp. Các tướng Tàu phù là lũ cú vọ kên kên… Chẳng bao giờ thỏa mãn lòng tham không đáy. Chẳng có gì làm cho chúng ta tin tưởng được.” [xiv]

Vấn đề này đã được tôi trình bày khá rõ ràng trong Chương 6, sách Chân Dung Người Việt Quốc Gia.

9.- Chiến tranh bùng nổ trên toàn lãnh thổ vào ngày 19/12/1946. Những ngày kế tiếp, hầu như toàn thể nhân dân ta, từ em bé 14, 15 tuổi cho đến các cụ già trên 60 tuổi đầu bạc phơ, đều đồng tâm hiệp lực góp công, góp sức cho cuộc chiến đánh đuổi Liên Quân Xâm Lược Pháp – Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc và cũng là cương quyết không để cho cái thảm họa chết đói thảm thương như hồi đầu năm 1945 tái diễn, cương quyết không thể để cho nền văn hóa cổ truyền của dân ta bị chà đạp một các thô bạo, và để cho dân ta không còn bị khinh rẻ là những quân tà giáo, man di, bọn mọi da vàng:


Trong mắt tôi đã thấy,

Dân tôi:

Người trước nối người sau,

Tay trong tay kết chặt một vòng,

Đi đòi lại núi sông trong tay giặc

"Thế giặc mạnh lấy gì mà chống đỡ?"

Lời Diên Hồng vạn tiếng quyết tâm.

Phải trải xương,

Phải đỏ máu với quân thù

Phải đoàn kết triệu bước c
Về Đầu Trang Go down
ThanhKhoa
Đại TướngĐại Tướng
ThanhKhoa


Giáo Sĩ
Chức Vụ Tổng Tư Lệnh
Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Admin
Hạng Nhất
Tiền Đồng : 2147483647
Tổng số bài gửi : 227
Gia nhập : 29/05/2010
Phương châm : Tiền và Tiền

Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh    Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Empty20/8/2010, 15:38


Trong khi đó thì một số lớn các dân Chúa và có thể là cả những người theo học các trường đạo, lại liều chết đứng về phía liên minh giặc xâm lược chống lại đại cuộc cứu nước này của dân ta.


Trong thời gian này, anh đứng về phía bên nào?

10.- Cũng trong những năm này, TRONG KHI chúng tôi đã kinh qua những thảm cảnh do các những toán lính đạo được các đồn giặc vũ trang tiến vào các làng dân lương kế bên tấn công càn quét đốt nhà, đốt đình, đốt miều, triệt hạ chùa chiền, hủy hoại mùa màng, giết người bừa bãi, hãm hiếp đàn bà con gái, cướp của mang đi, THÌ thời gian đó có thể là vì đang theo học trường đạo Taberd, cho nên anh không biết gì hết mà cứ tưởng lầm là dân Chúa người Việt hiền lành và thánh thiện giống như những người dân hiền lành theo tam giáo cổ truyền.[xv]

Chúng tôi ghê tởm những chiến dịch “làm sáng danh Chúa” và “trả thù cho Chúa” của các toán lính đạo Phát Diệm dưới quyền chỉ huy của Linh-mục Hoàng Quỳnh (trong những năm 1949-1954) với những hành động tra tấn và hành hạ nạn nhân bị tình nghi là Việt Minh một cách cực kỳ man rợ. Giữa thanh thiên bạch nhật tại một sân chợ: Họ dùng dao găm đâm chết nạn nhân, rồi mổ bụng, phanh ngực, moi lấy mật đem hòa với rượu đế, móc lấy gan đem nướng rồi tụ lại với chén chú chén anh với nhau.[xvi] Còn nhiều chuyện dã man như vậy hay khủng khiếp hơn nữa. Những chuyện dã man này sẽ được trình bày trong Chương 13, Phần III trong sách Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam.

Chắc chắn là những người chịu ảnh hưởng các trường đạo như anh không biết gì về những hành động dã man như vậy của một số lớn các dân Chúa người Việt. Tôi cũng nghĩ rằng anh không biết gì về những hành động cực kỳ man rợ như vậy của dân Chúa dù là người Âu Châu, người Phi Châu hay là người Việt Nam. Điều này có đúng không anh? Theo tôi được biết, có rất nhiều dân Chúa người Việt đã chứng kiến những việc làm dã man như vậy của những người đồng đạo của họ, nhưng xem ra họ không tỏ ra một chút gì động tâm, coi đó như là một chuyên rất bình thường.

Tuy nhiên, cũng vẫn có một số người có tri thức và lương tâm, cho nên khi đọc thấy những điều người ta viết về giáo hội mà dòng họ mình đã theo, họ đã biết xét lại những gì mà nhà thờ nói và những gì nhà thờ hành động. Một trong những người này là ông Charlie Nguyễn tức Bùi Văn Chấn (cựu Thiếu-tá Thẩm Phán Tòa Án Quân Sự của Quân Đội Miền Nam trong nhiều năm trước ngày 30/4/1975), quê làng Nịnh Cường Bùi Chu, Bắc Việt. Xin anh đọc lá thư của ông gửi cho người bạn là Bác-sĩ Nguyễn Thanh Giản và nhiều tác phảm khác của ông trên mạng sachhiem.net.

11.- Khi tin loan truyền quân dân ta sắp sửa đại thắng tại Điện Biên Phủ, tất cả mọi người Việt Nam theo tam giáo cổ truyền, dù là ở trong vùng do Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican kiểm sóat, và ngay cả những người vì sinh kế mà phải làm việc cho chính quyền Pháp hay chính quyền bù nhìn Bảo Đại, cũng đều cảm thấy hân hoan sung sướng. Lý do: Chiến thắng lịch sử này cũng là chiến công rửa sạch mối nhục vong quốc của dân tộc Việt Nam. Điển hình cho sự kiện này là Đại-tá Phạm Văn Sơn, Trường Ban Quân Sử, Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu đã viết trong cuốn Việt Sử Toàn Thư như sau:


“Sau hai Hòa Ước 1862, 1884, nước nhà bị Pháp thuộc luôn 80 năm ròng. Cha con tủi nhục, vợ chồng lầm than, cái thảm họa vong nô lần này hết sức não nề. Rồi cũng luôn 80 năm ấy toàn dân lại vùng lên tranh đấu. Máu đào xương trắng tràn ngập Bắc Nam. Mười năm qua (1944-1954) lợi dụng được cuộc Hoàn Cầu Đại Chiến (Đệ Nhị Thế Chiến), Việt Nam cùng thực dân Pháp đánh một canh bạc cuối cùng, liều như một mất một còn. Kết cục con cháu Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ đã rửa được cái nhục mất nước.” Phạm Văn Sơn, Việt Sử Tòan Thư (Glendale, CA: Đại Nam, 1980?), tr. 721.


Trái lại, cũng tin vui vĩ đại này của dân tộc, của Nhà Thờ Vatican cũng như của một số lớn các dân Chúa và có thể là của cả những người chịu ảnh hưởng các trường đạo như anh lại lo sợ. Họ thiết tha mong mỏi chính quyền của Tổng Thống Mỹ Eisenhower ra lệnh sử dụng bom nguyên tử để giải vây cho quân đội Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican tại cứ điểm Điện Biên Phủ, bất kể hậu quả là gì. Nếu mưu đồ dã man này được thể hiện ra thành hành động đúng theo lòng mong muốn của họ, thì con số nạn nhân bị thiệt mạng và tàn phế sẽ lên đến nhiều triệu người. Sự kiện này được sách “Vietnam why did we go?” nói rất rõ. [xvii] và được ông Trần Thanh Lưu chuyển dịch sang tiếng Việt như sau:

“Pius luôn luôn có ảnh hưởng sâu đến Hồng y Francis Spellman, Tổng giám mục New York. Ông ta được cất nhắc lên Hồng y trong tháng hai, 1946. Cả hai kiên quyết đề xướng Chiến Tranh Lạnh, không bao giờ kết án các kế hoạch xử dụng bom nguyên tử của Hoa Kỳ, ngay cả sau khi Tổng thống Truman tuyên bố "xem ra Chiến tranh Thế giới III đang gần kề."

Pius XII tiếp tục hỗ trợ cuộc vận động hành lang Hoa Kỳ kêu gọi "một chiến tranh nguyên tử phòng ngừa." Vào năm 1954 khi Quân đội Mỹ lập kế hoạch tấn công hạt nhân bộ đội Việt nam, đang bao vây lính Pháp ở Điện Biên Phủ, chính Vatican đã hỗ trợ cho cuộc vận động hành lang tán thành đề nghị ấy. Dưới thời Eisenhower, khianhem nhà Dulles, Spellman và Pius XII giúp hình thành những sách lược của Hoa Kỳ, quân đội Mỹ định thả từ một đến sáu quả bom 31-kiloton lên những lực lượng Việt nam. Những qủa bom này có sức mạnh ba lần hơn quả bom ném xuống Hiroshima. Âm mưu sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Việt nam được bạch hóa trong cuốn đầu tiên của loạt 17 cuốn lịch sử chính thức về Chiến tranh Việt nam được xuất bản vào 1984 bởi Phòng Quân sử Lục Quân Hoa Kỳ.[xviii]

12.- TRONG KHI toàn thể nhân dân ta coi việc Hiệp Định Genève 1954 quy định vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia đôi nước Việt Nam thành hai miền Nam và Bắc chỉ là một biện pháp tạm thời (mua thời gian) để thống nhất đất nước một cách hòa bình bằng một cuộc tổng tuyển cử được quy định vào hai năm sau đó, THÌ một số lớn các dân Chúa lại đồng thuận với Nhà Thờ Vatican tán dương chủ trương duy trì Việt Nam mãi mãi ở trong tình trạng chia đôi với dã tâm biến miền Nam thành một quốc gia riêng biệt để tiến hành họach kế hoạch Ki-tô bằng bạo lực theo đúng chỉ tiêu trong vòng mười năm thỉ toàn thể nhân dân miền Nam phải theo đạo Công Giáo hết như ông dân Chúa Ngô Đình Nhu tuyên bố:

“Tôi có cả một chương trình đã bàn kỹ với Đức Giám Mục (Ngô Đình Thục) sẽ lần hồi tiến tới chỗ mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cần quyền mười năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết.”[xix]

13.- Đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử vẻ vang của dân tộc vì ngày này là ngày đất nước được thống nhất. Đối với dân tộc Việt Nam, ngày 30/4/1975 giống như ngày 9/4/1865 của Hoa Kỳ, ngày mà Tướng Robert E. Lee (1807-1870) thân hành đến tận tòa nhà Công Lý của làng Appomatox (Virginia) đầu hàng Tướng Ulysses S. Grant (1822-1885) [Tổng Hành Dinh của vị Tướng Chỉ Huy Quân Đội Miền Bắc đặt tổng hành dinh tại đây.] Và ngày 30/4/1975, đối với dân tộc Việt Nam cũng giống như ngày 20/9/1870 là ngày lịch sử vĩ đại dân tộc Ý, ngày đó Quân Đội Cách Mạng Ý dưới quyền lãnh đạo của nhà ái quốc Gluseppe Garibaldi (1807-1882) đã thống nhất được nước Ý bằng cách đem súng đại pháo trực xạ vào Tòa Thánh Vatican, khiến cho Giáo Hoàng IX (1846-1878) phải đầu hàng vô điều kiện. Nhờ vậy mà nhân dân Ý Đại Lợi mới có thể lấy lại toàn thể các lãnh địa gọi là “papal states” và thu hẹp lãnh thổ của Vatican “chỉ còn lại có 480 ngàn mét vuông kể cả ngọn Đồi Vatican và xung quanh” ngọn đồi này trong đó có nhà thờ St. Peter.”[xx]

Trái lại, đối với một số lớn các dân Chúa và những người chịu ảnh hưởng trường đạo như anh, ngày 30/4/1975 lại bị họ lại gọi là ngày “mất nước” và là ngày “quốc hận”. Xin anh thử giải thích một cách trí thức TẠI SAO anh gọi ngày “30 tháng 4” là ngày “mất nước” và là ngày “quốc hận”?

14.- TRONG KHI toàn thể nhân dân ta hồi hộp lo âu về hành động xâm lăng của Trung Công đem 600 ngàn quân tràn qua biên giới tấn công và tàn phá các tỉnh vùng ven biên vào ngày 17/2/1979, THÌ một số lớn các dân Chúa, những người chịu ảnh hưởng các trường đạo và những người chống Cộng cực đoan lại tỏ ra hân hoan sung sướng, vui mừng, hồ hởi tràn đầy hy vọng… Họ hy vọng rằng quân xâm lăng Trung Quốc sẽ đại thắng và chiếm đóng Việt Nam để thỏa lòng hận thù vô lý hoặc là vì quyền lợi cá nhân đã mất đi vì biến cố ngày 30/4/1975, hoặc là bị mê hoặc bởi những tín lý Ki-tô đến nỗi họ đã coi dân tộc và chính quyền Việt Nam hiện nay như là thù địch. Vì thế mà họ đã trở thành hạng người mất hết lương tâm và mất hết liêm sỉ.

15.- TRONG KHI hầu như tất cả người Việt Nam ở trong nước cũng như ở khắp mọi nơi trên thế giới đều lên án nặng nề việc Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xúi giục và chỉ đạo một số dân Chúa ở Hà Nội nổi lọan tại tòa nhà công sở số 142 Phố Nhà Chung Hà Nội từ ngày 18/12/2008 cho đến ngày 30/1/2008, và tại Công Ty May Chiến Thắng số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội từ ngày 15/8 đến ngày 22/9/2008 để đòi chiếm lại hai khỏan bất động sản ở hai nơi này cho Nhà Thờ Vatican, THÌ một số lớn các dân Chúa ở hải ngoại, những người chịu ảnh hưởng các trường đạo và những người chống Cộng cực đoan lại hò reo tán trợ và cổ võ những hành động bất lương và vô liêm sỉ này. Anh có ủng hộ hành động khốn nạn này của Giám-mục Ngô Quang Kiệt và băng đảng của ông ta không?

16.- TRONG KHI toàn thể nhân dân ta buồn hận vì Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ bác bỏ đơn kiện của chính quyền Việt Nam về các thế lực có trách nhiệm về việc sản xuất và sử dụng chất độc Da Cam “rải xuống miền Nam và miền Trung tới 77 triệu lít,, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.“[xxi], THÌ một số lớn các dân Chúa người việt, những người chịu ảnh hưởng các trường đạo và những người chống Cộng cực đoan lại reo hò vui sướng. Anh cảm thấy buồn hận như chúng tôi hay reo hò vui sướng giống như một số lớn các dân Chúa và những người chống Cộng cực đoan?

17.- TRONG KHI toàn thể nhân dân ta hân hoan sung sướng từ khi chính quyền Hoa Kỳ lọai bỏ nước Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia bị coi là “đặc biệt phải quan tâm” (CPC), THÌ một số lớn các dân Chúa, những người chịu ảnh hưởng các trường đạo và những người chống cộng cực đoan lại cổ võ và vận động Quốc Hội Hoa Kỳ làm luật để đưa nước Việt Nam trở lại vào danh sách các nước bị Hoa Kỳ coi là CPC. Anh đứng ở phía bên nào?

18.- TRONG KHI toàn thể dân tộc trên thế giới đều coi cuộc Cách Mạng Pháp 1789 là một chiến công vô cùng quan trọng trong cuộc chiến giải thoát con người ra khỏi “ngục tù ngu dốt” và cũng là giải thoát họ khỏi ách thống trị tham tàn bạo ngược của Giáo Hội La Mã, một cuộc chiến không phải của riêng dân tộc Pháp mà là của toàn thể nhân dân Âu Châu và toàn thể nhân dân thế giới, THÌ Nhà Thờ Vatican cũng như một số lớn các dân Chúa và những người chịu ảnh hưởng bởi các trường đạo lại khinh miệt và thù ghét cuộc cách mạng vĩ đại này của nhân lọai. Bằng chứng là ngay sau đó, Nhà Thờ Vatican, một mặt tích cực vận động các nước Áo, Phổ, Anh và Nga thành lập các liên minh thánh (holy alliances) đem quân tấn công vào lãnh thổ Pháp với mục đích duy nhất là để lật đổ chính quyền Cách Mạng Pháp và hủy diệt những công trình Cách Mạng 1789, đồng thời, họ kêu gọi và xúi giục dân Chúa cuồng tín người Pháp nổi lọan tiếp tay cho liên minh thánh khốn nạn này đang tiến vào đánh phá nước Pháp:

“Ngày 19/8/1792, 50 ngàn quân Phổ cộng với 29 ngàn quân Áo, theo sau bởi 8 ngàn quý tộc Pháp xuất ngoại, đã vượt biên giới Pháp. Trong khoảng 15 hôm, những đồn longwy và Verdun đều thất thủ. Đạo quân Âu Châu sửa soạn đánh Ba-lê.” [xxii]

“Sau cuộc lẩn trốn của nhà vua tới Varennes, các nước Âu Châu lại sôi nổi. Lần này, Louis XVI cam tâm chấp nhận những điều kiện can thiệp của các nước Âu Châu. Do đó nước Áo và Phổ bắt đầu động binh tới biên giới Pháp - Ở trong nước, nhiều địa phương trung thành với Giáo Hội và nhà vua, cũng bắt đầu nổi loạn. Nhất là miền Bretagne, Normandie, Vendée vốn là những miền sùng đạo, cũng võ tráng bênh vực các tu sĩ không chịu tuyên thệ với cách mạng. – Tình trạng Pháp quốc lúc đó thực hết sức lung lay.”[xxiii] .

Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ trong sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã (Phần VII, Mục XXVI), nơi các Chương 108, 109, 110, 111, 112, 113.

19.- TRONG KHI toàn thể nhân dân tiến bộ trên thế giới đều đã nhìn nhận thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882) là một công trình nghiên cứu hết sức công phu để tìm hiểu về nguồn gốc của loài người và học thuyết này đã được tất cả các nước tiến bộ trên thế giới đưa vào trong chương trình học ở bậc tiểu và trung học để giúp cho thanh thiếu niên mở rộng kiến thức, THÌ Nhà Thờ Vatican, một số lớn các dân Chúa và những nguời chịu ảnh hưởng các trường đạo như anh lại lo sợ và tìm đủ mọi cách để ngăn cấm, không cho nó vào chương trình học với dã tâm bưng bít, che giấu, không cho người đời biết gì về triết thuyết khoa học này, và nhạo báng những người tin tưởng vào triết thuyết này là con cháu của loài khỉ. Nực cười là khi nhạo báng những người tin tưởng vào học thuyết này là con cháu của loài khỉ, nhưng họ lại không biết rằng tin tưởng vào cái tội tổ tông và cái đạo cứu rỗi của Nhà Thờ Vatican là họ đã tự nhận là con cháu của một cặp tượng đất sét.

20.- Ngay từ khi chính quyền Việt Nam kêu gọi toàn dân Kháng chiến vào chiều tối ngày 19/12/1946, tôi cũng bị cuốn hút theo tiếng gọi của non sông, dấn bước lên đường làm em bé “liên lạc viên” góp sức cùng với các lớp đàn anh để đòi lại núi sông cho dân tộc. Sau khi bị Pháp bắt giam một thời gian trong tuổi vị thành niên, tôi sống bơ vơ trong vùng Pháp tạm chiếm. Rồi Pháp bị đại bại ở Điện Biên Phủ, quê tôi được lệnh nhận diện lại kẻ thù, và tiến hành chính sách cải cách ruộng đất. Trong cái buổi giao thời tranh tối tranh sáng nhận diện lại kẻ thù như vậy, nhiều người đã trở thành nạn nhân vì dẽ dàng bịnghi ngờ là người của phe địch. Tôi quyết định vào Nam với một hy vọng mới mà không biết gì về hậu trường sân khấu chính trị ở đó.

Sau này, từ năm 1961 cho đến ngày nay, tôi lao vào nghề học sử, tìm hiểu lịch sử thế giới, trong đó lịch sử Giáo Hội La Mã là quan trọng nhất, đặc biệt là các quốc gia nạn nhân trực tiếp và lâu đời nhất của Nhà thờ Vatican là các nước Âu Châu. Vì thế tôi mới biết rõ Giáo Hội Lã Mã và giáo triều Vatican là kẻ thù lâu đời nhất, thâm độc nhất và dã man nhất của nhân loại và của dân tộc Việt Nam. Đây là nguyên nhân TẠI SAO tôi viết bộ Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã và tập sách Tâm Thư gửi chính quyền Việt Nam.

Còn anh, cũng trong thời gian này, anh theo học tại trường học Pháp, nơi mà người ta dạy học sinh rằng “tổ tiên ta là người Gaulois”, sau đó lại theo một trường đạo lớn nhất ở Sàigòn, Trường Trung Học Taberd, nơi mà anh được người ta “rèn luyện theo tinh thần Công Giáo”. Vì bị ảnh hưởng nền giáo dục này, anh mới đứng về phía Nhà Thờ Vatican, kề vai sát cánh với một số lớn các dân Chúa, quyết tâm đánh phá chính quyền Việt Nam hiện nay một cách mãnh liệt bằng tất cả trí óc, tâm hồn và con tim, ngôn từ và hành động. Vì thế anh mới mạt sát và sỉ nhục tôi vì tôi đã viết sách Tâm Thư gửi Chính Quyền Việt Nam hiện nay, vừa để mạt sát và vu khống cụ Hồ Chí Minh với đủ mọi thứ tội ác ghê gớm mà không đưa ra được bản văn lịch sử nào để chứng minh những lời anh tố cáo. Qua lá thư này, thú thực, tôi nhận thấy anh đã “La Mã hơn cả La Mã” và đã phản ứng giống như một số lớn các “dân Chúa" ở những khu vực nổi danh xưa nay.

MAI MỈA NGƯỢC

Trong lịch sử, chỉ có những người yêu nước đứng về phía dân tộc mới viết thư mỉa ma, miệt thị và nhục mạ những kẻ đi theo giặc phản lại tổ quốc, chứ chưa hề có trường hợp nào lại có kẻ nào chỉ vì muốn bênh vực những tên Việt gian , chạy tội cho quân ngọai thù cướp nước mà quay ra miệt thị, mỉa mai và sỉ nhục một người bạn cùng dạy học một trường chỉ vì người đó đã viết lên những sự thật lịch sử và nói cho mọi người biết rõ những tên Việt gian bán đứng dân tộc mình.

Có câu nói rằng “không biết thì không thể bắt tội được”. Nói sai lầm như anh là do sự không biết mà gây ra, gây ra bởi vì anh không được học lịch sử thế giới và cũng không được học lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại như chúng tôi, cho nên anh không biết rõ bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của các thế lực mà văn hào Voltaire đã phải gọi là “cái tôn giáo ác ôn”.[xxiv] Vì vậy, tôi mới nghĩ rằng không nên trách móc anh về vấn đề này. Có một điều đáng buồn là anh lại sử dụng những lời lẽ mỉa mai, miệt thị và nhục mạ riêng cá nhân tôi, một người bạn lâu năm đã từng dạy học cùng một trường với anh hơn 5 năm trời.

Thưa anh, trong tất cả các tác phẩm của tôi, dù là dưới hình thức nào (sách, thư gửi trực tiếp cho đối tượng, thư ngỏ hay tâm thư), tôi cũng chỉ nêu lên những sự kiện lịch sử rồi dựa vào đó để đưa ra những nhận xét về việc làm của thế lực hay cá nhân có liên hệ đến những sự kiện lịch sử đã được nêu lên trong tác phẩm mà thôi. Tôi chưa hề nêu đích danh một người bạn nào của tôi đứng về hàng ngũ các thế lực xâm lược trên đây để miệt thị và trách móc như cụ Phan Văn Trị đã trách móc ông Tôn Thọ Tường, một nhà Nho đương thời chỉ vì miếng mồi danh lợi mà đành lòng ra làm việc với chính quyền của quân cướp xâm lăng. Tôi cũng không hề nêu đích danh một người bạn nào của tôi trong hàng ngũ các thế lực xâm lược trên đây để mỉa mai dù là mỉa mai rất nhẹ như Cụ Nguyễn Khuyến viết trong bài thơ “Vãn Đồng Niên Vân Đình Tiến Sĩ Dương Thượng Thư”) khi hay tin người bạn đồng khoa này của cụ là cụ Dương Khuê đã vãn phần.

Cả cụ Phan Văn Trị và cụ Nguyễn Khuyến đều là những người nặng lòng với dân tộc và đất nước, đều đưa ra những lời trách mắng và mỉa mai những người có học mà cam lòng làm tay sai cho quân cướp ngọai thù. Hành động của hai kẻ sĩ có tiết tháo trên đây là truyền thống cao đẹp trong nếp sống văn hóa cổ truyền của dân ta mà những người có học còn có lương tâm và liêm sỉ ở vào bất cứ thời đại nào cũng phải tuân thủ. Cũng vì thế mà khi thác lời cụ Phi Khanh dặn con là Nguyễn Trãi, trong bài thơ Hai Chữ Nước Nhà, cụ Á Nam Trần Tuấn Khải mới viết:

Kiếp luồn cúi, đỉnh chung cũng nhục,

Thân tự do, chen chúc mà vinh.

Con ơi! Nhớ đức sinh thành

Sao cho khỏi để ô danh với đời.

Chớ lần lữa theo loài nô lệ

Bán tổ tiên kiếm kế sinh nhai,

Đem thân đày đọa tôi đòi,

Nhục nhằn bêu riếu muôn đời hay chi?

Sống như thế sống đe sống mạt

Sống làm chi thêm chật non sông:

Thà rằng chết quách cho xong,

Cái thân cẩu trệ ai mong có mình. (Trần Tuấn Khải)

Cung cách ứng xử trong nếp sống văn hóa của dân tộc ta khi đất nước bị quân thù ngoại nhập xâm lăng và thống trị là như vậy.

Khi viết thư cho cụ Phan Đình Phùng, ông Hoàng Cao Khải không hề có một lời nào xúc phạm đến cụ Phan Đình Phùng dù là họ coi nhau như kẻ tử thù. Khi làm thơ đối đáp với cụ Phan Văn Tri, Tôn Thọ Tường cũng không dám có lời nói nào bất kính với nhà Nho ái quốc này. Khi viết thư cho cụ Hoàng Hoa Thám, Ba Phức cũng không dám có một lời nào mỉa mai người anh hùng dân tộc này dù là với tư cách là “dưỡng phụ” của cụ. Điều này cho chúng ta thấy rõ nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc ta đã tạo nên con người có lương tâm và có liêm sỉ. Họ biết rõ khi đã có hành động chống lại tổ quốc và dân tộc, thì phải biết thân biết phận là kẻ tội đồ của lịch sử.

Trái lại, chính sách giáo dục của các trường đạo đã làm cho con người mất hết lương tâm, mất hết liêm sỉ, mất hết cả nhân tính, và mất hết cả tình cảm thiêng liêng đối với dân tộc và tổ quốc. Vì vậy mới có tình trạng ngược đời là cái kẻ đi bênh vực cho những tên phản quốc và thế lực ngọai xâm mà lại còn sỉ vả những người viết sử nói lên những sự thật lịch sử (1) khẳng định những cá nhân và thế lực nào là kẻ thù của dân tộc, (2) khẳng định và tôn vinh những cá nhân và thế lực nào đã lập được công nghiệp đánh đuổi quân cướp ngọai thù ra khỏi lãnh thổ, giành lại chủ quuyền độc lập cho tổ quốc, và đem lại vinh quang cho dân tộc.

Khi trả lời thắc mắc của em QBH, tôi chứng minh mấy ông dân Chúa Trần Lục, Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Trường Tộ là Việt gian (vì họ (1) thực sự là những người mang quốc tịch Vatican, một quốc gia thù địch với đất nước Việt Nam, (2) thực sự đã được quốc gia thù địch của dân tộc là Vatican đưa đi huấn luyện phương cách họat động chống phá tổ quốc ta, và (3) thực sự đã đứng vào hàng ngũ của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và tích cực làm tay sai đắc lực cho liên minh xâm lược này từ khi chúng tấn chiếm nước ta cho đến khi họ qua đời.) Liền khi đó, anh lại viết thư mỉa mai, và nhục mạ tôi bằng những ngôn từ nặng nề chỉ vì anh muốn bênh vực và bảo vệ danh dự của các ông dân Chúa Việt gian này, bênh vực cho những hành động tội ác của Nhà Thờ Vatican chống lại dân tộc và chính quyền Việt Nam hiện nay.

Một vài chứng cớ "bất nhân" của "lương tâm công giáo"

Đến đây, phải thành thực mà nói rằng tôi kinh tởm đến cùng độ cái chính sách đào tạo thanh thiếu niên theo "tinh thần" và "lương tâm" công giáo của Nhà Thờ Vatican. Qua chính sách này, họ đã có thể rèn luyện và uốn nắn dân Chúa bản địa và những người tiếp nhân sở học qua các trường đạo KHÔNG NHỮNG trở thành hạng người vong bản, phản tổ quốc, phản dân tộc, MÀ CÒN làm cho họ mất hết nhân tính, sẵn sàng cắt đứt mối liên hệ thân tình giữa con cái đối với cha mẹ, giữa vợ chồng đối với nhau để tỏ lòng tuyệt đối trung thành với Nhà Thờ Vatican. Bằng chứng là:

1.- Gần cuối thập niên 1990, ở Houston, TX, vợ con ông Charlie Nguyễn đã lôi ông ra xử lý hạch hỏi giống như các phán quan của Tòa Án Dị Giáo thời Trung Cổ xử lý những người bị gán cho là tà giáo.

2.- Sau ngày 30/4/1975, một ông dân Chúa Đại Úy nhà văn quân đội đã không thèm nhìn nhận người cha ruột đến thăm ông ta ở trong trại học tập sau 30 năm xa cách chỉ vì thân phụ ông ta đã cưỡng lại lời dạy của Nhà Thờ Vatican để đi theo Mặt Trận Việt Minh chiến đầu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc.

3.- Giám-mục Emmanuel Milingo 71 và bà Maria Sung 43 tuổi mới cưới nhau chưa được ba tháng dù rằng họ đã có làm lễ cưới trước bàn thờ Chúa Jesus trong một ngôi giáo đường của một hệ phái Tin Lành. Ấy thế mà chỉ vì phải nghe lệnh của các đấng bề trên, ông giám-mục này đã đành lòng bỏ rơi người vợ thân thương của ông cái rụp, không một chút tiếc thương không một chút bịn rịn. Xin xem Chương 9, sách Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam để biết rõ hơn về 3 trường hợp này. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Cũng nên biết là công giáo đồ cuồng tín người Pháp chống lại tổ quốc Pháp (từ giữa thập niên 1790 cho đến năm 1905), công giáo đồ cuồng tín người Nhật chống lạị tổ quốc Nhật (trong thế kỷ 17), công giáo đồ cuồng tín người Việt liên tục chống lại tổ quốc Việt Nam từ cuối thế kỳ 18 cho đến nay.

Bản chất mất hết nhân tính của những người được rèn luyện theo tinh thần công giáo hay chịu ảnh hưởng các trường đạo là như thế. So với những mối liên hệ vợ chồng hoặc phụ tử tình thâm như vợ chồng ông Charlie Nguyễn cũng như cha con ông đại úy nhà văn quân đội và tình nghĩa vợ chồng đang mặn nồng của Giám-mục Emmanuel Milingo 71 và bà Maria Sung 43 tuổi trên đây, thì tình bạn dạy học cùng chung một trường trong hơn 5 năm trời giữa anh và tôi chỉ là một hạt cát trong một đại mạc mênh mông. Do đó, tôi không ngạc nhiên khi thấy anh thẳng tay hạ bút viết những lời ngược ngạo khó nghe trong lá thư đề ngày 17/6/2009 gửi cho Giáo-sư Nguyễn Thái An và cá nhân tôi, chỉ vì Giáo-sư An đã khẳng định và chứng minh rằng cả ba ông dân Chúa Trần Lục, Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Trường Tộ đều là "Việt gian", và tôi cũng đã khẳng định và chứng minh như vậy, và đã biên soan hàng chục tác phẩm nói lên những thật về việc làm tội ác của Nhà Thờ Vatican trong gần hai ngàn năm qua. Âu đó cũng là chuyện rất bình thường đối với những nguời dân Chúa và những người chịu ảnh hưởng các trường đạo ròng rã trong nhiều năm trời.

Thôi thì xin anh coi bức tâm thư này của tôi như là: “bức thư cuối cùng” của tôi gửi cho anh, và kể từ đây:

Anh đi đường anh, tôi đường tôi,

Tình nghĩa đôi ta có thế thôi! (Thế Lữ).

Trân trọng,



Nguyễn Mạnh Quang



1 2 3 4 5 6

CHÚ THÍCH


--------------------------------------------------------------------------------

[i] Tạ Thanh Bạch, Minh Tâm Bảo Giám (Glendale, CA: Đại Nam, 1980?), tr. 25.

[ii] Tạ Thanh Bạch, Sđd., tr. 11.

[iii] Trần Trọng Kim, Nho Giáo Tập 1 (Sàigòn: Tân Việt, 1952), tr. 45-46.

[iv] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr 148.

“Toàn trại này, dường như ai cũng sùng đạo như nhau, và sự sùng đạo ấy được thể hiện qua việc cầu nguyện và đi lễ. Buổi sáng, năm giờ chuông đổ lần thứ nhất, họ đã lục tục đánh thức cả nhà cùng dậy. Việc đầu tiên khi chưa bước chân xuống đất, là phải làm dấu thánh giá và đọc vài kinh nhật tụng. Sau đó, đánh răng rửa mặt, thay quần áo đi lễ. Trên đường đến nhà thờ, họ không bỏ phí thì giờ, lấy tràng hạt ra vừa lần chuỗi vừa cầu xin. Vào nhà thờ đọc kinh chung cả tiếng đồng hồ rồi mời tham dự thánh lễ mà dường như vẫn chưa thấy đủ, họ còn quì nán lại đọc kinh thêm cho đến lúc tới giờ đi làm. Buổi trưa, đúng giờ ngọ, chuông nhà thờ lại cất lên, nhắc họ dù đang làm gì, dù đang ở đâu, cũng phải tạm ngưng tay để làm dấu thánh giá và cầu nguyện. Tối về, cơm nước xong lại vội vã đến nhà thờ. Và khoảng 9 giờ tối, trước khi đi ngủ, mọi gia đình đều tụ tập trước bàn thờ để đọc thêm một loạt kinh nữa trước khi lên giường! Nói chung, một ngày không biết bao nhiêu lần nhớ đến Chúa. Ăn củ khoai cũng làm dấu thánh giá. Nửa đêm mất ngủ cũng ngồi lên lần tràng hạt! Vui cũng cám ơn Chúa, mà buồn cũng coi là thánh giá Chúa trao cho mình gánh vác! Niềm tin mãnh liệt như thế, cho nên chẳng lạ gì….”

[v] Nguyễn Ngọc Ngạn, Sđd., tr 71.

“Từ thuở chưa có trí khôn, cũng giống như bao nhiêu người Công Giáo khác, anh (Thông) đã được nuôi dưỡng trong bầu không khí thượng tôn tín ngưỡng, bằng những giáo điều bất di bất dịch, theo thời gian ngấm dần vào trí óc anh, khiến anh làm cái gì cũng sợ tội, sợ Chúa trừng phạt."

[vi] Nguyễn Mậu: "Thời Sự Trong Tuần" Chính Nghia - Bộ Mới Số 251 [San Jose, California] ngày 03/12/1994.

[vii] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphel, Pháp:TXB, 1995), tr. 17.

[viii] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1974), p. 149.

“Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) hăm doạ sẽ rút phép thông công bất kỳ chính quyền thế tục nào bổ nhiệm một viên chức hay tu sĩ của Giáo Hội để cho họ tùng phục chính quyền đó. Hoàng Đế Henry IV (1050-1106) của Đế Quốc Thánh La Mã (nước Đức) quyết định rằng Giáo Hội không nên can thiệp vào việc tuyển chon các ông giám mục trong lãnh địa của ông. Giáo Hoàng Gregory VII liền lên án hành động bất hợp pháp này của Hoàng Đế Henry IV rồi rút phép thông công. Khi Hoàng Đế Henry IV thách đố với Giáo Hoàng Gregory VII, các ông nam tước nắm quyền cai trị tại các địa phương trong đế quốc của ông nổi loạn đòi ông phải nhượng bộ Giáo Hoàng Gregory VII. Năm 1077, Hoàng Đế Henry IV phải mặc y phục như người ăn năn sám hối, đến trước lâu đài Canossa ở Apennines, chân không mang giầy, đứng giữa trời tuyết trong ba ngày liền mới được Giáo Hoàng Gregory VII thâu hồi ông trở lại với Giáo Hội.” Nguyên văn: “Gregory VII (1073-1085) threatened to excommunicate any layman who tried to invest an official of the Church or any cleric who submitted to it. Henry IV (1050-1106), emperor of the Holy Roman Empire, was determined that the Church should not interfere with the selection of the bishops who became his vassal. Branding some of Henry’s acts illegal, Gregory excommunicated the king. When Henry defied the pope, a revolt among his barons forced him to make peace with Gregory. In 1077, he appeared at Canossa, a castle in Apennines, dressed as a penient, and stood barefoot in the snow in three days before Gregory received him back to the Church…”

[ix] Phan Đình Diệm, Tuyên Cáo 6. tanvien@kitohoc.com Ngày 15/6/1999. Xin đọc thêm Chương 4, Mục II, Phần I bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.

[x] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr 54.

[xi] Vũ Đình Hoạt, Việt Nam Tôn Giáo Chính Quan Tập II (Fall Church, VA: Alpha, 1991), tr. 1592-1593.

[xii] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G.P. Putnam's Sons, 1984), p.156.

[xiii] Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng (Sàigòn: TXB, 1970), tr. 134-135.

[xiv] Bảo Đại, Sđd., tr. 215.

[xv] Quang Toàn và Nguyễn Hoài, Những Họat Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kỳ Kháng Chiến 1945-1954 (Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học, 1965), tr. 55-120.

[xvi] Cửu Long Lê Trọng Văn, Bước Qua Nguỡng Cửa Hy Vọng Hay Đến Bờ Ảo Vọng (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1996), tr.188-193.

[xvii] Avro Manhattan, Vietnam why did we go? (Chino, CA: Chick Publications, 1974), p. 72.

“Cardinal Spellman and Pope Pius XII. Pius had always had deep affection for Cardinal Francis Spellman, Archbishop of New York, whom he raised to Cardinal in Frebruary, 1946. These two consistently promoted the Cold War, never condemning the U.S. plans to use the atom bomb, even aftre President Truman’s declaration that “it looks like World War III is near.”

Pius XII continued to support the U.S. lobby advocating “an atomic preventive war.” When in 1954 the U.S. Army planned a nuclear attack on the Vietnamese, besieging the French at Dien Bien Phu, the same Vatican supported lobby gave their approval. During the Eisenhower Administration, when the Dulles brothers, Spellman and thus Pius XII helped formulate U.S. policies, the U.S. military considered dropping from one to six 31-kiloton bombs on the Vietnamese forces. The weapons were three times as powerful as the Hiroshima bomb. The scheme to use nuclear weapons against Vietnamese was disclosed in declassified material on the first volume of a 17-volume official history of Viet Nam war published in 1984 by the Army’s history offlice."

[xviii]Trần Thanh Lưu “Âm Mưu Bí Mật Giữa Pius – Spellman – Dulles.” Sachhiem.net ngày 13/5/2009.

[xix] Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân - Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.

[xx] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: Putnam’ s, 1984), p. 170.

[xxi] Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005),tr 171.

[xxii] Nghiêm Xuân Hồng, Cách Mạng và Hành Động (Sàigon: Quan Điểm, 1964) tr. 52-53.

[xxiii] Nghiêm Xuân Hồng, Sđd., tr. 46

[xxiv] Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo – Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr. 165.


Trang Lịch Sử


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh    Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh  Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nữ giáo viên lén lút quan hệ với 900 học sinh nam
» Cây bèo tây, một kháng sinh giảm đau rất quý
» Sinh viên Pakistan bỏ học theo Al-Qeada
» Nữ sinh 17 tuổi gốc Việt nhận học bổng tiến sỹ Harvard
» Cô giáo đốt nhà ra tòa ‘đổ tội’ cho cảnh sát

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Liên Minh SVN :: Lịch Sử-
Chuyển đến 
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search